Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nho Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nho Quan

e. Văn hoá, thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình

Tính đến nay 27/27 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, dịch vụ Internet phát triển mạnh, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học và hộ dân đã sử dụng Internet. Đến năm 2017, có 84% số hộ trên địa bàn huyện đạt hộ gia đình văn hoá, 169/286 làng văn hoá, 106/180 cơ quan trường học văn hoá, xây dựng 15/27 nhà văn hoá xã, 222/286 nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố. Một số điểm di tích lịch sử, văn hoá được đầu tư nâng cấp (UBND huyện Nho Quan, 2017).

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan Nho Quan

4.1.3.1. Thuận lợi

- Huyện Nho Quan nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 30 km, là cửa ngõ quan trọng của tỉnh trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu IV cũ. Trên địa bàn huyện tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp như khai thác vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất phân vi sinh và xây dựng làng nghề truyền thống.

- Tài nguyên đất của Nho Quan chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa có đốm gỉ, thích hợp với thâm canh cây lúa. Ở một số xã có địa hình cao hơn hầu hết đất đai ở đây là đất xám feralit điển hình, đất xám kết von đá lẫn nông thích nghi với trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và rau màu các loại.

- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh độc đáo nổi tiếng tạo cho Nho Quan có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch.

Về cơ bản đã phát huy được lợi thế của từng vùng, từng ngành. Bước đầu khai thác tốt nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định và có sự chuyển dịch đúng hướng.

- Các hoạt động về văn hóa xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực; cơ sở, trang thiết bị cho các lĩnh vực trên không ngừng được tăng cường và mở rộng tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lượng.

- Hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông nông thôn, điện và bưu chính viễn thông phát triển đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết vùng nhằm khai thác lợi thế từng vùng, từng khu vực trong huyện, để phát triển một nền kinh tế tổng hợp và bền vững.

- Lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

4.1.3.2. Khó khăn

- Địa hình của huyện tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi, các thung lũng khó tiêu thoát nước.

- Về mùa mưa với lượng mưa lớn, kết hợp với địa hình phức tạp gây ra úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện.

- Đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nhân rộng điển hình còn hạn chế. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý và tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chưa thích đáng.

- Cơ sở vật chất của huyện nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, … tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng do địa bàn rộng, mức đầu tư còn hạn chế, nhiều cơ sở còn thiếu hoặc chưa có, cản trở đến hoạt động từng ngành.

- Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, các bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, lao động lành nghề phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn thiếu, trong khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đòi hỏi một lực lượng lớn lao động có tay nghề cao.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cùng với những dự báo về gia tăng dân số, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)