Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.2.Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan

4.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan gia

4.3.2.Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan

Để đánh giá về hiện trạng sử dụng đất của các hộ có tích tụ ruộng đất ở huyện Nho Quan tỉnh Nình bình, chúng tôi đã khảo sát về hiện trạng sử dụng đất của các hộ có tích tụ ruộng đất ở cả 3 tiểu vùng. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan Nho quan Tiểu vùng Quy mô Số hộ tích tụ (hộ) Loại hình sản xuất

Trồng trọt Chăn nuôi Chăn nuôi + NTTS Trang trại tổng hợp

Tiểu vùng 1 QM 1 8 1 1 1 5 QM2 31 2 3 26 QM3 19 1 2 16 QM4 8 1 7 QM5 5 1 4 Tổng 71 1 4 8 58 Tiểu vùng 2 QM 1 26 1 3 5 17 QM2 10 2 3 5 QM3 16 3 13 QM4 8 2 6 QM5 2 2 Tổng 62 1 5 13 43 Tiểu vùng 3 QM 1 1 1 0 QM2 10 3 7 QM3 16 4 12 QM4 7 2 5 QM5 12 12 Tổng 46 1 3 6 36

Từ bảng 4.6 cho thấy hình thức trồng trọt ở cả 3 tiểu vùng đều ở mức thấp, tổng chỉ có 3 hộ tích tụ ruộng đất để trồng cây ăn quả (nhãn, cam).

- Các hộ chỉ chăn nuôi cũng chiếm tỷ lệ nhỏ tiểu vùng 1 (4 hộ), tiểu vùng 2 (5 hộ), tiểu vùng 3 (3 hộ), các hộ chủ yếu chăn nuôi gà, vịt ở ven các sông, hồ.

- Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở cả 3 tiểu vùng là 27 hộ, các hộ chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá.

- Đặc biệt mô hình trang trại tổng hợp được các hộ triển khai rất rộng rãi vừa chăn nuôi (lợn, gà, vịt...), nuôi trồng thủy sản (cá, tôm) và trồng cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn...). Dù diện tích nhỏ như ở QM1 thì các hộ cũng triển khai mô hình này nhiều hơn, tiết kiệm đất đai để vừa chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm cho gia đình và cho thị trường. Nhưng phần lớn mô hình này diện tích còn nhỏ QM1, QM2 ở cả 3 tiểu vùng là 60 hộ. Nên trong thời gian tới, các hộ này cần tích tụ thêm ruộng đất, để phát triển mô hình trang trại được hiệu quả hơn.

4.3.3. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện đã được giao cho các hộ nông dân sử dụng trong thời hạn là 20 năm, theo phương châm công bằng xã hội. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất cho các hộ nông dân như trên đã thể hiện một số hạn chế, trong đó điển hình là diện tích/thửa của các hộ nhỏ, lẻ và manh mún, một hộ có nhiều thửa đất nằm rải rác trên các xứ đồng. Cụ thể, căn cứ vào hồ sơ giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP năm 1993 cho thấy, trước dồn điền đổi thửa, bình quân toàn huyện là 5,5 thửa/hộ. Để tổ chức và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo được tính bền vững, các địa phương đã dồn đổi ruộng đất giúp người dân giảm số thửa, tăng diện tích của thửa, thuận lợi hơn cho sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế người dân luôn tìm cách giảm chi phí, tăng sản lượng, tăng khả năng cạnh tranh, đưa cơ giới hóa vào trong nông nghiệp... để tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua các hình thức tích tụ đất nông nghiệp.

Để có diện tích phục vụ sản xuất, các hộ đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hai hình thức chính là thuê và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hình thức thuê quyền sử dụng đất được thực hiện theo 2 cách:

1) Thuê quyền sử dụng đất của các hộ gia đình cùng địa phương là người dân thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ tại địa phương do những lý do khác nhau mà không sử dụng đất, thời gian thuê do hai bên tự thỏa thuận, tiền thuê đất

có thể trả theo sản phẩm từng vụ hoặc bằng tiền mặt;

2) Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã trong thời gian 5 năm và trả tiền thuê theo sản phẩm quy ra giá thóc hiện hành (bảng 4.7).

Kết quả điều tra cho thấy: trong hai hình thức tích tụ đất nông nghiệp, thì hình thức thuê quyền sử dụng đất có số hộ thực hiện nhiều hơn, chiếm 83,33% (trong đó thuê QSDĐHGĐ chiếm 57,33% tổng số trường hợp thuê QSDĐ, thuê ĐNNUB chiếm 42,67% tổng số trường hợp thuê QSDĐ) tổng số các trường hợp, còn lại 16,67% số trường hợp tích tụ thực hiện hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Để mở rộng quy mô diện tích các hộ đã sử dụng các hình thức tích tụ và kết hợp các hình thức với nhau nhằm mở rộng diện tích sản xuất. Tuy nhiên, các hình thức tích tụ của hộ chỉ tập trung vào thuê quyền sử dụng đất bởi một số lí do sau:

1) Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã đã được thực hiện từ lâu và hình thức này được nhiều địa phương rất khuyến khích;

2) Thuê quyền sử dụng đất của hộ dễ hơn việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bởi tại Nho Quan số các hộ có đất không sản xuất khá nhiều do chuyển sang làm việc khác hoặc thiếu lao động, nhưng họ vẫn muốn giữ đất nên đã chọn hình thức là cho các hộ dân cùng xã thuê, khi cần hoặc hết hợp đồng thì lấy lại;

3) Chi phí ban đầu cho việc mở rộng quy mô sản xuất của hình thức thuê quyền sử dụng đất cần ít hơn nhiều so với nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với các hộ sản xuất nông nghiệp.

Qua điều tra quá trình tích tụ đất nông nghiệp của hộ dân cho thấy: khi thực hiện các hình thức tích tụ đất nông nghiệp khác nhau thì cách thức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp của hộ là khác nhau. Đối với thuê quyền sử dụng đất: 100% các hộ thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã có ký hợp đồng với UBND xã, với thời gian thực hiện hợp đồng là 5 năm (bảng 4.7).

Đối với hình thức thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại địa phương, cụ thể là giữa họ hàng hoặc hàng xóm, láng giềng trong cùng thôn nên họ yên tâm khi giao quyền sử dụng đất và có thể lấy lại khi cần thiết, do vậy có 45,55 % hộ dân thuê quyền sử dụng đất tại 3 tiểu vùng chỉ thỏa thuận có người làm chứng hoặc làm hợp đồng trao tay không có xác nhận của chính quyền địa phương, số còn lại là làm hợp đồng có xác nhận của UBND xã, không có trường hợp nào đến làm thủ tục tại cơ quan quản lý đất đai (bảng 4.7). Tại các địa phương điều tra, các giao dịch về đất đai được hộ dân thực hiện tại các cơ quan quản lý đất đai chỉ được người dân thực hiện với đất ở.

Bảng 4.7. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp của các hộ tại huyện Nho Quan

STT Hình thức

tích tụ Hình thức thực hiện giao dịch về đất đai

Các trường hợp (trường hợp) Tỷ lệ (%) Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 1 Thuê QSDĐ 25 25 25 83,33 83,33 83,33 1.1. Thuê

ĐNNUB Hợp đồng với UBND xã 11 10 11 36,67 33,33 36,67

1.2. Thuê

QSDĐHGĐ

Tự thỏa thuận, có người làm chứng 3 5 6 10,00 16,67 20,00

Thuê Hợp đồng trao tay 10 9 8 33,33 30,00 26,67

Hợp đồng có xác nhận của UBND xã 1 1 3,33 3,33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm thủ tục tại cơ quan quản lý đất đai

2

Nhận chuyển nhượng QSDĐ

Tự thỏa thuận, có người làm chứng 1 2 3 3,33 6,67 10,00

Hợp đồng trao tay 4 2 2 13,33 6,67 6,67

Hợp đồng có xác nhận của UBND xã 1 3,33

Làm thủ tục tại cơ quan quản lý đất đai

Tổng 30 30 30 100,00 100,00 100,00

Nguồn: UBND huyện Nho Quan (2017)

Để xác định các hình thức tích tụ đất đai cũng như các thủ tục mà các hộ đã tiến hành nhằm thu gom, tích tụ đất đai, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 hộ tích tụ đất đai/ tiểu vùng. Số liệu được thể hiện cụ thể trong bảng 4.7 đối với hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ở cả 3 tiểu vùng, các hộ cũng chủ yếu làm hợp đồng trao tay và tự thỏa thuận, có người làm chứng, chỉ có 1 trường hợp là có xác nhận của UBND xã.

Có thể thấy việc chấp hành các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là việc đăng ký biến động đất nông nghiệp của địa phương còn hạn chế. Điển hình là vẫn còn hiện tượng người dân cho thuê hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo cách thức trao tay và có người làm chứng, số lượng các trường hợp xác nhận tại cơ quan quản lý đất đai còn ít, chủ yếu tập trung vào các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã. Đây là một hạn chế, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.

4.3.4. Thời gian tích tụ đất nông nghiệp

Quá trình điều tra các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp cho thấy: các hộ tích tụ với các hình thức khác nhau, loại hình sử dụng đất khác nhau thì thời gian tích tụ cũng khác nhau. Theo Luật đất đai năm 1993, đất sản xuất nông nghiệp được giao cho các hộ nông dân sử dụng trong thời hạn là 20 năm. Nên quá trình thuê quyển sử dụng đất nông nghiệp đối với từng loại hình sử dụng đất của huyện cao nhất là 20 năm. Kết quả thống kê thời gian tích tụ đất nông nghiệp của hộ tích tụ tại 3 tiểu vùng với các loại hình sử dụng đất thể hiện ở bảng bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thời gian thực hiện thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với từng loại hình sử dụng đất tại huyện Nho Quan

Tiểu vùng

Từ 2-5 năm Từ 6-10 năm Từ 11-20 năm

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

1 9 36,00 12 48,00 4 16,00

2 12 48,00 8 32,00 5 20,00

3 14 56,00 8 32,00 3 12,00

Từ kết quả của bảng 4.8 cho thấy, thời gian tích tụ đất nông nghiệp của các hộ có 3 mức:

1) Thời gian từ 2 đến 5 năm: chủ yếu là hộ thuê quyền sử dụng đất của các hộ dân trong xã và hộ thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích

công ích của xã;

2) Từ 6 đến 10 năm: chủ yếu là các hộ thuê quyền sử dụng đất của hộ dân trong xã hoặc của anh em họ hàng, do hoàn cảnh hoặc đi làm xa hoặc không có lao động nên thời gian thuê dài, các hộ không hoặc có thực hiện hợp đồng cho thuê nhưng chỉ dưới dạng viết tay, không có xác nhận của UBND xã và cơ quan quản lý đất đai ở địa phương;

3) Từ 11 – 20 năm đối với những hộ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003 là 20 năm còn Luật đất đai 2013 là 50 năm, do vậy nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đối tượng nhận chuyển nhượng sẽ sử dụng tiếp thời hạn còn lại của thửa đất.

Với số liệu điều tra về thời gian thuê đất của các hộ tại 3 tiểu vùng cho thấy, đối với tiểu vùng 1 thời gian thuê từ 2 – 5 năm với diện tích là 9 hộ chiếm 36%, thời gian thuê từ 6-10 năm là 12 hộ chiếm 48% tập trung chủ yếu vào LUT trang trại tổng hợp.

Đối với tiểu vùng 2, các thời gian không tập trung vào LUT cụ thể. Với thời gian tích tụ từ 2 - 5 năm tập trung chủ yếu vào các hộ sản xuất LUT chăn nuôi và NTTS, trang trại tổng hợp, đây chủ yếu là các hộ thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã và thuê quyền sử dụng đất của các hộ dân tại địa phương (12 hộ chiếm 48,00%). Đối với mức từ 6 - 10 năm với diện tích là 8 hộ, mức từ 11-20 năm là 5 hộ.

Đối với tiểu vùng 3, với thời gian tích tụ từ 2 - 5 năm là 14 hộ. Đối với mức từ 6 - 10 năm là 8 hộ và thời gian tích tụ là 11 - 20 năm là 3 hộ.

Từ kết quả trên cho thấy, thời gian tích tụ đất nông nghiệp của các hộ không đồng đều, đặc biệt với thời gian thuê quyền sử dụng đất ngắn sẽ là rào cản cho việc đầu tư sản xuất của hộ dân. Nhiều hộ gia đình đi thuê đất thường lo lắng xem phải đầu tư sản xuất như thế nào, nuôi con gì, trồng cây gì để có thu nhập cao, mặt khác phải lo lắng khi hợp đồng hết hạn có được ký tiếp hay không...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 66)