Một số gıảı pháp nhằm nâng cao hıệu quả sử dụng đất cho các hộ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 78)

dân tích tụ đất nông nghıệp

4.4.2.1. Giải pháp về chính sách tích tụ đất nông nghiệp

Cần nghiên cứu thêm các mô hình về tích tụ, tập trung đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai để tìm ra con đường đúng đắn trong việc xây dựng chính sách và pháp luật về tích tụ đất đai gắn với hệ thống pháp luật có liên quan bao gồm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật dân sự, pháp luật thuế…

Cần quan tâm đến việc bảo vệ an ninh lương thực, quyền chủ quyền đất đai, quyền tài sản của người nông dân và hạn chế tối đa việc lợi dụng chính sách tích tụ, tập trung đất đai nhằm đầu cơ, tích trữ đất. Việc tích tụ đất đai có thể dẫn đến tình trạng người nông dân mất đất canh tác và nhà đầu tư/ doanh nghiệp sau khi nhận chuyển nhượng sẽ chuyển mục đích sử dụng đất và đầu tư vào lĩnh vực khác thay vì sản xuất nông nghiệp và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực.

Cần ra tạo hành lang pháp lý cho thị trườnhg chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng phải dựa trên cơ sở quy luật thị trường. Thị trường chuyển

nhượng quyền sử dụng đất cần được xây dựng công khai, minh bạch, khách quan, thủ tục hành chính đơn giản, các chính sách về thuế được ưu tiên. Bên cạnh thị trường chuyển chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà nước cũng cần chú trọng tới việc thành lập tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp bởi đây là một giao dịch phức tạp và với trình độ kiến thức thông thường khó có thể kiểm soát được những rủi do khi thực hiện. Muốn xây dựng một thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiệu quả, thì trước hết nhà nước cần nghiên cứu ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách tích tụ đất nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu về mô hình của tổ chức trung gian về đất đai như một kho dữ liệu chứa những thông tin về thị trường đất đai như thông tin về người muốn cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất, diện tích, vị trí các thửa đất, những cá nhân, tổ chức muốn thuê, nhận chuyển nhương quyền sử dụng đất,... Khi cần thiết, tổ chức trung gian có thể cung cấp những thông tin từ kho dữ liệu này. Ở nước ta hiện nay, Tổ chức phát triển quỹ đất và Quỹ phát triển đất tại Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với mô hình ngân hàng đất đai. Tuy nhiên, những tổ chức này còn đang rất hạn chế trong việc thực hiện chức năng như một ngân hàng đất đai.

Cần xác định vai trò và vị trí quan trọng của tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, huy động nguồn lực xã hội hóa vào triển khai có hiệu quả chính sách này trên thực tiễn.

4.4.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp

Để thuận lợi hơn cho các hộ tích tụ đất nông nghiệp, khuyến khích các hộ tích tụ, cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng đất thì tích tụ đất nông nghiệp phải được thực hiện theo trình tự và có cách tổ chức cụ thể:

- Để thuận lợi cho các hộ tích tụ hướng tới sản xuất hàng hóa cần duy trì những quy mô tích tụ đảm bảo hiệu quả như đã đánh giá ở phần trên. Với LUT 2 lúa cần duy trì ở quy mô 1 và quy mô 2, theo tiêu chuẩn trang trại thì có thể phát triển ở quy mô 4,5 tức hộ có diện tích tích tụ là trên 2,1 ha. Tuy nhiên, với điều kiện của địa phương và của hộ có thể tích tụ ở quy mô 3 với diện tích sản xuất nông nghiệp từ 1 ha đến 2,1 ha phát triển với hình thức gia trại. LUT 2 lúa - màu, vấn đề khó khăn của các hộ tích tụ LUT 2 lúa - màu là không có máy móc áp dụng với cây màu và vấn đề thị trường tiêu thụ không ổn định, hộ sử dụng LUT này không nhiều như ở LUT 2 lúa. Qua đánh giá cho thấy, LUT 2 lúa màu nên

duy trì quy mô 1 (diện tích từ 0,6 ha đến 0,9 ha).

Đào tạo nâng cao tri thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho hộ dân trong việc quản lý gia trại và trang trại. Địa phương cần thường xuyên nâng cao kiến thức trồng trọt và quản lý thông qua các buổi tập huấn cho hộ nông dân. Sau các buổi tập huấn cần có đánh giá cụ thể theo các tiêu chí lựa chọn, cho phép hộ tham gia ý kiến và rút kinh nghiệm trong những lần sau. Trên cơ sở đó có những định hướng hỗ trợ và giúp đỡ các hộ trong quá trình tích tụ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Cần phải liên kết các hộ tích tụ bằng việc thành lập ban quản lý, trong đó có trưởng ban và phó ban. Thành viên ban quản lý bao gồm cán bộ phụ trách nông nghiệp hoặc đất đai của địa phương và hộ có tích tụ đất nông nghiệp tại địa phương. Mục đích của việc thành lập ban quản lý là giúp việc liên kết các hộ nông dân tích tụ trong sản xuất sản phẩm, sử dụng máy móc và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là cây vụ đông ở địa phương khá).

Mục đích của tích tụ là mở rộng diện tích sản xuất, giảm chi phí và áp dụng cơ giới hóa. Tuy nhiên, giá máy móc cao, người sản xuất nông nghiệp không có khả năng tự bỏ vốn đầu tư. Do vậy, cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc hộ tích tụ cần liên kết, góp vốn mua máy móc để phục vụ nhu cầu của hộ và cũng có thể phục vụ các hộ khác khi cần. Tuy nhiên, cần phải làm tốt khâu tổ chức và quản lý nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, cần lên kế hoạch làm việc và thực hiện từng tuần, có cán bộ giám sát, tính công nhật hàng ngày. Hiện nay, tại các địa phương việc sử dụng máy gặt liên hợp đã khá phổ biến nhưng giá thành cao, dao động từ 3 - 4 triệu đồng/ha, do đó vẫn còn một số hộ không sử dụng. Để thu hút được nhiều hộ tham gia cần phải giảm giá thuê máy gặt liên hợp. Đối với vấn đề máy móc kỹ thuật, hiện nay đa phần công đoạn sấy thóc (phơi thóc) của các hộ đều thực hiện bằng phương pháp thủ công: phơi thóc ở ngoài đường hoặc ở sân nhà. Với hình thức này có ưu điểm là dễ làm và không tốn kém nhiều chi phí.

Tuy nhiên có một số nhược điểm như sau: 1) Nếu gặp trời mưa, thóc không được phơi sẽ nảy mầm gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ; 2) Nhiệt độ trong quá trình phơi không đảm bảo quy chuẩn do thời tiết có những lúc nóng quá 39oC có những thời điểm 18 - 20oC; 3) Thời gian sấy thóc dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết làm cho hộ dân khó chủ động trong việc bảo quản. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo hiệu quả sản xuất, các hộ tích tụ nên đầu

tư mua máy sấy với hình thức mua chung, tất cả các thành viên tham gia đều được sử dụng.

Để giúp các hộ nông dân yên tâm trong quá sản xuất nông nghiệp thông qua thực hiện tích tụ đất nông nghiệp cần phải có những quy định cụ thể về những đối tượng được ưu tiên tích tụ đất nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên với những hộ có mục đích phát triển trang trại. Ngoài ra, cần ưu tiên và hỗ trợ những hộ đã chuyển nhượng, đã cho thuê được làm việc trong các trang trại đã nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất của họ. Bên cạnh đó, cần phải có chính sách khuyến khích những trang trại sản xuất kém hiệu quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất đối với những trang trại sản xuất đạt hiệu quả cao để nhằm mục đích tăng quy mô sản xuất, tức giúp hộ tích tụ có cơ hội mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đặc biệt, có quy định ưu tiên các hộ nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất phát triển trang trại. Cụ thể, qua điều tra những khó khăn của các hộ tích tụ, có 52,44% số hộ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đánh giá các loại thuế, lệ phí cao, 28,76% các hộ đánh giá là trung bình và số hộ đánh giá là thấp chiếm 18,8%. Tại huyện Nho Quan, một trong những khó khăn khiến người dân tích tụ không thể hoặc ngại nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là giá đất nông nghiệp, lệ phí hay phí khá cao dẫn đến người dân không muốn thực hiện các thủ tục để hợp thức hóa quyền sử dụng đất tại cơ quan chức năng. Sở dĩ, có sự tăng cao của giá đất là do giá đất chuyển nhượng phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của hộ dân (người muốn chuyển nhượng). Do vậy, để khắc phục những hạn chế trên cần phải hạ thấp thuế suất chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc miễn phí, lệ phí đối với đất nông nghiệp nhằm khuyến khích người dân tăng cường việc hợp thức hóa đất đai và tài sản. Bên cạnh đó, cần miễn các khoản thu khi thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất lần đầu với các loại đất nông nghiệp hợp pháp với mọi đối tượng nhận chuyển nhượng hay nhận thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Để thúc đẩy quá trình tích tụ, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung, chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất nói riêng. Cần phải để cho các hộ nông dân thấy được sự cần thiết và lợi ích của tích tụ, đất nông nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cách thức sản xuất hiệu quả cho người nông dân thông qua hình thức liên kết các hộ thành một tổ chức và phải giải quyết, khắc phục tâm lý, băn khoăn, e ngại tích tụ đang tồn tại trong một bộ phận hộ nông dân.

4.4.2.3. Giải pháp về huy động vốn phục vụ tích tụ đất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, vốn đóng vai trò quan trọng. Thời gian vừa qua tại các địa phương trên cả nước, lượng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ngày một hạn chế bởi đây là ngành có thời gian thu hồi vốn chậm và lãi suất thu được không cao so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để giúp cho hộ tích tụ đất nông nghiệp có vốn sản xuất cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thực tế điều tra tại Nho Quan, đa phần các hộ dân cho rằng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chưa đủ. Cụ thể số liệu điều tra cho thấy, đối với các hộ thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã có 49,54% số hộ đánh giá là thiếu vốn, 45,02% số hộ đánh giá là đủ vốn. Do vậy, để có vốn đầu tư sản xuất, địa phương cần phải có chính sách giúp các hộ vay lãi ngân hàng với lãi suất ưu đãi (thấp). Cụ thể với các trang trại và gia trại đã hình thành từ lâu thì hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp còn đối với trang trại và gia trại mới hình thành cần phải hỗ trợ kinh phí làm chuồng trại, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật gieo trồng và mua giống mới.

Qua điều tra các hộ tích tụ đất nông nghiệp tại huyện cho thấy: hộ vay lãi không có thế chấp chỉ được vay một khoản tiền không lớn (tối đa 50 triệu theo quy định của Nghị định 41/NĐ - CP năm 2010), nhưng để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn thì hộ cần một lượng vốn lớn. Do đó, để có vốn đầu tư các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cần phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp làm căn cứ cho các hộ dân vay tín dụng tại các ngân hàng. Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chương trình dồn điền đổi thửa đã dần hoàn thiện nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương còn chậm. Do vậy, cần phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để hộ có cơ hội vay vốn ngân hàng với hình thức tín dụng.

Bên cạnh đó, để có vốn sản xuất nông nghiệp có thể tổ chức theo hình thức liên doanh giữa người dân với doanh nghiệp, người dân với nhau, một bên có đất - có lao động với một bên người có vốn để nhằm giúp cho quá trình sản

xuất đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo việc liên kết tránh những rủi ro cần phải có hợp đồng, quy trình thực hiện, các điều khoản cụ thể và có bên trung gian làm chứng là chính quyền cấp xã. Đây là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ dân trong sản xuất nông nghiệp.

4.4.2.4. Giải pháp về tính ổn định và bền vững của thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng, yếu tố thị trường càng quan trọng hơn đối với những hộ có diện tích sản xuất lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa. Bởi lẽ, sản phẩm đầu ra được người tiêu dùng chấp nhận và có thị trường tiêu thụ ổn định là thành công lớn đối với các hộ nông dân. Qua điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ tại huyện Nho Quan cho thấy, đa phần thị trường không ổn định, chủ yếu là thương lái, chợ hoặc doanh nghiệp, một số ít các hộ quy mô 1 tự tiêu thụ. Các hộ sử dụng LUT CNTH có thị trường tiêu thụ ổn định hơn các loại hình sử dụng đất khác bởi hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng lớn và hộ chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái hoặc một số doanh nghiệp nhỏ. Do đó, cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sang các địa phương lân cận. Muốn làm được điều này cần phải có sự liên kết giữa hộ dân và các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp chế biến nông sản. Ngoài ra, trong quá trình liên kết, người dân cần phải tuân thủ tuyệt đối quy trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm đảm bảo nông sản mang chất lượng quốc tế.

4.4.2.5. Giải pháp về quy hoạch

Để việc thực hiện tích tụ đất nông nghiệp được thuận lợi cần phải làm tốt công tác quy hoạch, cụ thể là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Với việc quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo tính đồng bộ từ cấp xã, huyện trong đó cần chú trọng đến quy hoạch đất nông nghiệp do các đối tượng quản lý. Hệ quả của việc giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP năm 1993 là đất đai manh mún, đất nông nghiệp của các hộ dân được giao và đất nông nghiệp do UBND xã quản lý xen kẽ nhau, gây khó khăn trong việc quản lý và hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh. Do đó, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa cần phải quy hoạch tập trung và phân biệt cụ thể giữa đất thuộc quỹ đất nông nghiệp do xã quản lý và đất giao cho hộ dân trong địa phương sử dụng. Nếu làm được việc này thì thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã sẽ thuận lợi hơn và hình thành nên các trang trại sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần làm tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhưng phải đảm

bảo đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể, quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng cây màu, hoặc vùng trồng lúa luân canh màu nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương và các vùng lân cận. Đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 78)