Đánh giá của các cán bộ địa phương về tích tụ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.7.Đánh giá của các cán bộ địa phương về tích tụ đất nông nghiệp

4.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan gia

4.3.7.Đánh giá của các cán bộ địa phương về tích tụ đất nông nghiệp

Điều tra 30 cán bộ tại địa phương thường xuyên làm việc liên quan đến tích tụ ruộng đất của các hộ nông dân cho biết:

- Tình hình thực hiện tích tụ ruộng đất đã được hình thành và đang trên đà phát triển với 93,33% tổng số phiếu, có 6,67% cán bộ địa chính xã (Thanh Lạc, Lạc Vân) cho biết tích tụ ruộng đất đang diễn ra mạnh mẽ.

Bảng 4.13. Đánh giá của các cán bộ địa phương về quá trình tích tụ đất nông nghiệp tích tụ đất nông nghiệp

STT Nội dung Ý kiến của cán bộ Số

phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tình hình thực hiện tích tụ ruộng đất Đang hình thành Đang phát triển 28 93,33 Phát triển mạnh mẽ 2 6,67 Mức độ khác 2 Hình thức tích tụ ruộng đất Nhận chuyển quyền sử dụng đất 4 13,33 Các nhóm hộ góp quyền sử dụng đất Thuê đất/đất thầu 24 80,00 Được giao đất 2 6,67 3 Mô hình sản xuất chủ yếu Trồng trọt 2 6,67 Chăn nuôi 2 6,67 Nuôi trồng thủy sản 2 6,67 Trang trại tổng hợp 24 80,00

4 Hiệu quả kinh tế

Cao hơn rất nhiều 24 80,00

Cao hơn không nhiều 6 20,00

Không có gì thay đổi

5

ưu thế của mô hình sản xuất có tích tụ ruộng đất

Tổ chức sản xuất tốt hơn 18 60,00 Đồng ruộng được quy hoạch 6 20,00 Tăng tỉ lệ cơ giới hóa nông nghiệp 6 20,00 Kiểm soát tốt vấn đề vệ sinh

6 khó khăn khi tích tụ ruộng đất

Hạn mức giao đất (hạn điền) thấp 3 10,00 Quy trình, thủ tục phức tạp 1 3,33 Thời gian cho thuê đất ngắn 2 6,67

Khó khăn nguồn vốn 24 80,00

- Hình thức tích tụ ruộng đất của các hộ dân chủ yếu là thuê đất đấu thầu (thuê giữa các hộ dân, và thuê đất công ích của UBND xã) chiếm 80%, còn lại được giao đất chiếm 6,67%, nhận chuyển quyền sử dụng đất 13,33%.

- Mô hình sản xuất chủ yếu của các hộ sau khi tích tụ ruộng đất chủ yếu là làm các gia trại, trang trại tổng hợp chiếm 80%, ngoài ra có một số ít các hộ phát triển mô hình trồng cây ăn quả chiếm 6,67%, chăn nuôi chiếm 6,67%, nuôi trồng thủy sản chiếm 6,67% tổng số phiếu.

- Hiệu quả kinh tế của các hộ sau khi tích tụ ruộng đất đa só là cao hơn rất nhiều so với trước khi tích tụ ruộng đất chiếm 80%, còn lại 20% là hiệu quả kinh tế chưa cao hơn nhiều so với lúc trước khi tích tụ ruộng đất (các trang trại này chủ yếu mới hình thành, nên giá trị kinh tế của trang trại chưa ổn định).

- Mô hình tích tụ ruộng đất có ưu thế để tổ chức sản xuất tốt hơn chiếm 80%, Đồng ruộng được quy hoạch chiếm 20%, Tăng tỉ lệ cơ giới hóa nông nghiệp chiếm 20%.

- Tích tụ ruộng đất gặp khó khăn về nguồn vốn là chủ yếu chiếm 80%, còn lại Hạn mức giao đất (hạn điền) thấp chiếm 10%, Quy trình, thủ tục phức tạp chiếm 3,33%, Thời gian cho thuê đất ngắn chiếm 6,67%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 75)