Một số hạn chế trong thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.1.Một số hạn chế trong thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại huyện

4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ nông

4.4.1.Một số hạn chế trong thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại huyện

4.4.1. Một số hạn chế trong thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Nho Quan Nho Quan

Qua điều tra thực trạng tích tụ đất nông nghiệp của huyện Nho Quan dựa trên một số tiêu chí cho thấy: tích tụ đất nông nghiệp đã và đang diễn ra tại các địa phương của huyện, liên doanh liên kết trong quá trình sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, do vậy hiệu quả sản xuất chưa cao. Dựa trên kết quả đó, một số yếu tố làm hạn chế quá trình thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Nho Quan gồm có:

4.4.4.1. Những chính sách quy định về tích tụ đất nông nghiệp

- Chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất với nông dân

Về chính sách, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tập trung được khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi hiện có và khuyến khích các biện pháp đầu tư theo hình thức đối tác công tư để cùng đầu tư, khai thác, sử dụng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Cần ra tạo hành lang pháp lý cho thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng phải dựa trên cơ sở quy luật thị trường. Bên cạnh thị trường chuyển chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà nước cũng cần chú trọng tới việc thành lập tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp bởi đây là một giao dịch phức tạp và với trình độ kiến thức thông thường khó có thể kiểm soát được những rủi do khi thực hiện. Muốn xây dựng một thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiệu quả, thì trước hết

nhà nước cần nghiên cứu ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách tích tụ đất nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu về mô hình của tổ chức trung gian về đất đai như một kho dữ liệu chứa những thông tin về thị trường đất đai như thông tin về người muốn cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất, diện tích, vị trí các thửa đất, những cá nhân, tổ chức muốn thuê, nhận chuyển nhương quyền sử dụng đất,...

Quản lý Nhà nươc đất đai trong quá trình tích tụ chưa chưa chặt chẽ. Chính sách chia đất nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn trước đây dẫn đến tình trạng ruộng đất trong nông nghiệp bị manh mún, phân tán. Thực trạng này không còn phù hợp với những yêu cầu đang thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian vừa qua cũng như trong giai đoạn sắp tới, do vậy, cần phải thực hiện dồn đổi ruộng đất trong nông nghiệp.

Thủ tục hành chính và các khoản lệ phí, phí trong thực hiện các quyền sử dụng đất còn gây hạn chế thực hiện tích tụ, đặc biệt là thời gian và các bước thực hiện của chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất.

Về hạn điền: Theo Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013), tại Điều 130 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Do đó nếu tích tụ thông qua hình thức này các hộ thuộc khu vực phía Bắc như Nho Quan tích tụ tối đa được 22 ha đất trồng cây hàng năm. Trong trường hợp hộ nào tích tụ vượt quá hạn mức này, phải chuyển sang hình thức cho thuê. Đây là một trong những khó khăn cho các hộ tích tụ.

Chuyển đổi nghề nghiệp: Với các hộ cho thuê / chuyển nhượng thì chưa có chính sách hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để đảm bảo đời sống cho người dân nếu không còn đất nông nghiệp. Với các hộ muốn thuê/ nhận chuyển nhượng thì cũng chưa có các chính sách hỗ trợ về hướng, kỹ thuật sản xuất, phương thức quản lý sản xuất theo quy mô lớn. Chính vì thế người dân cũng chưa thật sự dám quyết định mạnh dạn trong chuyển đổi, hoặc chuyển nhưỡng đất

4.4.4.2. Thói quen sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp

Một hệ quả của nền kinh tế tập trung bao cấp đó là thói quen sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc của hộ nông dân (mỗi hộ một mảnh đất tự tăng gia sản xuất). Qua nghiên cứu cho thấy: tích tụ chỉ tập trung ở các hộ có diện tích sản xuất thuộc quy mô 1 tức là nhỏ hơn 0,5 ha, còn các hộ đạt tiêu chuẩn diện tích trang trại là ít (cả 3 tiểu vùng có số hộ chiếm tỷ lệ trung bình nhỏ hơn 10%). Ở cả 3 tiểu vùng,

hộ có diện tích sản xuất nhỏ nhất sau tích tụ là 0,06 ha. Với diện tích canh tác như vậy phản ánh thói quen sản xuất manh mún khó có thể xóa bỏ của người dân làm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và huyện Nho Quan nói riêng.

Ngoài ra, việc sử dụng máy móc cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen sản xuất nhỏ của hộ, hiện nay máy gặt là một phương tiện phổ biến trong thu hoạch lúa của hộ dân nhưng vẫn còn bộ phận các hộ quy mô 1 sau tích tụ không sử dụng hoặc nếu sử dụng chỉ sử dụng máy gặt loại nhỏ phải cần đến lao động thủ công trong công đoạn tuốt lúa và đổ thóc vào bao tải. Việc sử dụng các loại máy móc cơ giới hóa như máy sấy thóc, máy phun thuốc, máy gặt liên hoàn chỉ tập trung ở quy mô 3, quy mô 4.

4.4.4.3 Tâm lý e ngại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

- Vì kỹ thuật sản xuất, quản lý chưa tốt nên e ngại rủi ro

- Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh ... tác động KT thế giới, thiên tai bất thường... mà đây là hộ gia đình, vốn ít...

4.4.4.4. Thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp

Tăng trưởng kinh tế cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhiều, đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Hơn nữa, do dân số tăng nhanh và nhu cầu của con người ngày càng tăng làm cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển hơn và giá đất nông nghiệp tăng cao, không đúng với giá trị thật của nó (cụ thể là việc các hộ dân đầu cơ đất chờ đến khi có quy hoạch). Vấn đề vay vốn ngân hàng vừa chịu lãi suất cao, lại khó có thể tiếp cận được nguồn vốn vay hoặc số tiền hộ được vay không nhiều so với nhu cầu của hộ... Từ số liệu điều tra cho thấy, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp là rất khó đối với các hộ dân có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể lượng tiền cho vay tín chấp cho mỗi hộ nông dân tối đa là 50 triệu. Ngoài ra, hầu hết các hộ dân khó khăn trong huy động vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và không có khả năng mua thêm, thuê thêm quyền sử dụng đất để sản xuất.

Để tích tụ đất nông nghiệp đảm bảo tính bền vững và mang lại hiệu quả cao cho hộ tích tụ thì khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần ổn định và bền vững. Hiện nay, hộ nông dân tích tụ tại Nho Quan đang duy trì phương thức tiêu thụ sản phẩm là bán cho thương lái, một phần bán ngoài chợ hoặc tự tiêu thụ. Từ đó cho

thấy, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố ảnh hưởng đến thành công của hộ tích tụ đất nông nghiệp, do đó cần phải đẩy mạnh liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường sang các địa phương khác và xuất khẩu.

4.4.4.5. Quỹ đất phục vụ tích tụ đất nông nghiệp

Đối với huyện Nho Quan, nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó do có địa hình không bằng phẳng và được chia thành 3 tiểu vùng gồm: vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, nhận thức, tư duy sản xuất chưa đầy đủ, phần đông các hộ sản xuất nông nghiệp dân vẫn giữ thói quen canh tác cũ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật cần thiết cho sản xuất quy mô lớn chưa đáp ứng đủ, nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp có trình độ không đồng đều, khó tiếp cận KH-KT hiện đại, chính sách khuyến khích, hỗ trợ dồn đổi, tích tụ đất đai phát triển nông nghiệp chưa phù hợp với địa bàn, chưa tạo động lực thu hút người dân tham gia… là những trở ngại không nhỏ khiến việc tích tụ ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn tại huyện Nho Quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)