XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ân thi tỉnh hưng yên (Trang 37)

bàn huyện Ân Thi

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đến năm 2016 qua điều tra và rà soát kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới tổng số tiêu chí đạt được trên địa bàn toàn huyện là 328 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 16,40 tiêu chí/xã. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện toàn được chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các xã thực hiện khá (đạt từ 14 - 16 tiêu chí): Đạt 14/19 tiêu chí có 01 xã (Quang Vinh). Đạt 15/19 tiêu chí có 11 xã (Bãi Sậy, Bắc Sơn, Đào Dương, Xuân Trúc, Quảng Lãng, Đặng Lễ, Cẩm Ninh, Văn Nhuệ, Tùng Mậu, Hồng Vân, Đa Lộc). Đạt 16/19 tiêu chí có 01 xã (Tiền Phong).

Nhóm 2: Các xã thực hiện tốt (đạt xã nông thôn mới: ): Đạt 19/19 tiêu chí có 07 xã (Hồng Quang, Vân Du, Phù Ủng, Tân Phúc, Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Hạ Lễ). Từ kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Ân Thi tiến hành chọn ngẫu nhiên 2 xã từ 02 nhóm (nhóm thực hiện tốt và nhóm thực hiện khá) là xã Hạ Lễ và xã Đa Lộc để nghiên cứu điểm để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 3.5.2. Phương pháp điều tra,thu thập số liệu, tài liệu

a. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện Ân Thi, các báo cáo tổng kết, phương tiện thông tin.

- Nội dung: Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp, phát triển khu dân cư mới, tình hình cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường trong 5 năm qua, các kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tình hình công tác quy hoạch nông thôn mới trên toàn huyện.

b. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra tại UBND xã nghiên cứu điểm xã Hạ Lễ và xã Đa Lộc. - Nội dung điều tra:

+ Việc thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại xã Hạ Lễ và xã Đa Lộc. + Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã.

+ Điều tra, khảo sát, và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.

- Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua 100 phiếu điều tra được thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn khảo sát là người dân trên địa bàn 2 xã được chọn (bao gồm một số nội dung như hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới, sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới như: hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp ngày công, nguồn vốn…). Qua việc điều tra, phỏng vấn chúng ta có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

3.5.3. Phương pháp đánh giá

Bộ chỉ tiêu đánh giá: Sử dụng bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hưng Yên. Bao gồm các nhóm tiêu chí sau:

- Nhóm tiêu chí về Quy hoạch.

- Nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh tế - xã hội. - Nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất. - Nhóm tiêu chí về Văn hóa - xã hội - môi trường. - Nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị.

3.5.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được thực hiện thông qua phân tích thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã được chọn làm điểm để nghiên cứu. Việc nghiên cứu so sánh được phân tích theo các mặt về điều kiện triển khai, nội dung thực hiện, vai trò của cộng đồng, cách thức hỗ trợ của Nhà nước, quy mô và mức độ thực hiện, nhân rộng.

So sánh trước và sau khi thực hiện quy hoạch NTM huyện Ân Thi. So sánh các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các xã điều

tra theo các giai đoạn thời gian khác nhau (trước và sau khi có quy hoạch xây dựng NTM). Từ đó thấy được sự khác biệt khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

So sánh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã trong huyện Ân Thi để đánh giá kết quả thực hiện những mặt được và chưa được được, từ đó tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện các tiêu chí được đưa ra đánh giá với các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt và so sánh thực trạng với các chỉ tiêu quy định. 3.5.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo. Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội sau 5 năm xây dựng Nông thôn mới. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu điều tra.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ÂN THI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Ân Thi là 01 trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Đông của tỉnh trên trục Quốc Lộ 38 và Tỉnh lộ 200. Có tổng diện tích tự nhiên 12.998,19 ha. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20044' đến 20054' độ vĩ Bắc và từ 106002' đến 106009' độ kinh Đông. Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Hào, huyện Yên Mỹ. - Phía Nam giáp huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

- Phía Tây giáp huyện Kim Động và huyện Khoái Châu. b. Địa hình, địa mạo

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Với địa hình như vậy rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong năm qua được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường huyện Ân Thi đã tiến hành dồn ô đổi ruộng, tạo nên những thửa đất lớn dễ dàng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

c. Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Ân Thi chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia thành 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, với đặc điểm khí hậu thời tiết khác nhau.

- Mùa Hè: Từ tháng 6 đến tháng 8 nắng nóng, mưa nhiều.

- Mùa Đông: Lạnh, hanh khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. - 02 mùa chuyển tiếp Xuân, Thu thì khí hậu mát mẻ.

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu tố khí hậu được thể hiện như sau:

* Nhiệt độ

Hàng năm có nhiệt độ trung bình khoảng 23,20C, mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng từ 300C - 320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là từ 360C - 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 170C - 200C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 và tháng 02 là 80C - 100C. Tổng tích ôn hàng năm là 8.5030C.

* Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6-7 giờ/ngày, mùa đông có từ 3-4 giờ/ngày.

* Mưa

Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ, sông cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

* Gió bão

Khí hậu huyện Ân Thi nói riêng và Hưng Yên nói chung, mùa mưa kèm theo bão, gây úng, các hiện tượng thời tiết như dông bão, gió bấc (gió từ hướng Bắc),... gây trở ngại đáng kể cho sản xuất, đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sử dụng hợp lý quỹ đất để phòng tránh thiên tai.

Hàng năm vào các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô, nóng (gió tây) ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

* Độ ẩm không khí

Hàng năm độ ẩm không khí ở mức 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấp nhất là 74%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11 độ ẩm trung bình là 74%.

Như vậy, Ân Thi có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; Lạnh, hanh, khô vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, sinh trưởng và phát triển cho sản phẩm phong phú và đa dạng (theo mùa).

d. Thủy văn

Ân Thi chịu ảnh hưởng các nguồn nước chính là lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương. Sông ngòi phân bố trên địa bàn huyện gồm có: Sông Cửu An, sông Quảng Lãng,... cùng với hệ thống các kênh mương nội đồng.

Nguồn nước từ các sông, ao, hồ đã cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng vào mùa khô hạn và tiêu úng nước kịp thời trong mùa mưa lũ.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo số liệu điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của Sở Địa chính Hải Hưng cho thấy đất đai của huyện Ân Thi gồm có 6 loại sau:

- Đất phù sa không được bồi glây hoặc glây yếu, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph).

- Đất phù sa không được bồi glây hoặc glây yếu, màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Pt).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph

g).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Phgc).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Ptg).

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J). b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương có trên địa bàn huyện. Ngoài ra, còn có nước lấy từ các sông được điều tiết qua hệ thống kênh mương, các trạm bơm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân hàng ngày chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản

xuất của nhân dân, xong nước dùng trong sinh hoạt cần trú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thực sự đảm bảo hợp vệ sinh, nên khi sử dụng nước dành cho sinh hoạt người dân cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

c. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của con người Hưng Yên nói chung và Ân Thi nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam.

- Bên cạnh đó, người Ân Thi có lòng yêu nước nồng nàn từ thời Lý, Trần và đặc biệt thể hiện qua 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, nhân dân Ân Thi đã cùng với nhân dân cả nước đóng góp sức người, sức của cho cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất và xây dựng đất nước.

- Trên địa bàn huyện ở xã Phù Ủng có di tích lịch sử đền Anh hùng dân tộc Phạm Ngũ Lão.

- Con người Hưng Yên nói chung, người Ân Thi với nghề trồng lúa nước tồn tại ngàn đời đã tạo nên tính cách con người Hưng Yên sống rất hiền hoà, chất phát và rất cần cù chịu khó.

- Ngoài cây trồng chính là cây lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả đặc biệt là “Nhãn lồng”, cứ nhắc đến người Hưng Yên là nhắc đến “Nhãn Lồng” nổi tiếng khắp mọi miền đất nước.

- Ân Thi là huyện trồng lúa nước với cánh đồng bát ngát lúa (cánh đồng Tam Thiên mẫu) tạo nên một cảm giác thoải mái và dễ chịu sau những lúc làm việc mệt nhọc và đây là cơ sở rất quan trọng, thuận lợi để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng và các loại hình du lịch khác.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Tính đến nay đã có các dự án phát triển công nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện và nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, trong quá trình sản xuất lượng chất thải ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

Hệ thống giao thông phát triển số lượng xe tham gia giao thông ngày một tăng đã gây tiếng ồn, gây bụi,...

Ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn toàn huyện đã trở nên nghiêm trọng, hệ thống nước thải sinh hoạt của người dân đổ thẳng xuống ao, hồ đã làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ một cách nghiêm trọng.

Trong sản xuất nông nghiệp dùng các chế phẩm hoá học đã để lại tàn dư trên sản phẩm và đất đai, vỏ các lọ hoá chất vất bừa bãi gây nguy hiểm cho người nông dân sản xuất nông nghiệp.

Tất cả các vấn đề trên cần dự kiến trước các biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn huyện.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Ân Thi

giai đoạn 2010 – 2016

Chỉ tiêu Năm

2010 2015 2016

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm) 11,00 13,00 13,80

- Nông nghiệp 4,20 4,50 4,90

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 24,10 26,50 26,80 - Thương mại dịch vụ 14,60 14,00 15,40 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi (2016)

Qua bảng 4.1, cho ta thấy trong những năm qua, kinh tế huyện Ân Thi có mức tăng trưởng có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 13,80% (so với năm 2010 tăng 2,80%, so với năm 205 tăng 0,80%). Trong đó, năm 2016, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp tăng trưởng mức 4,90% có xu hướng tăng chậm (so với năm 2010 tăng 0,70%, so với năm 2015 tăng 0,40%); công nghiệp - TTCN với 26,80% (so với năm 2010 tăng 4,70%, so với năm 2015 tăng 0,30%) và thương mại dịch vụ với 15,40% (so với năm 2010 tăng 0,80%, so với năm 2015 tăng 1,40%).

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Ân Thi giai đoạn 2010 - 2016

Chỉ tiêu Năm

2010 2015 2016

- Nông nghiệp (%/năm) 57,00 32,15 31,20 - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (%/năm) 17,00 33,82 35,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ân thi tỉnh hưng yên (Trang 37)