Thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ân thi tỉnh hưng yên (Trang 27 - 33)

2.2.1.1. Nhật Bản

Con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai

Bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân cho đến trước khi công nghiệp phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, lương thực luôn là một trong những vấn đề chủ yếu mà Nhật Bản phải đối diện. Một mặt, họ mưu cầu có thể tự cung cấp lương thực, mặt khác lại gặp phải tình trạng nông nghiệp mất dần ưu thế, vấn đề điều chỉnh nông nghiệp của Nhật Bản lúc này cực kỳ cấp thiết.

Năm 1870, Nhật Bản nhập nông cụ, phân bón và giống từ các nước Âu, Mỹ nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu, Mỹ thiết lập các xưởng chế tạo nông cụ, bãi ươm giống, ruộng thí nghiệm... Nhưng thực tiễn đã chứng minh, con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm lao động” của Âu, Mỹ không phù hợp với một Nhật Bản lạc hậu về kinh tế, đất chật người đông, quy mô nông điền nhỏ. Xuất phát từ thực tế đó, Nhật Bản lựa chọn một phương thức kinh doanh theo mô hình “tiết kiệm đất đai”, nhằm nhiều vào lao động và phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, nhân rộng các giống cây trồng tốt, sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai.

Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng tốc của công nghiệp hóa ở Nhật Bản đã thu hút một lượng lớn sức lao động của nông nghiệp, lực lượng lao động ở nông thôn trở nên thiếu hụt. Nhưng lúc này, Nhật Bản đã kịp chuẩn bị điều kiện “tư bản thay thế lao động”. Công nghiệp hóa cung cấp cho nông nghiệp một lượng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa nông nghiệp quy mô lớn. Máy cày động lực và máy kéo dùng trong nông nghiệp ở Nhật Bản đã tăng từ 90 ngàn chiếc (năm 1955) lên gần 400 ngàn chiếc (đầu những năm 1970), cơ bản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp. Nhưng cũng vào thời kỳ này, chính sự bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản gặp phải sự phản đối của các tập đoàn lợi ích thương nghiệp, công nghiệp và người tiêu dùng. Về sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chóng, sự tẩy chay đối với nông nghiệp ở trong nước mới mất đi. Đoàn thể nông nghiệp đã thành công trong công việc đề xướng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới.

Để có một nền nông nghiệp phát triển như vậy, chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trò chủ đạo, mạnh dạn đầu tư hơn 2000 tỷ yên để làm các hạng mục xây dựng cơ bản của nông thôn, cải thiện môi trường, đưa nước, đường, điện, điện thoại,... đến từng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạo dựng cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt tới nhau. Về cơ bản, quốc gia này đã làm tốt việc phát triển cân bằng, bền vững (Tuấn Anh, 2012).

2.2.1.2. Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới - Saemaul Undong

Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là nước nghèo, lạc hậu, người dân khổ cực, thiếu đói triền miên. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85 USD... Mặc dù đã có nhiều biện pháp để tăng năng suất lương thực nhưng nhìn chung nông thôn Hàn Quốc còn rất lạc hậu. Xã hội bị phân chia thành hai khối có đời sống tinh thần khác hẳn nhau. Trong khi một bộ phận dân cư thành thị tích cực học tập, với quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, mang trong mình tư tưởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê hương, di chuyển về đô thị.

Xuất phát từ tình hình trên, phong trào “Saemaul Undong” ra đời với mục đích biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn theo tinh thần: Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn dựa trên nền tảng “khuyến khích người dân tự hợp tác để giúp đỡ nhau phát triển”, theo quan điểm “viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp mình”. Tinh thần “Saemaul Undong” được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp tác. Đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, đóng góp lớn đưa GDP bình quân của Hàn Quốc từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển.

Trong thập niên 70, chính phủ nhìn thấy tiềm lực của Saemaul Undong nhưng do ngân sách hạn hẹp nên không thể đưa các dự án về nông thôn. Những khoản vốn nhỏ giọt từ ngân sách chỉ đủ gói gọn trong 10 nội dung thí điểm phát triển nông thôn trong đó tập trung vào việc: Mở rộng và nâng cấp đường giao thông; cải tạo và nâng cấp nhà ở; chỉnh sửa, làm lại bếp và hàng rào; xây dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng các khu vực giặt giũ công cộng; xây dựng giếng nước; xây dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống

thủy lợi để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu... Để thực hiện các nội dung đó, Hàn Quốc chia thành các giai đoạn sau:

Năm thứ nhất: Chính phủ cấp cho 32 ngàn xã, mỗi xã 355 bao xi măng và giao

cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt động khác được lấy từ ngân sách địa phương và lực lượng lao động sẵn có. Sau một năm, 16 nghìn xã (50%) đạt mục tiêu đề ra.

Năm thứ hai: Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vươn lên bằng chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả là tranh vách đất được thay bằng nhà gạch, đường xá được mở rộng, đê điều được tu bổ, cầu cống được xây dựng... Đặc biệt, chương trình này đã giúp cho người dân nông thôn xóa được mặc cảm, tự vươn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đô thị.

Năm thứ ba: Chính phủ chia 32 ngàn xã làm 3 loại: Cơ sở - Tự lực - Tự lập để hỗ trợ kinh phí dựa trên cấp độ phát triển của từng loại và tiếp tục phát triển các dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới.

Sau 8 năm triển khai phong trào Saemaul Undong, nông thôn Hàn Quốc đạt được những thành tựu to lớn: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, với 42.000 km đường liên thôn, 69.000 km đường nội đồng; đời sống nông dân thay đổi, thu nhập tăng lên 03 lần so với 7 năm trước đó, đạt 3.000 USD/người/năm (năm 1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành phố. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và phát triển... Thành quả của phong trào Saemaul undong đã tạo tiền đề xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày càng hưng thịnh. Là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ở Đông Bắc Á, song Hàn Quốc vẫn đảm bảo việc làm ổn định cho 2,3 triệu lao động nông nghiệp (chiếm 11,6% lao động cả nước).

Kinh nghiêm rút ra từ phong trào Saemaul Undong là: Phát huy nội lực của nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của Nhà nước để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhưng trước mắt tập trung hoàn thiện điều kiện sống của người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn. Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các hình thức: Tăng năng suất cây trồng; xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng đa canh...; đào tạo đội ngũ cán bộ

phát triển nông thôn, đặc biệt là người lãnh đạo chương trình ở các xã; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở để xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển môi trường nông thôn...(Tuấn Anh, 2012).

2.2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của những công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình “công nghiệp hưng trấn”. Các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp... đang ngày càng được đẩy mạnh.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hương” Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Chương trình đốm lửa: điểm khác biệt của chương trình này là trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng, tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển theo kịp với thành thị.

- Chương trình được mùa: chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyện dụng, phát triển chất lượng và tăng cường chế biến nông sản phẩm.

- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: mục tiêu là nâng cao mức sống của các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người; mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân. Sau khi thực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèo giảm từ 1,6 triệu người xuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%.

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch “Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Đây là kế hoạch xây dựng mới đã được Trung Quốc

đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm lần thứ XI (2006 - 2010). Mục tiêu của quy hoạch là: “sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Xây dựng nông thôn mới Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một “nông thôn Trung Quốc” đầy vẻ đẹp tráng lệ.

Tuy vậy, dù với rất nhiều cố gắng, phát triển nông thôn cấp cơ sở và nông thôn mới tại Trung Quốc cũng chưa đạt được các mục tiêu đề ra để thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn. Mô hình nông thôn mới của Trung Quốc chưa được coi là thành công khi hiện nay, khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn đang ngày càng rộng ra. Còn tồn tại nhiều vấn đề trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc (Nguyễn Quang Dũng, 2010).

2.2.1.4. Thái Lan: Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp

nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ân thi tỉnh hưng yên (Trang 27 - 33)