Đánh giá việc thực hiện chính sách tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án bệnh viện đa khoa thị xã và dự án trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG

4.2.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách tái định cư

4.2.5.1. Khái quát về khu tái định cư

- Đối với những người bị thu hồi đất thì việc bố trí tái định cư xem như là cơ hội để Nhà nước bù đắp cho họ những chênh lệch trong việc áp dụng đơn giá bồi thường và cũng là sự khuyến khích để họ bàn giao mặt bằng, bỏ đi những gì là thân quen, kỷ niệm để chuyển đến một nơi ở mới. Nhưng ở 2 dự án này thì quỹ đất để bố trí tái định cư không đáp ứng được nguyện vọng của họ và cũng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra theo quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Do vậy, ở cả 2 dự án nghiên cứu các hộ dân đều có đơn đề nghị không nhận ô đất tái định cư, do vậy không có khu tái định cư của 2 dự án này.

4.2.5.2. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư

Chính sách hỗ trợ tái định cư được thực hiện ở 2 dự án nghiên cứu gồm: Hỗ trợ tiền thuê nhà đối với hộ phải di chuyển chỗ ở (cả hộ TDC tại chỗ), hỗ trợ khi không có nhu cầu TDC, hỗ trợ ổn định đời sống khi phải dỡ nhà ở di chuyển đến nơi ở mới, hỗ trợ khoản tiền tự lo chỗ ở tái định cư đối với cặp vợ chồng sống chung trên cùng thửa đất bị thu hồi với hộ chính chủ nhưng không nhận ô đất tái

định cư. Mức hỗ trợ được quy định tại Quyết định 1766/2014/QĐ – UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh (xem chi tiết ở phụ lục 4).

Qua nghiên cứu ta có bảng 4.11:

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư tại 2 dự án nghiên cứu Nội dung hỗ trợ Dự án 1 Dự án 2 Số hộ Thành tiền (nghìn đồng) Số hộ Thành tiền (nghìn đồng) 1.Hỗ trợ tiền thuê nhà đối với hộ phải di

chuyển chỗ ở (cả hộ TDC tại chỗ)

21 1.512.000 1 72.000

2. Hỗ trợ khi không có nhu cầu tái định cư

20 2.400.000 1 150.000

3. Hỗ trợ ổn định đời sống phải dỡ nhà ở di chuyển đến nơi ở mới

20 417.600 1 20.880

Di chuyển trong phạm vi thửa đất bị thu hồi

1 (4 khẩu)

10.440

Nơi ở mới không thuộc xã phường đặc biệt khó khăn 20 (93 khẩu) 495.504 1 (5 khẩu) 26.640

4. Hỗ trợ khoản tiền tự lo chỗ ở tái định cư đối với cặp vợ chồng sống chung trên cùng thửa đất bị thu hồi với hộ chính chủ nhưng không nhận ô đất tái định cư

5 300.000 0 0

Nhận xét:

- Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã áp dụng cả hai phương pháp

bồi thường bằng tiền và bồi thường bằng đất. Các hộ dân được lựa chọn giữa hai hình thức bồi thường này. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân đều lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền.

- Các hình thức hỗ trợ việc tái định cư của người dân đã được quy định một

cách chi tiết để những hộ dân có đất bị thu hồi không đồng ý nhận ô đất tái định cư có điều kiện tìm nơi ở mới và sớm ổn định đời sống.

4.2.6. Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư định cư

Qua tổng hợp phiếu điều tra chúng tôi đưa ra bảng 4.12 và rút ra được những nhận xét như sau:

Bảng 4.12. Ý kiến của người dân về mức bồi thường hỗ trợ, tái định cư ở 02 dự án nghiên cứu Nội dung phỏng vấn Dự án 1 Dự án 2 Số hộ được pv Số hộ tán thành Số hộ không tán thành Số hộ được PV Số hộ tán thành Số hộ không tán thành Số hộ % Lý do Số hộ % Lý do

1.Bồi thường về đất 45 39 6 13,3 Không đồng ý với giá bồi thường đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở

Cho rằng giá bồi thường thấp

38 28 10 26,32 Cho rằng giá bồi thường thấp

2.Bồi thường về tài sản gắn liền với đất 39 39 0 0 34 34 0 100 3.Hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp 2 2 0 0 17 12 5 29 Cho rằng khó tìm

được công việc phù hợp

4. Các hỗ trợ khác 27 27 22 22

5. Nhận đất tái định cư

20 0 20 95 Xa khu dân cư, nơi làm việc, muốn nhận tiền hơn, tự lo được chỗ tái định cư

1 0 1 100 Xa khu dân cư, nơi làm việc, muốn nhận tiền hơn, tự lo được chỗ tái định cư

4.2.6.1. Ý kiến của người có đất bị thu hồi về mức bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

a. Ở dự án 1

- Ý kiến của người có đất bị thu hồi về mức bồi thường về đất

Có 39 tương đương 86,7% hộ dân có đất bị thu hồi cho rằng đơn giá bồi thường về đất (trong đó có đất ở, đất vườn và đất trồng cây hàng năm) là hợp lý. Có 6 hộ dân có đất có bị thu hồi tương đương 13,3% cho rằng đơn giá bồi thường về đất chưa hợp lý, và đều là đơn giá bồi thường đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở. Qua điều tra, phỏng vấn, cả 6 hộ dân này đều có ý kiến đối với diện tích đất bị thu hồi là đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở, và họ cho rằng giá bồi thường quá thấp.

- Còn về đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất, trong 39 hộ được bồi thường về tài sản gắn liền với đất, cả 39 hộ đều có ý kiến đồng ý với mức bồi thường này.

b. Ở dự án 2

- Ý kiến của người có đất bị thu hồi về mức bồi thường về đất

Đối với đơn giá bồi thường đất (trong đó có đất ở, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản...), có 28 hộ tương đương 73,68% cho rằng đơn giá bồi thường là hợp lý, còn 26,32% tương đương 10 hộ cho rằng chưa hợp lý. Nguyên nhân do số hộ dân này bị thu hồi chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng phải đầu tư những mô hình sản xuất dài hơi, qua nhiều năm mới thu được thành quả, mặt khác những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản là một nghề phát triển, thu được nhiều lợi nhuận ở thị xã Quảng Yên, các hộ dân bị thu hồi đất đồng nghĩa với việc mất kế sinh nhai, trong khi trước đó họ đã dốc toàn bị tiền bạc, của cải và tinh thần vào những đầm nuôi tôm, cá, mặt khác số tiền bồi thường họ nhận được về đất quá nhỏ, không đủ trang trải cuộc sống sau thu hồi.

-Còn về giá bồi thường tài sản gắn liền với đất thì tất cả hộ dân được bồi thường tài sản gắn liền với đất được phỏng vấn điều cho rằng giá bồi thường đã hợp lý.

4.2.6.2. Ý kiến của người có đất bị thu hồi về giá bồi thường chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề và các hỗ trợ khác

Ở dự án 1, trong tổng số 45 hộ có đất bị thu hồi tiến hành phỏng vấn thì có 27 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và các hỗ trợ khác và 18 hộ không đủ điều kiện hưởng những chính sách hỗ trợ.

- Về chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp: Có 2 hộ được hưởng chính sách này, 2 hộ này đều bị thu hồi đất rừng sản xuất, và là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra, phỏng vấn, cả 2 hộ đều có ý kiến là chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý.

- Về các hỗ trợ khác mà 27 hộ dân được hưởng, qua tổng hợp kết quả thu được ở phiếu điều tra, tất cả các hộ đều cho rằng các chính sách hỗ trợ này là hợp lý.

Ở dự án 2, trong tổng số 38 hộ dân có đất bị thu hồi được phỏng vấn, có 16 hộ không đủ điều kiện hưởng các chính sách hỗ trợ. Có 22 hộ dân được hưởng các chính sách hỗ trợ trong đó:

- Về chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp: Có 17 hộ được hưởng chính sách này. Trong đó có 12 hộ dân cho rằng chính sách là hợp lý. Các hộ dân này có đất bị thu hồi là đất nuôi trồng thủy sản và đất rừng sản xuất, nên việc thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Tuy nhiên, các chủ hộ đều là những người đã gần qua độ tuổi lao động, đa phần họ cho rằng chính sách đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp là hợp lý vì lựa chọn giữa một khoản tiền lớn được hưởng lúc về già và việc phải tiếp tục lao động để có tiền trang trải cuộc sống, họ sẽ chọn khoản tiền lớn đó để gửi tiết kiệm, an hưởng tuổi già. Có 5 hộ dân cho rằng chưa hợp lý, các hộ dân này cho rằng chính sách hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp là chưa hợp lý vì họ đều ở độ tuổi từ 35 – 50 tuổi, việc học hành, tiếp thu và đào tạo một công việc mới khá khó khăn, họ cho rằng khó có thể tìm được công việc thích hợp.

- Còn các khoản hỗ trợ khác, đều được các hộ dân cho là đã hợp lý. 4.2.6.3. Ý kiến của người có đất bị thu hồi về chính sách tái định cư

Tại dự án bệnh viện đa khoa thị xã có 20 hộ bị thu hồi đất ở thuộc diện được bồi thường bằng đất, tái định cư. Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn 20 hộ dân có đất bị thu hồi của dự án mà phải tái định cư nơi ở mới thì không có hộ dân nào đồng ý nhận đất tái định cư, cả 20 hộ dân nhận tiền bồi thường hỗ trợ cho người không nhận đất tái định cư và tự đi tìm nơi ở mới. Tương tự ở dự án Trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố, có 1 hộ dân có đất bị thu hồi đủ điều kiện nhận bồi thường bằng đất tái định cư, và 1 hộ này cũng không nhận đất tái định cư mà nhận tiền và tự tìm nơi ở mới. Đây là một biểu hiện cho thấy chính sách tái định cư ở 02 dự án này còn nhiều nhược điểm và chưa hợp lý.

4.2.6.4. Ý kiến của người có đất bị thu hồi về tình hình đời sống sau khi bị thu hồi đất

Tổng hợp từ phiếu điều tra chúng tôi có bảng 4.13:

Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về tình hình đời sống sau thu hồi đất

Nội dung

Dự án 1 Dự án 2

Số hộ % Biểu hiện qua Số

hộ %

Biểu hiện qua

Tốt hơn 29 64,4 Mua sắm đồ đạc, đầu tư mua nhà, mua đất và có tài khoản tiết kiệm

25 65,8 Mua sắm đồ đạc, đầu tư mua nhà, mua đất và có tài khoản tiết kiệm

Không thay đổi

14 31,1 Tài sản sở hữu không tăng, đời sống vật chất không có gì thay đổi

10 26,3 Tài sản sở hữu không tăng, đời sống vật chất không có gì thay đổi

Xấu đi 2 4,5 Phả thay đổi chỗ ở, phải chi tiêu để ổn định đời sống

3 7,9 Khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, tiền bồi thường thấp nhưng mất kế sinh nhai

Nhận xét:

- Qua bảng trên ta thấy:

+ Ở dự án 1: Có 64,4% hộ dân đánh giá sau khi thu hồi đời sống của gia đình tốt hơn, có 4,5% hộ dân cho rằng đời sống của gia đình không tốt như trước khi bị thu hồi đất và 31,1% cho rằng đời sống của gia đình không thay đổi.

+ Ở dự án 2: Có 65,8% hộ dân cho rằng đời sống của gia đình sau thu hồi đất tốt hơn, 26,3% cho rằng không có sự thay đổi và 7,9% cho rằng không tốt như trước khi thu hồi.

- Với ý kiến cho rằng đời sống gia đình tốt hơn sau thu hồi có 64,4% hộ dân

ở dự án 1 và 65,8% hộ dân ở dự án 2. Thực tế cho thấy những hộ dân này nhận được một số tiền bồi thường hỗ trợ không hề nhỏ và họ đã sử dụng chúng để trang trải các chi phí sinh hoạt hằng ngày, đầu tư kinh doanh, cũng như là tiết kiệm. Đặc biệt, nhiều hộ dân có điều kiện mua nhà, đất ở những vị trí thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần hơn cho cuộc sống của họ.

- Với ý kiến đời sống sau thu hồi không có gì thay đổi, ở dự án 1 có 31,1% hộ dân đồng ý với ý kiến đó, và ở dự án 2 có 26,3%. Những hộ gia đình này đa phần bị thu hồi một phần diện tích, hoặc chỉ được bồi thường tài sản gắn liền với đất (trường hợp đất bị thu hồi không đủ điều kiện được bồi thường), số tiền bồi thường hỗ trợ họ nhận được không lớn.

- Với ý kiến cho rằng đời sống gia đình không tốt như trước:

+ Ở dự án 1, có 2 hộ dân (chiếm 4,5%) cho rằng đời sống của họ không tốt như trước khi bị thu hồi đất là do họ không đồng ý với giá đất bồi thường và chính sách tái định cư. Những người dân có đất bị thu hồi phải tái định cư nhưng tự tìm chỗ ở, họ phải chi tiêu nhiều hơn để ổn định đời sống, tìm nhà, tìm đất để tạo nơi ở mới.

+ Ở dự án 2 có 3 hộ dân (chiếm 7,9%) hộ gia đình cho rằng đời sống của họ không tốt như trước do họ là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, họ bị thu hồi đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc họ mất việc làm, mà chính sách đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chưa khiến họ thực sự hài lòng, và thực tế, số tiền nhận bồi thường hỗ trợ khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà người dân nhận được không phải là một số tiền lớn, không đủ để đánh đổi kế sinh nhai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án bệnh viện đa khoa thị xã và dự án trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)