Kiến của người dân về tình hình đời sống sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án bệnh viện đa khoa thị xã và dự án trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 79)

Nội dung

Dự án 1 Dự án 2

Số hộ % Biểu hiện qua Số

hộ %

Biểu hiện qua

Tốt hơn 29 64,4 Mua sắm đồ đạc, đầu tư mua nhà, mua đất và có tài khoản tiết kiệm

25 65,8 Mua sắm đồ đạc, đầu tư mua nhà, mua đất và có tài khoản tiết kiệm

Không thay đổi

14 31,1 Tài sản sở hữu không tăng, đời sống vật chất không có gì thay đổi

10 26,3 Tài sản sở hữu không tăng, đời sống vật chất không có gì thay đổi

Xấu đi 2 4,5 Phả thay đổi chỗ ở, phải chi tiêu để ổn định đời sống

3 7,9 Khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, tiền bồi thường thấp nhưng mất kế sinh nhai

Nhận xét:

- Qua bảng trên ta thấy:

+ Ở dự án 1: Có 64,4% hộ dân đánh giá sau khi thu hồi đời sống của gia đình tốt hơn, có 4,5% hộ dân cho rằng đời sống của gia đình không tốt như trước khi bị thu hồi đất và 31,1% cho rằng đời sống của gia đình không thay đổi.

+ Ở dự án 2: Có 65,8% hộ dân cho rằng đời sống của gia đình sau thu hồi đất tốt hơn, 26,3% cho rằng không có sự thay đổi và 7,9% cho rằng không tốt như trước khi thu hồi.

- Với ý kiến cho rằng đời sống gia đình tốt hơn sau thu hồi có 64,4% hộ dân

ở dự án 1 và 65,8% hộ dân ở dự án 2. Thực tế cho thấy những hộ dân này nhận được một số tiền bồi thường hỗ trợ không hề nhỏ và họ đã sử dụng chúng để trang trải các chi phí sinh hoạt hằng ngày, đầu tư kinh doanh, cũng như là tiết kiệm. Đặc biệt, nhiều hộ dân có điều kiện mua nhà, đất ở những vị trí thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần hơn cho cuộc sống của họ.

- Với ý kiến đời sống sau thu hồi không có gì thay đổi, ở dự án 1 có 31,1% hộ dân đồng ý với ý kiến đó, và ở dự án 2 có 26,3%. Những hộ gia đình này đa phần bị thu hồi một phần diện tích, hoặc chỉ được bồi thường tài sản gắn liền với đất (trường hợp đất bị thu hồi không đủ điều kiện được bồi thường), số tiền bồi thường hỗ trợ họ nhận được không lớn.

- Với ý kiến cho rằng đời sống gia đình không tốt như trước:

+ Ở dự án 1, có 2 hộ dân (chiếm 4,5%) cho rằng đời sống của họ không tốt như trước khi bị thu hồi đất là do họ không đồng ý với giá đất bồi thường và chính sách tái định cư. Những người dân có đất bị thu hồi phải tái định cư nhưng tự tìm chỗ ở, họ phải chi tiêu nhiều hơn để ổn định đời sống, tìm nhà, tìm đất để tạo nơi ở mới.

+ Ở dự án 2 có 3 hộ dân (chiếm 7,9%) hộ gia đình cho rằng đời sống của họ không tốt như trước do họ là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, họ bị thu hồi đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc họ mất việc làm, mà chính sách đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chưa khiến họ thực sự hài lòng, và thực tế, số tiền nhận bồi thường hỗ trợ khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà người dân nhận được không phải là một số tiền lớn, không đủ để đánh đổi kế sinh nhai.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở 02 DỰ ÁN MẶT BẰNG ĐẾN NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở 02 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

4.3.1. Tình hình sử dụng kinh phí được bồi thường hỗ trợ của người dân có đất bị thu hồi đất bị thu hồi

Qua điều tra cho thấy, sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, các hộ dân có đất bị thu hồi ở 02 dự án nghiên cứu sử dụng tiền vào 6 mục đích đó là: Đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm, tiết kiệm, đầu tư học hành, mục đích khác. Qua tổng hợp phiếu điều tra có bảng 4.14.

Từ bảng 4.14 ta thấy người dân có đất bị thu hồi:

+ Dùng tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ: Ở dự án 1 có 5 hộ (11,1%), ở dự án 2 có 9 hộ (23,7%).

+ Dùng tiền để xây dựng, sửa chữa nhà: Ở dự án 1 có 12 hộ (26,7%), ở dự án 2 có 15 hộ (39,5%).

+ Dùng tiền mua sắm: Ở dự án 1 có 5 hộ (11,1 %), ở dự án 2 có 7 hộ (18,4 %).

Bảng 4.14. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân có đất bị thu hồi ở 02 dự án nghiên cứu

Nội dung Dự án 1 Dự án 2

Số hộ % Số hộ % 1.Đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ 5 11,1 9 23,7 2.Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 12 26,7 15 39,5

3.Mua sắm 5 11,1 7 18,4

4.Tiết kiệm 22 48,9 32 84,2

5.Đầu tư học hành 5 11,1 5 13,16

6.Mục đích khác 33 73,3 15 39,5

+ Dùng tiền để tiết kiệm: Ở dự án 1 có 22 hộ (48,9%), ở dự án 2 có 32 hộ (84,2%).

+ Dùng tiền đầu tư học hành: Ở dự án 1 có 5 hộ (11,1%), ở dự án 2 có 5 hộ (13,16%).

+ Dùng tiền vào mục đích khác: ở dự án 1 có 33 hộ (73,3%), ở dự án 2 có 15 hộ (39,5%) như trả nợ, chia cho con cái, đóng góp...

Nhận xét:

- Các hộ dân có đất bị thu hồi không dùng tiền bồi thường, hỗ trợ vào một

mục đích nhất định, họ chia nhỏ khoản tiền ra và sử dụng vào các mục đích khác nhau.

- Những hộ dân dùng tiền để đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ ở dự

án 1 chiếm tỉ lệ thấp hơn dự án 2. Bởi vì việc thu hồi đất ở dự án 1 ít ảnh hưởng tới việc làm của người dân hơn là dự án 2. Ở dự án 2, số hộ dùng tiền để đầu tư vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là những người dưới 35 tuổi, là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất rừng sản xuất. Họ dùng tiền bồi thường hỗ trợ để chuyển sang một công việc mới.

- Đa phần các hộ dân dùng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích gửi tiết kiệm. Những hộ này là những người đã quá già hoặc sắp qua độ tuổi lao động, con cái đã thành gia lập thất, có một khoản tiền lớn không biết sử dụng vào mục đích gì nên đem gửi tiết kiệm.

- Rất ít hộ dân sử dụng tiền để đầu tư học hành, cho thấy rằng trình độ dân

trí còn thấp, họ không quan tâm tới việc cho con em mình có môi trường học tập tốt nhất.

4.3.2. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Sự ảnh hưởng này chủ yếu là ở dự án 2, vì ở dự án này diện tích đất thu hồi chính là đất nông nghiệp.

- Đất đai vừa là công cụ sản xuất, vừa là tư liệu sản xuất của con người, đặc biệt không thể thay thế trong ngành nông nghiệp. Việc thu hồi đất đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể, giai đoạn 1 của dự án đã làm giảm 150,8 ha đất nông nghiệp trong đó có đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.

- Quỹ đất nông nghiệp thì không thể mở rộng, còn dân số thì ngày càng tăng. Khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, sẽ không còn đất để người dân sản xuất nông nghiệp, đồng nghĩa với việc họ sẽ chuyển sang những ngành nghề khác để lao động, những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp sẽ mai một dần, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Còn đối với những người dân bị thu hồi một phần diện tích đất nông nghiệp, khi diện tích đất bị thu hẹp, họ buộc phải thay đổi mô hình sản xuất để phù hợp với diện tích đất còn lại.

4.3.3. Ảnh hưởng đến lao động và việc làm của người dân có đất bị thu hồi

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Do không còn quỹ đất canh tác dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án, cũng như các địa phương khác, thị xã Quảng Yên thực hiện bồi thường, hỗ trợ bằng tiền. Cùng với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi bị thu hồi đã có những tác động rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân. Ta có bảng 4.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án bệnh viện đa khoa thị xã và dự án trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 79)