Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Các xã trên địa bàn huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ Quốc phòng - An ninh của huyện Lang Chánh và tỉnh Thanh Hoá. Thời gian qua được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các bộ ngành Trung ương, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Lang Chánh, kinh tế các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể, kết cấu hạ tầng trong các xã có nhiều đổi mới, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế các xã trên địa bàn huyện vẫn chưa theo kịp các địa phương khác trong vùng, phương tiện sản xuất còn thô sơ, phong tục tập quán lạc hậu, kết cấu hạ tầng còn rất nhiều khó khăn.

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Lang Chánh là một huyện nghèo, xuất phát điểm đi lên của nền kinh tế thấp. Trong những năm qua, với sự nỗ lực phi thường, Lang Chánh đã có

những bước tiến dài trên con đường đổi mới. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, nhanh và vững chắc.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 2.124.648 triệu đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2010. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hơn 2 lần; công nghiệp và xây dựng tăng hơn 3,5 lần; dịch vụ tăng hơn 3 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) là 14,7% (tăng 3,2% so với năm 2010) (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lang Chánh là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Những năm gần đây, cùng với xu thế chung của cả nước, tỉnh, cơ cấu kinh tế Lang Chánh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhưng còn chậm. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 64,4% năm 2010 xuống 51,5% năm 2015; các ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,4% năm 2010 lên 28,4% năm 2015; các ngành dịch vụ tăng từ 16,2% năm 2010 lên 20,1% so với năm 2015 (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Lang Chánh giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015

Nông - lâm - thủy sản 64,4 51,5

Công nghiệp - xây dựng 19,4 28,4

Dịch vụ 16,2 20,1

Tổng 100 100

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 20150 0 10 20 30 40 50 60 70

Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Chỉ tiêu

%

Năm 2010 Năm 2015

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2015

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, các ngành kinh tế đã có sự tăng trưởng và phát triển rõ rệt, giá trị sản xuất ngày càng tăng, chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lang Chánh

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2015

1 Nông nghiệp Triệu đồng 541.171 1.094.194 2 Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng 163.023 603.400 3 Dịch vụ - thương mại Triệu đồng 136.133 427.054

Tổng Triệu đồng 840.327 2.124.648

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lang Chánh (2010, 2015)

a. Khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp

Sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 1.094.194 triệu đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 644.195 triệu đồng.

* Nông nghiệp - Về trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng đạt 7.445,9 ha, tăng 3,5% so với cùng kỳ (vụ đông đạt 662 ha, tăng 3,7%; vụ chiêm xuân đạt 4.398,5 ha, tăng 1,5%; vụ thu mùa đạt 2.385,4 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ).

Diện tích cây lương thực có hạt là 3.902,9 ha, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2010 (diện tích lúa 2.636,7 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ; diện tích ngô là 1.266,2 ha, tăng 9,8% so với cùng kỳ). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 17.786 tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 7% (vụ đông xuân 1.035 tấn, vụ xuân hè 7.726 tấn, vụ thu mùa 9.025 tấn).

Diện tích cây chất bột lấy củ là 1.679,6 ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2010. Diện tích cây thực phẩm: 639 ha, diện tích cây công nghiệp hằng năm: 1.056 ha.

- Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc có chiều hướng tăng về số lượng, đàn trâu: 12.911 con, đạt 98,1% so với kế hoạch; đàn bò: 4.150 con, đạt 106,9% so với kế hoạch; đàn lợn: 17.500 con, đạt 100% so với kế hoạch; đàn gia cầm, thủy cầm là 300.000 con. Trên địa bàn huyện có 3 trang trại đạt tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi cấp tỉnh. Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm đã được triển khai tương đối đầy đủ nên không có dịch bệnh lớn xảy ra.

* Thủy sản

Năm 2015, diện tích nuôi thủy sản đạt 51 ha, sản lượng đạt 163,5 tấn, tăng 35% so với năm 2010, giá trị sản xuất đạt 1.212 triệu đồng.

* Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất trong năm 2015 đạt 448.787 triệu đồng, tăng so với năm 200 14,3%, sản lượng gỗ khai thác là 5.850 m3, so với cùng kỳ đạt 116,5%; củi khai thác 37.560 ste, tăng 5% so với cùng kỳ; tre, luồng khai thác 3.700 cây, tăng 4,5% so với cùng kỳ; nứa giấy sản lượng khai thác 2.185 tấn, so với năm 2010 tăng 18,1%; nứa hàng khai thác 1.260 nghìn cây, giảm so với năm 2010 8% (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng, giá trị sản xuất năm 2015 đạt 603.400 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng 18,1% so với cùng kỳ. Sản phẩm chủ yếu là vật liệu xây dựng và một số mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.

Các công trình xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng; các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần không nhỏ trong

công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước làm thay đổi kết cấu hạ tầng, cảnh quan – môi trường, nâng cao đời sống cho nhân dân như bàn giao và đưa vào sử dụng 8 cầu treo dân sinh tại các xã, cầu sắt và đường Bản Lưỡi Thị trấn, Trung tâm Hội nghị của huyện, trụ sở xã Quang Hiến, nhà văn hóa các xã Giao An, Giao Thiện, chợ xã Yên Thắng, các công trình chống hạn, các tuyến đường giao thông nông thôn, điện sinh hoạt (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thương mại, dịch vụ có bước tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 427.054 triệu đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2010. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại; hàng hóa lưu thông thông suốt, góp phần đáp ứng phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện, giá cả hàng hóa ổn định. Các dịch vụ viễn thông và dịch vụ công ích khác đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân. Tỷ lệ dùng điện thoại đạt 45 thuê bao/100 dân, Internet đạt 1,3 thuê bao/100 dân, tỷ lệ xem truyền hình đạt hơn 87%.

Doanh thu vận tải đạt 28.790 triệu đồng, tăng 31,9% so với năm 2010 (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số Lang Chánh năm 2015 là 47.783 người, 87,4% dân số sinh sống ở nông thôn, tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 1,03%.

Lang Chánh có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng 13,2%, dân tộc Mường chiếm 32,8%, dân tộc Thái chiếm 53,2%, các dân tộc khác như Dao, Hoa,... chiếm tỷ nhỏ (0,8%). Trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo, do đó địa phương đang có chính sách phù hợp để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện phát triển.

Dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện, chủ yếu tập trung ở Thị trấn Lang Chánh, xã Quang Hiến, Đồng Lương và ven các tuyến giao thông chính. Mật độ dân số khoảng 76 người/km2, nơi tập trung đông dân cư nhất là Thị trấn Lang Chánh với mật độ khoảng 2010 người/km2, nơi thấp nhất là xã Trí Nang với mật độ chỉ là 38 người/km2.

Tổng số lao động năm 2015 là 26.238 người, chiếm khoảng 55% dân số toàn huyện. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 22.342 người, trong đó, số lao động đang làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp là

17.106 người, lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng là 1.887 người, dịch vụ là 3.349 người.

Lực lượng lao động trong huyện dồi dào, trình độ văn hóa, tay nghề ngày càng được nâng lên, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành cần nhiều lao động như nông - lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ khoảng 27% (năm 2015) và chủ yếu lao động qua đào tạo thuộc khối cơ quan quản lý Nhà nước. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm cao, hàng năm mới giải quyết sắp xếp được cho hơn 300 người có việc làm. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng lao động là nhiệm vụ cấp thiết cần phải làm trong thời gian tới.

Đời sống nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền địa phương, của nhân dân trong huyện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

Thu nhập bình quân theo đầu người hàng năm là 15,6 triệu đồng (năm 2015), tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010 (theo giá thực tế).

Bình quân lương thực theo đầu người đã tăng nhưng còn chậm. Năm 2015, bình quân lương thực theo đầu người của huyện đạt 372 kg/người/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 57,02% năm 2010 giảm 27,34% xuống còn 29,68% năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy cuộc sống của bà con ngày càng được cải thiện.

Tỷ lệ sử dụng máy thu thanh, thu hình, xe máy ngày càng tăng. Năm 2015, tỷ lệ dân sử dụng máy thu thanh là 78,5%, sử dụng máy thu hình là 98,5%, có xe máy là 68,43%.

Để nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian tới (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Lang Chánh là huyện lị, là trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, sự nghiệp như: Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND huyện, UBND huyện và các cơ quan: Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Huyện đội, Ngân hàng,... các công trình văn hoá phúc lợi công cộng ...

Năm 2015, dân số thị trấn là 4.593 người, chiếm 9,61% tổng dân số toàn huyện, diện tích đất ở là 56,28 ha, bình quân 122,53 m2/người. Hiện nay, do quy mô thị trấn còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nên cần phải mở rộng thị trấn, lấy vào diện tích của các xã giáp ranh (Đồng Lương, Quang Hiến) (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

b. Thực trạng khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn phân bố tập trung thành các thôn và gắn liền với đồng ruộng tiện cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất thổ cư mỗi hộ thường từ 500 - 700m2. Kiến trúc nhà ở chủ yếu là nhà cấp IV, nhà sàn, số nhà tầng rất ít hoặc không có. Mỗi khu nhà ở thường có nhà chính, nhà bếp, khu chăn nuôi và vườn cây. Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: Cơ sở hạ tầng khang trang trang hơn, vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Hàng năm, khu dân cư nông thôn không ngừng phát triển về số lượng hộ, nóc nhà và diện tích. Tuy nhiên, do mang tính chất tự phát nên còn rất lộn xộn, việc quy hoạch các điểm dân cư còn mang tính chất cục bộ. Vì vậy, gây khó khăn và tốn kém khi đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, điện thoại, nước sinh hoạt,… (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện Lang Chánh chỉ có 2 loại hình giao thông là đường bộ và đường thủy. Đường bộ gồm có quốc lộ 15A, tỉnh lộ 530, các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn với tổng chiều dài là 510 km. Đường thủy toàn huyện có 39 km trên sông Âm, hoạt động vận chuyển bè mảng, chủ yếu vào mùa mưa.

Đến nay, toàn huyện có 102 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới 1.088 ha lúa vụ chiêm, 1.188 ha lúa vụ mùa. Hàng năm, thực hiện tưới tiêu chủ động cho trên 70% diện tích được tưới.

Mạng lưới điện trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cấp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Trên địa bàn huyện hiện có 37 trạm phụ tải 35/0,4 KV và 10/0,4 KV với tổng dung lượng 8.140 KVA, 89,4 đường dây 35 KV, 88,6 km đường dây hạ thế. Đến nay, đã có 99% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 99% số hộ được dùng điện.

Mạng lưới bưu chính cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và cung ứng sách báo kịp thời. Đến nay, đã có 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% số xã có báo trong ngày. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn huyện. Mạng Internet cũng ngày càng phát triển thông qua các hình thức như mạng không dây wifi, 3G, mạng cáp quang,...

Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ huyện đến xã từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tính đến năm 2015, trên địa bàn huyện có 14 cơ sở y tế (gồm 3 cơ sở y tế nhà nước và 11 trạm y tế xã, thị trấn) với tổng số 180 giường bệnh. 100% các trạm y tế được biên chế 3 thành phần cơ bản, 100% số thôn có cán bộ y tế.

Tính đến năm học 2015, toàn huyện có 40 trường, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 37,5%. 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS thường xuyên duy trì và đảm bảo tỉ lệ đạt chuẩn 11/11 xã, thị trấn. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, việc đầu tư trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm. Công tác hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn được chú trọng phát triển (UBND huyện Lang Chánh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 57)