Đánh giá chung về tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn

4.2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng

dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh

Có thể khẳng định, sau 5 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều công trình hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây mới, nâng cấp từng bước, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; có nhiều mô hình trong sản xuất, chăn nuôi đã đem lại hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; chất lượng giáo dục, y tế, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng hoàn thiện,... Số liệu so sánh thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy cán bộ và nhân dân các xã đã rất tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia XDNTM huyện Lang Chánh giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: Số lượng tiêu chí

STT Đơn vị Năm 2011 (1) Năm 2015 (2) So sánh (3) = (2) - (1)

1 Giao An 6 14 8 2 Giao Thiện 5 9 4 3 Quang Hiến 4 8 4 4 Trí Nang 4 8 4 5 Tam Văn 4 7 3 6 Đồng Lương 4 6 2 7 Yên Thắng 3 6 3 8 Tân Phúc 3 6 3 9 Lâm Phú 3 6 3 10 Yên Khương 3 5 2 Tổng 39 76 37

Đến nay, toàn huyện đạt bình quân 7,5 tiêu chí, tăng 1,9 tiêu chí so với năm 2011; có 01 xã đạt 14 tiêu chí; 03 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí, 06 xã đạt 5 - 7 tiêu chí. Chương trình xây dựng NTM đã khơi dậy và phát huy được nội lực trong nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều mô hình sản xuất đã được đưa vào áp dụng như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi lợn cỏ, gà đồi, vịt gốc, các cây con có giá trị kinh tế cao đã đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân, góp phần tăng thu nhập, giảm hộ nghèo; cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng lên cả về mặt vật chất, tinh thần, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Về thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới: Toàn huyện có 90 thôn bản đến nay bình quân đạt 6,8 tiêu chí/thôn. Thôn bản được công nhận đạt chuẩn NTM có 01 thôn (thôn Giáng xã Quang Hiến); nhóm thôn bản đạt trên 10 tiêu chí: 02 thôn; nhóm thôn bản đạt từ 6-10 tiêu chí: 51 thôn; nhóm thôn bản đạt đến 5 tiêu chí: 36 thôn.

Tính đến hết tháng 12 năm 2015, trên địa bàn huyện mới chỉ có xã Giao An đạt 14 trên tổng số 19 tiêu chí, còn lại 5 tiêu chí là: Tiêu chí số 02 về giao thông, tiêu chí số 03 về thủy lợi, tiêu chí số 07 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 17 về môi trường; xã Giao An đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành 5 tiêu chí nói trên vào năm 2016. So với trước khi thực hiện quy hoạch XDNTM vào năm 2011, xã Giao An đã thực hiện thêm được 8 tiêu chí, đạt 14 tiêu chí vào năm 2015 và đưa xã trở thành địa phương dẫn đầu toàn huyện về thực hiện XDNTM.

Ngay từ những ngày đầu triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM, xã đã xác định đây là công tác trọng điểm cần thực hiện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được triển khai đều được triển khai đến từng thôn bản, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, được cụ thể hóa thực hiện. Các chính sách đầu tư được BCĐ XDNTM xã chỉ đạo triển khai đến toàn thể nhân dân và được bà con hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình. Từ khi có phong trào XDNTM, diện mạo địa phương có nhiều khởi sắc, không chỉ về đời sống vật chất mà đời sống tinh thần của người dân cũng được chú trọng. Mọi công việc đều do nhân dân quyết định dựa trên phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”. Có thể nói, tinh thần hăng say XDNTM đã dần đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả.

Nhóm xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí: Gồm 3 xã: Giao Thiện, Quang Hiến, Trí Nang (nhóm xã này đều thực hiện thêm được 4 tiêu chí). Đây là nhóm xã thực hiện XDNTM ở mức độ trung bình so với toàn huyện. Nhóm xã này chỉ đạt được một

số tiêu chí trong nhóm tiêu chí hạ tầng - kinh tế - xã hội, thực hiện tương đối tốt trong nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường. Tuy nhiên, nhóm xã này chưa thực hiện được một số tiêu chí như thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, môi trường,... Do đại đa số nhân dân trong các địa phương nói trên đều làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nên tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên thấp, kéo theo thu nhập thấp và tỷ lệ hộ nghèo cao. Thêm vào đó là ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, nhiều hủ tục lạc hậu nên môi trường sống chưa được đảm bảo. Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho công tác XDNTM chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình. Nguồn vốn huy động tại huyện rất hạn chế, chủ yếu dựa vào các chương trình lồng ghép dẫn đến việc thực hiện các công trình bị chậm tiến độ hay ngừng trệ.

Nhóm xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí: Gồm các xã Tam Văn, Đồng Lương, Yên Thắng, Tân Phúc, Lâm Phú và Yên Khương (nhóm xã này chỉ thực hiện thêm được 2 - 3 tiêu chí). Các xã này mới chỉ thực hiện được một số tiêu chí như: Quy hoạch; bưu điện; hệ thống chính trị; an ninh, trật tự - xã hội,... Phần lớn, các xã nằm trong nhóm này đều ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của huyện, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, diện tích canh tác ít, manh mún, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông, lâm nghiệp, đặc biệt là nghề rừng dẫn đến thu nhập thấp, người dân luôn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, lười lao động nên tỷ lệ hộ nghèo cao; nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, coi việc XDNTM là việc của nhà nước, của chính quyền nên không nhiệt tình tham gia. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đều kiêm nhiệm, năng lực còn hạn chế, một số các thành viên trong ban chỉ đạo xây dựng NTM chưa dành nhiều thời gian xuống thôn bản để chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong nhân dân, dẫn đến công tác thực hiện XDNTM còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)