Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
4.4.2. Giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lang Chánh
a. Nâng cao chất lượng quy hoạch
Do quy hoạch là tiêu chí đâu tiên trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên cần quan tâm nhiều hơn đến công tác này. Tuy nhiên, trong cùng một khoảng thời gian, các xã phải tiến hành lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong khi với trình độ năng lực của các xã thì khó có thể xây dựng được quy hoạch, nên các xã đã thuê các đơn vị tư vấn có nghiệp vụ để giúp đỡ xây dựng quy hoạch. Một phần vì các đơn vị tư vấn nhận nhiều dự án cùng lúc, không có thời gian đi khảo sát thực tế, phần vì các đơn vị này thường là từ nơi khác đến, không phải người địa phương, không am hiểu về phong tục tập quán, cũng như những động lực thúc đẩy phát triển của địa phương mà chỉ thông qua số liệu báo cáo của các xã để xây dựng quy hoạch, do đó, quy hoạch thiếu tính thực tế, chưa đủ lực để góp phần phát triển các xã là không thể tránh khỏi, còn xảy ra tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch xây dựng nông thôn mới với các loại quy hoạch chuyên ngành. Vì thế, giải pháp đầu tiên là nâng cao chất lượng của 3 loại quy hoạch: Quy
hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất nhằm có sự thống nhất, thuận lợi trong quá trình thực hiện.
b. Giải pháp về tổ chức thực hiện
* Giải pháp về tuyên truyền
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nhân dân được biết và thực sự hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cả về nội dung và phương thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng, huy động cả hệ thống chính trị, trong đó, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn và hỗ trợ. Các đoàn thể là lực lượng nòng cốt, người dân ở thôn bản là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
* Giải pháp về chỉ đạo, điều hành
Các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan, ban ngành cấp huyện được phân công giúp đỡ chỉ đạo các xã, các thôn, bản trong công tác xây dựng nông thôn mới cần phải dành nhiều thời gian giúp các xã trong quá trình triển khai thực hiện, phải thực sự năng nổ, nhiệt tình, có trách nhiệm và gương mẫu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các đoàn thể cấp huyện cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với các xã thực hiện nội dung, tiêu chí nào trong năm. Các phòng của UBND huyện, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng và hằng năm, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện hiệu quả.
Ban chỉ đạo các xã: Triển khai kế hoạch sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị. Trước hết, tập trung cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Với mục tiêu cần phải đạt là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện xây dựng NTM từ hộ gia đình (từ trong nhà ra ngõ), chỉnh trang nhà ở, đảm bảo vệ sinh, thôn xóm sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội,...
c. Công tác phát triển sản xuất
Tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo phát huy tiềm năng thế mạnh tại địa phương trong trồng trọt, chăn nuôi nhưng phải theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời làm tốt
công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng kế hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung; vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa để tạo quỹ đất làm trang trại, gia trại; chăn nuôi an toàn hình thành khu sản xuất chuyên canh; cho thuê đất hoặc góp vốn bằng quỹ đất để xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, thôn nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
d. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn
Tiếp tục thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện. Bám sát quy hoạch, kế hoạch và đề án, phát huy dân chủ, công khai minh bạch với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và các đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát các công trình, không để xảy ra tiêu cực trong tổ chức thực hiện để tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân, từ đó mới có thể phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, cũng nên chỉ huy động nguồn vốn hợp lý từ nhân dân, dựa trên tinh thần tự nguyện đóng góp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khả năng thực hiện của nhân dân.
Các cấp quản lý cần rà soát, kiểm tra thật kỹ các dự án cần đầu tư, không nên chạy theo thành tích mà triển khai thực hiện các dự án chưa thực sự cần thiết đối với nhân dân. Cần thực hiện theo hướng “công trình nào cần thiết, dễ, làm trước; công trình nào chưa cần thiết, khó, làm sau”; khi đã thực hiện, cố gắng hoàn thành, tránh tình trạng công trình nào cũng làm nhưng làm dở dang. Phát huy tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, công khai, minh bạch về tài chính ở cơ sở