Kiến của nhân dân về công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 97)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã

4.3.3. kiến của nhân dân về công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới tạ

xã Giao An và xã Đồng Lương

* Cách thức tổ chức thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được các cấp chính quyền xã đã tích cực triển khai, vận động xây dựng nông thôn mới dưới nhiều hình thức: Đài truyền thanh xã đã xây dựng nhiều chuyên mục truyền tin đến các thôn, bản qua hệ thống loa ở các thôn; chính quyền các xã đã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức cho các em vẽ tranh, tham gia diễu hành cổ động phong trào toàn dân tham gia XDNTM; các xã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các hội nghị đoàn thể, các cuộc họp thôn,... Tuy vậy, mỗi địa phương cụ thể lại có cách làm riêng, dẫn đến hiệu quả mang lại cũng khác nhau.

Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến của người dân về tham gia xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

Nội dung Xã Giao An Xã Đồng Lương

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Có biết nhưng không tham gia 1 2 6 12

Không biết nên không tham gia 0 0 12 24

Có tham gia 49 98 32 64

Tổng số 50 100 50 100

Tỷ lệ người dân xã Giao An được hỏi có tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đạt 98%, trong khi xã Đồng Lương chỉ đạt 64%.

Sau khi được chính quyền xã tuyên truyền, vận động, các hộ dân đã tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp của người dân ở các xã lại khác nhau.

Bảng 4.20. Hình thức tham gia xây dựng nông thôn mới của người dân

Hình thức Xã Giao An Xã Đồng Lương

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Góp ngày công lao động 35 70 18 36

Góp tiền 8 16 13 26

Hiến đất 11 22 3 6

Người dân 2 xã tham gia vào XDNTM thông qua việc xây dựng đường giao thông nông thôn dưới ba hình thức chủ yếu: Góp ngày công lao động (đào đắp, phụ xây,...), góp tiền và hiến đất. Tuy nhiên, người dân xã Giao An tham gia tích cực hơn xã Đồng Lương. Số người được hỏi tham gia góp ngày công lao động xã Giao An là 35, còn ở xã Đồng Lương là 18; tỷ lệ số hộ hiến đất làm đường ở xã Giao An là 22%, trong khi ở xã Đồng Lương chỉ là 6%;...

Với sự vận động của chính quyền xã, các tuyến đường ngõ xóm tại xã Giao An và xã Đồng Lương đang được thực hiện với tiến độ khác nhau:

Bảng 4.21. Kết quả đạt được trong công tác xây dựng đường ngõ xóm

Tên xã

Hiện trạng Quy hoạch Tình hình thực hiện quy hoạch

Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Thời gian dự kiến Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Tình hình thực hiện Giao An 13,2 2,5 13,2 3,5 2012-2014 6,6 3,5 Đang thực hiện

Đồng Lương 30,5 2,5 30,5 3,5 2013- 2015 2,874 3,5 Đang thực hiện

Đến hết năm 2015, Giao An đã xây dựng xong 6,6 km đường ngõ xóm với chiều rộng mặt đường là 3,5 m (đạt 50%) trong khi xã Đồng Lương mới chỉ xây dựng được 2,874 km đường với bề mặt rộng 3,5 m (đạt 9,42%). Cả 2 xã hiện đang tiếp tục xây dựng các tuyến đường này.

* Nguồn vốn

Để có được kết quả hiện nay, một phần không nhỏ là sự hỗ trợ kinh phí từ huyện, tỉnh, nhân dân, các tổ chức khác, cụ thể:

Bảng 4.22. Kết quả huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới

Nội dung Giao An Đồng Lương Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 6,778 34,49 0,2 2,27 Tổ chức, cá nhân ủng hộ 1,130 5,42 0,5 5,66 Huyện hỗ trợ 0,8 1,83 0,5 5,66 Tỉnh hỗ trợ 12,156 58,26 7,63 86,41 Tổng 20,864 100 8,83 100

Ngoài ra, để xây dựng nông thôn mới, xã Giao An còn được hỗ trợ xi măng từ nhiều nguồn với tổng số 665 tấn và được hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác. Nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân nên xã Giao An có được nguồn vốn từ nhân dân đóng góp đạt tỷ lệ 34,49% trong khi xã Đồng Lương chỉ đạt 2,27%.

Xã Giao An và Đồng Lương có kết quả thực hiện công tác XDNTM khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do:

- Công tác tuyên truyền: Xã Giao An làm tốt công tác tuyên truyền nên mọi người dân đều biết và ít nhiều tham gia vào thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn. Cán bộ chính quyền xã nhiệt tình tham gia tuyên truyền, làm gương cho bà con tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, từ đó, tạo hiệu ứng tích cực, khích lệ cho bà con cùng tham gia. Trong khi đó, xã Đồng Lương chưa đi sâu vào công tác tuyên truyền, cán bộ trong ban chỉ đạo còn thiếu nhiệt tình trong quá trình vận động người dân tham gia thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, dẫn đến tình trạng nhiều người dân còn chưa biết đến phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

- Về huy động vốn: Xã Giao An ngoài nguồn vốn được hỗ trợ từ Trung ương còn tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn như: Vốn từ bà con nhân dân sinh sống trên địa bàn; vốn từ các nhà hảo tâm; vốn từ các doanh nghiệp, trang trại đóng trên địa bàn; vốn từ những người con xa quê hay còn tận dụng nguồn vốn từ các dự án đang thực hiện trên địa bàn xã. Xã Đồng Lương khá thụ động trong việc kêu gọi các nguồn vốn, chủ yếu xã chỉ trông chờ vào nguồn vốn từ Trung ương hoặc kêu gọi từ bà con nhân dân sinh sống trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)