Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở rộng hành chính năm 2008, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người (năm 2015). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội trước đây được gọi là “Thăng Long - mảnh đất rồng bay”, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông Hồng, là nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Với hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển về các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Vị trí địa lý: Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,

thành phố có diện tích 3.328,9 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập

trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các

Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa nóng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến hết tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi khô hạn vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 8 đến tháng 11 Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ vào chiều tối và sẽ đón từ hai đến ba đợt không khí lạnh yếu tràn về.

Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm.

Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C do chịu ảnh hưởng của La Nina. Vào tháng 6 năm 2015 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới, Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng kỉ lục trong 1 tuần (từ 1-6 đến 7-6) với nhiệt độ lên tới 43,7 °C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử. Do có hiệu ứng đô thị, nên nếu đợt nắng nóng, cảm nhận thực tế ngoài trời có thể khoảng 42 độ. 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Trong những năm vừa qua, kinh tế Hà Nội có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng hiện đại và hiệu quả.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 2010 - 2015

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 11,3 10,7 9 8,5 8,8 9,2

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,4 3,7 0,8 3,4 2 2,5 Công nghiệp và Xây dựng 11,7 10,2 9,4 8,3 8,5 9,1

Dịch vụ 11,5 11,8 9,6 9,1 9,6 9,9

Nguồn: Niêm giám thống kế Thành phố Hà Nội Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tăng 9,2%, cao hơn các quý trước và cùng kỳ năm 2014. Lũy kế 9 tháng năm 2015, GRDP tăng 8,3%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Các ngành, lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng cũng tăng 13,5% so với cùng kỳ 2014.

Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế Hà Nội vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng cao, bình quân gấp 1,5 lần mức tăng trưởng chung của cả nước. Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, GRDP của Hà Nội tăng 10,7% so với năm 2010. Năm 2013 là năm khó khăn nhất, kinh tế Thủ đô cũng như cả nước chịu ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, GRDP vẫn duy trì được mức tăng 8,5%

Năm 2013, dù tình hình kinh tế cả nước nói chung vẫn hết sức khó khăn nhưng kinh tế Hà Nội đã vượt lên, thể hiện dấu hiệu phục hồi và có bước phát triển. Theo đó, tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 8,5% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0- 8,5% gấp 1,53 lần mức tăng chung của cả nước. Đến năm 2014, kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăngtrưởng khá, cả năm 2014 tăng 8,8%. Trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng. Kết quả khả quan năm 2015 cho thấy, những giải pháp đồng bộ về phát triển kinh tế - xã hội mà thành phố triển khai đang đi đúng hướng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân 5 năm 2011 - 2015 ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 27,6 tỉ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Bình quân trong giai đoạn này, Hà Nội luôn đóng góp 10% GDP cả nước,

thu ngân sách chiếm gần 20% cả nước, thể hiện vai trò và vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế.

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (dự thảo lần 6) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội thời kỳ 2001-2009 là 9% (thời kỳ 2001-2005 là 11%), cao gấp 1,49 lần cả nước. Trong đó ngành dịch vụ với tốc độ tăng cả thời kỳ là 10,9%, đóng góp 49,9% cho tăng trưởng. Ngành công nghiệp có tôc độ tăng trưởng cao nhất với 13,8% và có lúc mức đóng góp cao hơp ngành dịch vụ, nhưng nếu xét toàn thời kỳ 2001-2008, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 47,4%, xấp xỉ bằng ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của khối ngành nông nghiệp trong phạm vi cả nước (3,83%). Với tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với khu vực phi nông nghiệp, đóng góp của ngành nông nghiệp đã giảm đi nhanh từ 4,1% thời kỳ 2001-2005 xuống còn 1,1% năm 2008. Xét tổng cả thời kỳ từ 20012008, mức đóng góp cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ ñạt 2,7%. Dự kiến giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt 10,2%/năm. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực khi tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,3% năm 2009. Khu vực dịch vụ có tỷ trọng là 52,6% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2008 và là ngành có tỷ trọng cao nhất. Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp.

Các thành phần kinh tế đều được Thành phố khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước được củng cố, sắp xếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng ( năm 2008 khu vực nhà nước vẫn chiếm 44,2% trong cơ cấu GDP). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh cả số lượng và quy mô, góp phần ñáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động. Hình thành nhiều tập đoàn kinh tế, tông công ty, công ty mạnh, có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Tuy có tổng GDP đứng thứ 2 trong cả nước nhưng GDP bình quân ñầu người của Thủ đô Hà Nội năm 2009 chỉ gần 1.700USD, gấp hơn 1,7 lần cả nước và 1,75 lần so với toàn vùng Đông bằng sông Hồng. Lý do là mức tăng dân số (đặc biệt là người dân nhập cư vào Thủ đô) tăng rất nhanh, lên đến 2,1% trong cả thời kỳ 2001-2008 (không tính đến vào thành phố sinh sống theo thời vụ). Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm

2007, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tư nguyên liệu tăng 29,3%. Hà Nội cũng là một trong số ít địa phương trong nhiều năm có mức bội thu ngân sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Năm 2008, tỷ lệ thu ngân sách huy động vào GDP là 37,8% và mức bội thu ngân sách lên đến hơn 46,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 26,3%GDP. Lạm phát của Hà Nội thời kỳ 2001-2008 là 8,4%, cao hơn mức lạm phát của cả nước (8,1%) nhưng tỷ số giữa tăng trưởng và lạm phát lớn hơn 1, tức là tăng trưởng cao hơn lạm phát (1,35 lần) trong khi tỷ số này của cả nước là nhỏ hơn 1 (0,93lần), đây là một chỉ số tích cực đối với sự phát triển của Hà Nội. Dù vậy, chỉ tiêu này ở năm 2008 là 0,62 lần do yế tố tác động của cuộc khủng hoảng và lạm phát tăng cao của cả nước.

Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều phát triển - Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá. Tính đến tháng 8 năm 2009 thành phố Hà Nội có 18 khu công nghiệp (KCN) tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hiện đã và đang triển khai, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 809,5 ha và 8 KCN đang trong giai đoạn lập quy hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi đất GPMB và xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 2.886 ha (Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, tháng 8/2009). Một số KCN đã được lấp đầy doanh nghiệp thứ phát như KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài, Nam Thăng Long…

Dịch vụ vẫn là ngành có giá trị tăng thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ ñô. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế giáo dục, hỗ trợ sản xuất kinh doanh … đều có sự tăng trưởng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân, khách du lịch quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó khăn: diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm do tốc độ đô thi hoá nhanh; ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt úng ngập tháng 10 năm 2008 và suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên sản lượng lương thực vẫn tăng trưởng, năm 2009 đạt 1,23 triệu tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục, đạt 141 triệu đồng/ha đất canh tác năm 2009; kinh tế

trang trại liên tục phát triển cả về số lượng, quy mô và giá trị sản xuất, năm 2009 trên địa bàn có 2.523 trang trại.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển, các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết.

Xây dựng và quản lý đô thị có bước phát triển mới, hệ thống hạ tầng bước đầu được cải thiện.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch đề ra, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh thấp. Dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao phát triển chậm. Tăng trưởng xuất khẩu chưa vững chắc, hàng hoá xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và gia công. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng phân tán, chưa tạo được mô hình sản xuất có hiệu quả cao.

+ Khu vực dịch vụ tăng trưởng còn chậm + Tăng trưởng chủ yếu do yếu tố vốn đầu tư.

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển, môi trường bị ô nhiễm, công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn hạn chế.

+ Các lĩnh vực xã hội vẫn còn một số tồn tại yếu kém. + Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các tỉnh, thành phố, các báo cáo về tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam từ 1986 đến nay, tình hình đầu tư FDI tại Hà Nội (Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội, Ban quản lý các KCN TP Hà Nội), ngoài ra các báo cáo khoa học, tạp chí, Internet, các văn bản pháp quy… được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài bao gồm những dữ liệu thu thập từ các đối tượng liên quan như: Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nội để điều tra bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho TP Hà Nội về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làm điểm nghiên cứu, những doanh nghiệp có thể đại diện cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực trong TP. Mẫu chọn ra phải đảm bảo tính đại diện cho cả TP.

Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn 50 mẫu nghiên cứu, tương ứng với 50 doanh nghiệp FDI Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tất cả các doanh nghiệp đều được chọn ngẫu nhiên không lặp lại.

Bảng 3.2. Đối tượng điều tra

Đối tượng Tổng số

đối tượng

Số lượng đối tượng điều tra

% tổng số đối tượng

Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản,

trong đó:

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp: - Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: - Lĩnh vực cung cấp dịch vụ: - Lĩnh vực thương mại: - Lĩnh vực khác: 50 10 15 15 5 5 50 10 15 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)