Mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư từ Nhật Bản của TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư từ Nhật Bản của TP Hà Nội

4.4 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút fdi từ Nhật Bản

4.4.1.Mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư từ Nhật Bản của TP Hà Nội

4.4.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội

* Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

- Phát triển các ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn: Tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thông tin truyền thông - viễn thông, đào tạo nhân lực, y tế… Phát triển Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, bán lẻ, xuất - nhập khẩu, trung tâm tài chính – ngân hàng đầu tư ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; xây dựng các khu trung tâm tài chính – ngân hàng, các khu trung tâm mua sắm, đại siêu thị hỗn hợp dịch vụ, vui chơi giải trí lớn, hiện đại

- Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và thân thiện môi trường: Phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; xây dựng Hà Nội thành trung tâm công nghệ thông tin của cả nước, phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu. Trong giai đoạn đầu, ưu tiên phát triển một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, điện tử, dự động hoá và thiết bị kỹ thuật, công nghệ sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp,

chế biến nông – lâm - thủy sản, sản xuất và sử dụng vật liệu mới. Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, suất tiêu hao năng lượng thấp. Xây dựng và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch, phối hợp với Trung ương hoàn thành xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao sinh học, Khu Công viên công nghệ thông tin Hà Nội trước năm 2020.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả và bền vững.

* Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Hà Nội năm 2016

Chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, phù hợp với lợi thế của Thủ đô, nâng cao năng suất lao động.

- Lĩnh vực dịch vụ: ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ: tài chính – ngân hàng, du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông, vận tải công cộng; xây dựng Hà Nội thành trung tâm mua sắm hàng hoá của khu vực vào năm 2020.

- Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng: Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao; khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, đẩy mạnh nội địa hoá. Khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm.

- Lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sinh thái, hiện đại, kỹ thuật cao.

- Chuyển dịch cơ cấu vùng: Ưu tiên phát triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

* Định hướng chung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, thời gian tới, Hà Nội chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài theo định hướng:

- Chuyển dần sang coi trọng chất lượng FDI: Thu hút FDI có chọn lọc, tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI thành lập tràn lan nhưng hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc quá tải về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cũng như năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước.

- Thu hút FDI công nghệ hiện đại: công nghệ hiện đại đòi hỏi các nhà đầu tư phải nhập khẩu và vận hành máy móc, trang thiết bị tiên tiến, đòi hỏi phải đào tạo kiến thức cho cán bộ, công nhân sử dụng. Nhờ vậy, có thể đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.

- Thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng: đây cũng là yếu tố đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng lao động của Hà Nội, hạn chế các doanh nghiệp FDI đưa vào công nghệ thấp hoặc không đòi hỏi công nghệ (yêu cầu lao động giản đơn, chỉ thực hiện khâu gia công, lắp ráp cuối cùng để xuất khẩu hoặc bán vào thị trường trong nước) để tận dụng công nghệ cũ, lỗi thời và nhân công giá rẻ; đồng thời, có thể phân khúc ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông, đòi hỏi vốn ít cho các doanh nghiệp trong nước.

- Thu hút FDI nhằm tăng cường chuỗi liên kết với doanh nghiệp trong nước: hiện nay, năng lực sản xuất và cung cấp dịch vụ của khối doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, vì vậy, phải lựa chọn các doanh nghiệp FDI có khả năng tạo sự lan toả, kết nối được với doanh nghiệp trong nước trong quá trình sản xuất, phân phối nhằm dần nâng cao chất lượng của khối doanh nghiệp trong nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Thu hút FDI phù hợp với quy hoạch, bảo vệ môi trường và mang tính bền vững: hạn chế các dự án tiêu tốn năng lượng, khai thác nguyên vật liệu không gắn với sản xuất, chế biến, các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Định hướng một số ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài:

- Dịch vụ trình độ và chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn: tài chính – ngân hàng, du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông, logistic….;

- Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ:

phát triển các khu công nghiệp; chọn lọc, ưu tiên các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản, công nghệ sinh học: các sản phẩm đạt chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm và có giá trị xuất khẩu cao trên cơ sở tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước.

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị: Đầu tư xây dựng mới cầu, đường, các công trình giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe) trong khu vực nội đô; đầu tư xây dựng và mở rộng một số nhà máy cấp nước (ưu tiên khai thác nguồn nước mặt) và xây dựng hệ thống đường ống nước đồng bộ…

- Phát triển các khu đô thị mới, hiện đại, đồng bộ và phù hợp với quy hoạch. - Bảo vệ và cải thiện môi trường: Xây dựng các cơ sở chế biến có công nghệ xử lý, tái chế rác thải tiên tiến; xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải…

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.

4.4.1.2. Mục tiêu, định hướng, lĩnh vực thu hút FDI từ Nhật Bản * Mục tiêu:

Hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nội và thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô thông qua việc xác định được định hướng thu hút đầu tư và giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản.

* Lĩnh vực lựa chọn

- Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ: Tập trung phát triển các khu công nghiệp và các ngành sản xuất công nghiệp trung nguồn sử dụng công nghệ cao để cung ứng đầu vào linh phụ kiện cho các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, máy móc thiết bị vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã và đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật(phù hợp với nhà đầu tư Nhật Bản), trong đó tập trung vào các địa điểm: Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) và Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn: 340ha tại huyện Sóc Sơn; KCN hỗ trợ Nam Hà Nội: 640ha tại Phú Xuyên;

- Công nghiệp điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin: Tập trung vào phát triển công nghiệp trung nguồn sử dụng công nghệ cao để cung ứng đầu vào linh phụ kiện cho các nhà máy điện tử lắp ráp đang hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin (tập trung vào các địa điểm: KCN kỹ thuật cao Đông Anh, khu công viên công nghệ

- Công nghiệp chế biến nông –lâm -thuỷ sản, thực phẩm: Nâng cao tính an toàn nguyên phụ liệu và đẩy mạnh hoạt động này; +Nâng cao tính an toàn và hiện đại hoá quy trình gia công chế biến; Hiện đại hoá khâu lưu thông, giảm chi phí lưu thông; Đẩy mạnh Marketing cho sản phẩm thực phẩm chế biến.

- Phát triển các khu công nghiệp trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư của Thành phố, khu đô thị sinh thái, trung tâm thương mại, logistic và công trình hạ tầng khác:

Thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư xây dựng, vận hành các khu công nghiệp trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2013 do UBND Thành phố công bố, trong đó, chú trọng dự án “Xây dựng và vận hành khu công nghiệp Đông Anh”, khoảng 300ha tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh và dự án “Xây dựng và vận hành khu công nghiệp Nam Phú Cát”, khoảng 500ha tại huyện Quốc Oai.

Tập trung nâng cao tính khả thi và hiệu quả của các dự án đô thị đã được cấp phép nhưng không triển khai thông qua việc thu hồi giao nhà đầu tư khác hoặc kết nối hợp tác giữa nhà đầu tư bất động sản trong nước đang gặp khó khăn và nhà đầu tư Nhật Bản đang có nhu cầu đầu tư.

- Dịch vụ y tế chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi: Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân, trong đó, chú trọng đối tượng người cao tuổi hiện chưa có dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thông qua việc chuyển giao công nghệ cung cấp dịch vụ và kỹ thuật quản lý từ Nhật Bản;

- Dịch vụ đào tạo nghề chất lượng cao: Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp chế biến, y tế, điều dưỡng, quản lý, văn phòng… nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động và sắp đầu tư vào Việt Nam cũng như xuất khẩu lao động chất lượng cao đi các nước;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 87)