Số liệu lao động sử dụng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73)

Năm Tổng số lao động khu vực FDI (người) Lao động trong các DN Nhật Bản (người) Trong đó Nam Nữ 2013 171.218 107.794 44.183 63.611 2014 191.342 132.441 47.993 84.448 2015 197.831 131.393 46.672 84.721

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Như trên đã phân tích, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế biến chế tạo gắn với hoạt động sản xuất nên đòi hỏi rất nhiều công nhân trực tiếp. Chính vì vậy, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong toàn bộ khối doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ lần lượt trong 03 năm là: 62,96%; 69,22% và 66,42%. Về cơ cấu lao động, lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các doanh nghiệp Nhật Bản, năm 2015 tỷ lệ lao động nữ chiếm đến 64,4%.

Biểu đố 4.5. So sánh tỷ lệ sử dụng lao động của doanh nghiệp Nhật Bản trong khối doanh nghiệp FDI

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội (2015) 4.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO HÀ NỘI

4.3.1. Những tồn tại chủ yếu trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản tại Hà Nội

Nhìn lại hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố Hà Nội chưa thu hút được các tập đoàn công nghiệp sản xuất lớn của Nhật với mức vốn đầu tư lớn để tạo động lực thu hút và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với mức đầu tư thấp cũng như chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu mua hàng hoá trung gian từ công ty mẹ hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài phục vụ gia công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa sản phẩm, do vậy, quá trình nghiên cứu công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm.

Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp khi bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai. Các phân tích và chỉ số cạnh tranh cho thấy, các lợi thế cạnh tranh tĩnh (vị trí địa lý, chính trị ổn định, nguồn nhân lực giá rẻ….) chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thay vào đó, các lợi thế động (quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, năng

lực công nghệ…) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, đối với môi trường đầu tư tại Hà Nội, các các yếu tố này còn thiếu hoặc yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, cụ thể:

- Khả năng cung ứng đất sạch và mặt bằng sản xuất, nhà xưởng: Qua điều tra khảo sát của 50 Doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội, 64% Daonh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận đát sạch của Thành phố Hà Nội chi dừng ở mức Khá và Thấp, chủ yếu những Doanh nghiệp này tập trung trong lĩnh vực Sản xuất, kinh danh bất động sản và lĩnh vực thương mại đầu tư Dự án có sử dụng đất; 30% Doanh nghiệp đánh giá chỉ tiêu này thuộc mức rất cao, do chủ yếu các Doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chỉ thuê văn phòng làm cơ sở giao dịch, làm việc với khách hàng.

Bảng 4.6. Ý kiến Nhà đầu tư về khả năng tiếp cận đất đai và khả năng cung ứng mặt bằng tại Thành phố Hà Nội

Phân loại đối tượng lượng Số mẫu

Phân loại đánh giá

Rất cao Cao Khá Thấp Rất thấp Lĩnh vực sản xuất 10 3 7 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản 15 2 13 Lĩnh vực cung cấp dịch vụ 15 15 Lĩnh vực thương mại 5 2 3 Lĩnh vực khác 5 3 1 1 Tổng 50 15 3 8 24 0 Tỷ lệ (%) 100 30 6 16 48 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Điều này cho thấy Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng được đối với nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các khu công nghiệp tập trung đa số đã được lấp đầy, một số Khu, cụm công nghiệp mới đang trong giai đoạn GPMB hoặc chưa đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Các khu này không được thiết kế, xây dựng phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người Nhật, thiếu các dịch vụ đồng bộ kèm theo phục vụ cho các chuyên gia người Nhật sinh sống và làm việc tại các địa điểm này. Thêm vào đó khó khăn trong GPMB tại Hà Nội cũng làm nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại.

Yêu cầu lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch là vấn đề khó khăn với các nhà đầu tư do hiện các nhà đầu tư không có thông tin về quy hoạch phân khu và quy hoạch ngành. Bên cạnh đó, các quy hoạch này cũng không chỉ ra rõ các

địa điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thực hiện dự án, đặc biệt các dự án cung cấp dịch vụ.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng:

So với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Phillipines, Malaixia… thì nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém hơn cả, hệ thống đường giao thông chậm được xây dựng hiện đại gây ra tình trạng quá tải khi các phương tiện vận chuyển gia tăng nhanh chóng. Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến Nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội

Cơ sở hạ tầng kỹ

thuật mẫu Số Tỷ lệ (%)

Phân loại (%) Rất

tốt Tốt Khá Trung bình Không tốt Giao thông đường sắt 50 100 52 30 12 6 Giao thông đường bộ 50 100 4 60 18 14 4 Giao thông đường thủy 50 100 14 30 40 16 Giao thông đường

hàng không 50 100 6 54 30 10

Hệ thống điện 50 100 10 16 60 14

Hệ thống nước 50 100 10 18 60 12

Hệ thống thông tin 50 100 20 64 12 4

Dịch vụ khác 50 100 24 40 16 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua kết quả khảo sát, khoảng 84% ý kiến của doanh nghiệp cho biết họ chưa gặp khó khăn nhiều về cơ sở hạ tầng nói chung, bao gồm cả hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án như hệ thống cấp điện, nước, xử lý nước thải, bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, khoảng 16% doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cụ thể:

+ Hạ tầng giao thông: Khoảng 16% Doanh nghiệp đánh giá giao thông Hà Nội chỉ dừng ở mức Trung Bình và Không Tốt; đồng thời cho rằng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Hà Nội còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện đại. Mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp và có quá nhiều nút giao thông đồng mức. Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh và thiếu hệ thống vận tải hành khách công công (hiện mới chỉ có loại hình xe buýt) dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc. Hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe cũng thiếu về số lượng, phân bố không đều và chưa hợp lý, chất lượng dịch vụ chưa cao.

+ Nguồn cung cấp điện không ổn định, chất lượng điện thấp, đôi lúc xảy ra trường hợp cắt điện đột ngột, không có kế hoạch hoặc thông báo trước cho doanh nghiệp. 14% Doanh nghiệp đánh giá tiêu chí này chỉ dừng ở Trung Bình.

+ Các công trình nhà ở, khách sạn và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản bên cạnh các khu công nghiệp chưa phát triển, không thuận lợi cho nhà đầu tư và người lao động. Thường họ phải thuê chỗ ở cách xa dự án hoặc phải về trung tâm thành phố, gây tốn kém thời gian, chi phí di chuyển và không có tính ổn định. Việc chậm phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện thủ tục đầu tư cũng như giảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư. 20% Doanh nghiệp đánh giá chỉ số này là Không tốt.

- Vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính: Theo báo cáo PCI 2015 của USAIDS/VNCI-VCCI, doanh nghiệp đánh giá chỉ số về chi phí thời gian thực hiện các quy định của nhà nước không có sự biến chuyển mạnh, cụ thể năm 2014 là 5,54 và năm 2015 là 5,56 điểm.

Qua kết qua khảo sát điều tra đối với 50 Doanh nghiệp Nhật Bản, có đến 54% doanh nghiệp được hỏi cho rằng không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHC và chỉ có khoảng 46% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định rằng Thành phố có sáng tạo trong việc giải quyết những vướng mắc đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát về thực hiện cải cách thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội

Phân loại đối tượng lượng Số mẫu

Phân loại đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Kém kém Rất Lĩnh vực sản xuất 10 4 6 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản 15 3 10 2 Lĩnh vực cung cấp dịch vụ 15 3 10 2 Lĩnh vực thương mại 5 2 3 Lĩnh vực khác 5 1 4 Tổng 50 3 20 25 2 Tỷ lệ (%) 100 6 40 50 4

- Chi phí nguyên vật liệu cao do tỷ lệ nội địa hoá thấp: Theo khảo sát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm 2015 của JETRO: Chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 63,3 tổng chi phí sản xuất, so với chi phí nhân công bình quân là 17,2% thì chi phí nguyên liệu chiếm phần lớn. Tỷ lệ chi phí nguyên liệu, linh kiện cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khá cao, khoảng 62,4%, chiếm hơn một nửa giá thành sản xuất, vì vậy, việc giảm phí nguyên liệu đang là thách thức chung của các doanh nghiệp Nhật Bản.

- Chi phí lao động cao, lao động thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng các yêu cầu cao của nhà đầu tư Nhật Bản: Theo đánh giá của các Nhà đầu tư Nhật Bản, nguồn nhân lực của Hà Nội rất tiềm năng về số lượng, tuy nhiên, chưa đáp ứng về chất lượng và tính chuyên nghiệp. Các lao động phổ thông phần lớn chưa được hướng dẫn và đào tạo kỹ năng, thói quen làm việc trong môi trường áp lực, đòi hỏi phải học hỏi, phối hợp đồng bộ và phải có tính kỷ luật cao. Còn thiếu nhân lực có tay nghề trong các ngành công nghệ cao. Theo nhận định của các doanh nghiệp Nhật Bản được điều tra, khảo sát: 68% doanh nghiệp (tương đương 34/50) được hỏi đánh giá gặp khó khăn về năng lực, ý thức của lao động địa phương và 54% (27 doanh nghiệp) gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực địa phương vào các vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.

Bảng 4.9. Khảo sát đánh giá của Doanh nghiệp về lao động tại Thành phố Hà Nội. Số lượng mẫu Tỷ lệ (%) Yếu tố Phân loại (%)

Rất thấp Thấp thường Bình Cao Rất cao

50 100 Giá cả 70 26 4

50 100 Số lượng 24 30 46

50 100 Chất lượng 8 60 27 5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 4.3.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế:

- Chưa chú trọng công tác quy hoạch, tạo mặt bằng dành riêng cho khu vực

FDI: Công tác quy hoạch ngành còn chậm, chưa rõ ràng và không có định hướng

quy hoạch mặt bằng cho khu vực FDI, chưa nói đến việc quy hoạch mặt bằng và xây dựng nhà xưởng cho sản xuất phù hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đài Loan, Thái Lan…Tỉ lệ doanh nghiệp muốn nội địa hoá chiếm trên 75% và việc tăng tỷ lệ nội địa hoá cũng được ưu tiên mua từ nhà cung cấp địa phương hơn là mua từ nhà cung cấp Nhật Bản tại đó nhằm mục tiêu giảm giá thành, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa đáp ứng được cả về yêu cầu loại sản phẩm, số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam chỉ đạt 27,9%, thấp hơn bình quân chung là 47,8% và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (60,8%), Thái Lan (52,9%) và Indonesia (43,3%). Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện nội địa tại Việt Nam khoảng 45% là doanh nghiệp địa phương, 37% là doanh nghiệp Nhật Bản, và 18% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác. Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Nhật Bản trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp ở Việt Nam để giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

0 10 20 30 40 50 60 70

Việt Nam Trung

Quốc

Thái Lan Indonesia Bình quân chung

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam so với các nước trong khu vực và bình quân chung

Nguồn: Báo đầu tư (2015) - Chưa chú trọng công tác đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của nhà đầu tư Nhật Bản: Nhiều doanh nghiệp cho rằng, sự phát triển ồ ạt các khu công nghiệp dẫn tới tình trạng thiếu ổn định của nguồn lao động. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động địa phương đạt yêu cầu do: tính ổn định việc làm thấp, thường xuyên có tình trạng người lao động không có ý thức kỷ luật trong thời gian làm việc, nghỉ việc tuỳ ý hoặc chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác; khả năng tự cập nhật kiến thức và ý thức nâng cao chuyên môn chưa cao; rất ít lao động giao tiếp được bằng tiếng Anh hoặc tiếng

Nhật; đinh nghĩa về mức lương tối thiểu không rõ ràng, người lao động chưa được giải đáp thấu đáo về các quy định liên quan đến tiền lương dẫn đến tình trạng tranh chấp trong lao động hoặc đình công. Điều này dẫn đến tính thiếu chuyên nghiệp của các lao động cũng như tình trạng nguồn lao động chất lượng cao không ổn định.

- Hệ thống pháp luật còn chưa rõ ràng, đồng bộ, CCHC còn chậm, thiếu tính chủ động, sáng tạo: Nhiều Doanh nghiệp cho rằng hệ thống văn bản pháp luật và hướng dẫn còn thiếu tính đồng bộ giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành, dẫn đến TTHC mất nhiều thời gian và chi phí của nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục theo quy định, cũng như khó khăn cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI.

- Chưa xác định được ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư chiến lược thu hút FDI và phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Thành phố: Việc thu hút FDI vẫn theo cách truyền thống dựa trên cơ sở những gì Thành phố cần mà chưa có các nghiên cứu, phân tích, đánh giá khoa học về chất lượng, tác động của các sản phẩm, dịch vụ do khối FDI cung cấp đến phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động mang tính dài hạn. Do vậy, hiện tại Thành phố chưa xác định được ngành, lĩnh vực, địa bàn chiến lược thu hút FDI, chưa xây dựng được các rào cản kỹ thuật cần thiết để lọc bớt đầu tư FDI trong lĩnh vực không thật sự cần thiết và phù hợp với Thành phố như: các doanh nghiệp có mức vốn đầu tư quá nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng đất

nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thấp….

- Công tác xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả: Khả năng và các nguồn cung cấp thông tin một cách đồng bộ về môi trường đầu tư của Hà Nội cho các nhà đầu tư Nhật Bản chưa đáp ứng. Hiện các thông tin trên các trang thông tin điện tử của Thành phố và các Sở ngành, quận huyện chủ yếu bằng tiếng Việt, một số trang có thông tin bằng tiếng Anh, không có tiếng Nhật. Bên cạnh đó, các thông tin cơ bản về quy hoạch không gian, quy hoạch ngành, kế hoạch, định hướng phát triển của thành phố và từng khu vực chưa được cập nhật một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73)