Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI Nhật Bản tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 68)

Tính đến hết 31/12/2015, trên toàn địa bàn Thành phố có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư với tổng số 3.398 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,357 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai về vốn đầu tư và về số dự án FDI đăng ký tại Hà Nội, với tổng số 706 dự án (trong đó có 150 dự án trong Khu Công nghiệp); tổng vốn đầu tư đạt khoảng 4,783 tỷ USD (trong đó, vốn của dự án trong Khu Công nghiệp khoảng 2,8 tỷ USD); Quy mô vốn bình quân 9,41 triệu USD/dự án.

Nhìn chung, các nhà đầu tư Nhật Bản là các nhà đầu tư triển khai nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam, có đóng góp đáng kể vào vốn FDI đăng ký và thực hiện, góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố, tạo thêm nhiều việc làm, đãi ngộ tốt cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

4.2.3.1. Thực trạng đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Xét về vốn đầu tư, lĩnh vực chế biến chế tạo gồm ô tô xe máy, sản xuất

điện, điện tử, sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng có vốn đầu tư lớn nhất (khoảng hơn 3,84 tỷ USD-chiếm 80,25%), tiếp đến là nhóm đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, nhà hàng (khoảng 376 triệu USD - chiếm 7,86%); nhóm CNTT và truyền thông (khoảng 168 triệu USD - chiếm 3,52%); nhóm hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ (khoảng 133 triệu USD - chiếm 2,79%); nhóm thương

Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu FDI của Nhật Bản tại Hà Nội tính đến năm 2015 Lĩnh vực hoạt động Tổng vốn đầu tư (USD) Tổng số dự án Mã ký hiệu Tỷ lệ vốn Tỷ lệ dự án Nông nghiệp 2.592.000 17 A 0,05 2,41 Chế biến chế tạo 3.839.004.989 176 C 80,25 24,93 Xây dựng 52.370.389 55 F 1,09 7,79 Thương mại 97.296.242 67 G 2,03 9,49

Vận tải, kho bãi 65.535.613 33 H 1,37 4,67

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.514.000 28 I 0,05 3,97 CNTT; Truyền thông 168.419.157 112 J 3,52 15,86 Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm 6.510.773 21 K 0,14 2,97 Kinh doanh Bất động sản 375.993.493 28 L 7,86 3,97 Khoa học, công nghệ 133.423.937 84 M 2,79 11,90

Dịch vụ hỗ trợ 16.000.000 18 N 0,33 2,55

Giáo dục, đào tạo 1.837.891 23 P 0,04 3,26

Y tế 21.699.905 27 Q 0,45 3,82

Dịch vụ khác 636.754 17 R, S 0,01 2,41

Tổng số 4.783.835.143 706

Nguồn: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (2015)

Biểu đồ 4.2. So sánh về tỷ lệ vốn đầu tư giữa các lĩnh vực

Nguồn: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (2015) Xét về số lượng dự án: Lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo đứng đầu về số lượng dự án với 176 dự án (chiếm 24,93%), tiếp theo là CNTT và truyền thông:

112 dự án (chiếm 15,86%), hoạt động chuyên môn bao gồm các dự án tư vấn, dịch vụ công nghiệp, khoa học công nghệ: 84 dự án (chiếm 11,9%), …

Biểu đồ 4.3. So sánh về tỷ lệ số lượng dự án

Nguồn: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (2015) 4.2.3.2. Thực trạng đầu tư theo địa bàn

Xét về địa bàn đầu tư: các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở các quận nội thành: Ba Đình (100 dự án, chiếm tỷ lệ 14,6%); Hai Bà Trưng (58 dự án, chiếm tỷ lệ 8,22%); Cầu Giấy (85 dự án, chiếm tỷ lệ 12,44%); Đống Đa (57 dự án, chiếm tỷ lệ 8,07%)… Một số doanh nghiệp lựa chọn các huyện sát các quận nội thành, đã được đô thị hoá và rất đông dân cư như: Nam, Bắc Từ Liêm (31 dự án, chiếm 4,39%); Gia Lâm (22 dự án, chiếm 3,12%)…..Các dự án tập trung ở các khu vực này chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, đặt trụ sở tại các toà nhà văn phòng, hoặc nhà thuê của tư nhân trong khu vực đông dân cư và thuận tiện cho khách hàng đến liên hệ.

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất lựa chọn địa điểm đặt trụ sở và thực hiện dự án tại các Khu, Cụm Công nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn (37 dự án, chiếm 5,24%); Mê Linh (40 dự án, chiếm 5,67%); Đông Anh (71 dự án – 10%)…

Bảng 4.2. Số lượng dự án đầu tư theo các quận, huyện tính đến năm 2015 Quận / Huyện Số lượng dự án Tỷ lệ (%)

Ba Đình 100 14,16 Hoàn Kiếm 45 6,37 Hai Bà Trưng 58 8,22 Đống Đa 57 8,07 Cầu Giấy 85 12,04 Tây Hồ 26 3,68 Long Biên 21 2,97 Thanh Xuân 21 2,97 Hoàng Mai 22 3,12 Gia Lâm 22 3,12 Đông Anh 71 10,06 Sóc Sơn 37 5,24 Nam và Bắc Từ Liêm 31 4,39 Mê Linh 40 5,67 Thanh Trì 16 2,27 Hà Đông 12 1,70 Thường Tín 11 1,56 Thạch Thất 10 1,42 Chương Mỹ 10 1,42 Phúc Thọ 6 0,85 Hoài Đức 5 0,71 Tổng số dự án: 706 100,00

Nguồn: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (2015) 4.2.3.3. Thực trạng đầu tư theo loại hình doanh nghiệp

Xét về hình thức đầu tư, đa số các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm đến 69.97%) do đây là hình thức mang lại sự tự chủ trong quản trị doanh nghiệp cho chủ đầu tư. Số khác chọn liên doanh thường là do các ngành nghề thực hiện yêu cầu phải có phần vốn góp của phía Việt Nam theo cam kết WTO (ví dụ như logistics...).

Bảng 4.3. Tỷ lệ các dự án đầu tư theo loại hình doanh nghiệp Hình thức Số lượng dự án Tỷ lệ %

100% vốn nước ngoài 494 69.97

Liên doanh 189 26.77

HĐHTKD 3 0.42

Chi nhánh 20 2.83

4.2.3.4. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản

Qua rà soát, trong tổng số 706 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Nhật Bản, 685 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, 21 dự án hiện đang tạm dừng hoạt động hoặc đã dừng hoạt động để tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động dự án theo quy định. Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản qua 03 năm như sau:

* Tình hình giải ngân vốn đầu tư

Bảng 4.4. Tình hình giải ngân vốn đầu tư qua các năm Chỉ tiêu Vốn thực hiện (1000 USD) Lũy kế vốn thực hiện (1000 USD) Năm 2013 547.280 1.333.364 Năm 2014 633.892 1.967.256 Năm 2015 785.137 2.752.393

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (2015) Theo đánh giá, nhà đầu tư Nhật Bản có thái độ đầu tư nghiêm túc, chấp hành đúng các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư về vốn đầu tư, tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, thông thường các nhà đầu đăng ký và triển khai dự án ngay sau đó, dẫn đến vốn thực hiện/vốn đăng ký của khối các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, do vậy các hoạt động đầu tư sau cấp phép như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, tuyển dụng lao động...đều chiếm tỷ lệ vốn lớn trong tổng vốn đầu tư. Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố vốn đầu tư thực hiện khối doanh nghiệp FDI đến nay là 10,4 tỷ USD thì khối doanh nghiệp Nhật Bản chiếm đến 26,7%.

* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khối doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng tăng trưởng qua các năm, thể hiện các số liệu đóng góp về doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế, giá trị xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trước và chiếm tỷ lệ lớn trong toàn khối doanh nghiệp FDI. So sánh trong toàn khối FDI, năm 2015, doanh thu chiếm: 74%, nộp thuế chiếm 61,4%. Năm 2013, giá trị kim ngạch xuất khẩu khối doanh nghiệp Nhật Bản có sự sụt giảm do ảnh hưởng của thảm họa sóng thần vào Nhật, gây khó khăn cho sự ổn định sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Theo khảo sát, nhìn chung các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động có hiệu quả. Cục Thống kê thành phố Hà Nội thực hiện khảo sát số liệu doanh nghiệp năm 2015, trong số 376 doanh nghiệp thực hiện khảo sát, số doanh nghiệp báo cáo lỗ chỉ là 116 (chiếm tỷ lệ 30,6%), số doanh nghiệp báo cáo lãi 69,4%. Như vậy, Nhật Bản là khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định nhất trong số các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Hà Nội.

Biểu đồ 4.4. So sánh kết quả sản xuất kinh doanh

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đẩu tư thành phố Hà Nội (2015) 4.2.3.5. Số liệu lao động sử dụng

Bảng 4.5. Số liệu lao động sử dụng qua các năm

Năm Tổng số lao động khu vực FDI (người) Lao động trong các DN Nhật Bản (người) Trong đó Nam Nữ 2013 171.218 107.794 44.183 63.611 2014 191.342 132.441 47.993 84.448 2015 197.831 131.393 46.672 84.721

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Như trên đã phân tích, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế biến chế tạo gắn với hoạt động sản xuất nên đòi hỏi rất nhiều công nhân trực tiếp. Chính vì vậy, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong toàn bộ khối doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ lần lượt trong 03 năm là: 62,96%; 69,22% và 66,42%. Về cơ cấu lao động, lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các doanh nghiệp Nhật Bản, năm 2015 tỷ lệ lao động nữ chiếm đến 64,4%.

Biểu đố 4.5. So sánh tỷ lệ sử dụng lao động của doanh nghiệp Nhật Bản trong khối doanh nghiệp FDI

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội (2015) 4.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO HÀ NỘI

4.3.1. Những tồn tại chủ yếu trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản tại Hà Nội

Nhìn lại hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố Hà Nội chưa thu hút được các tập đoàn công nghiệp sản xuất lớn của Nhật với mức vốn đầu tư lớn để tạo động lực thu hút và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với mức đầu tư thấp cũng như chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu mua hàng hoá trung gian từ công ty mẹ hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài phục vụ gia công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa sản phẩm, do vậy, quá trình nghiên cứu công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm.

Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp khi bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai. Các phân tích và chỉ số cạnh tranh cho thấy, các lợi thế cạnh tranh tĩnh (vị trí địa lý, chính trị ổn định, nguồn nhân lực giá rẻ….) chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thay vào đó, các lợi thế động (quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, năng

lực công nghệ…) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, đối với môi trường đầu tư tại Hà Nội, các các yếu tố này còn thiếu hoặc yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, cụ thể:

- Khả năng cung ứng đất sạch và mặt bằng sản xuất, nhà xưởng: Qua điều tra khảo sát của 50 Doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội, 64% Daonh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận đát sạch của Thành phố Hà Nội chi dừng ở mức Khá và Thấp, chủ yếu những Doanh nghiệp này tập trung trong lĩnh vực Sản xuất, kinh danh bất động sản và lĩnh vực thương mại đầu tư Dự án có sử dụng đất; 30% Doanh nghiệp đánh giá chỉ tiêu này thuộc mức rất cao, do chủ yếu các Doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chỉ thuê văn phòng làm cơ sở giao dịch, làm việc với khách hàng.

Bảng 4.6. Ý kiến Nhà đầu tư về khả năng tiếp cận đất đai và khả năng cung ứng mặt bằng tại Thành phố Hà Nội

Phân loại đối tượng lượng Số mẫu

Phân loại đánh giá

Rất cao Cao Khá Thấp Rất thấp Lĩnh vực sản xuất 10 3 7 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản 15 2 13 Lĩnh vực cung cấp dịch vụ 15 15 Lĩnh vực thương mại 5 2 3 Lĩnh vực khác 5 3 1 1 Tổng 50 15 3 8 24 0 Tỷ lệ (%) 100 30 6 16 48 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Điều này cho thấy Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng được đối với nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các khu công nghiệp tập trung đa số đã được lấp đầy, một số Khu, cụm công nghiệp mới đang trong giai đoạn GPMB hoặc chưa đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Các khu này không được thiết kế, xây dựng phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người Nhật, thiếu các dịch vụ đồng bộ kèm theo phục vụ cho các chuyên gia người Nhật sinh sống và làm việc tại các địa điểm này. Thêm vào đó khó khăn trong GPMB tại Hà Nội cũng làm nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại.

Yêu cầu lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch là vấn đề khó khăn với các nhà đầu tư do hiện các nhà đầu tư không có thông tin về quy hoạch phân khu và quy hoạch ngành. Bên cạnh đó, các quy hoạch này cũng không chỉ ra rõ các

địa điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thực hiện dự án, đặc biệt các dự án cung cấp dịch vụ.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng:

So với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Phillipines, Malaixia… thì nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém hơn cả, hệ thống đường giao thông chậm được xây dựng hiện đại gây ra tình trạng quá tải khi các phương tiện vận chuyển gia tăng nhanh chóng. Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến Nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội

Cơ sở hạ tầng kỹ

thuật mẫu Số Tỷ lệ (%)

Phân loại (%) Rất

tốt Tốt Khá Trung bình Không tốt Giao thông đường sắt 50 100 52 30 12 6 Giao thông đường bộ 50 100 4 60 18 14 4 Giao thông đường thủy 50 100 14 30 40 16 Giao thông đường

hàng không 50 100 6 54 30 10

Hệ thống điện 50 100 10 16 60 14

Hệ thống nước 50 100 10 18 60 12

Hệ thống thông tin 50 100 20 64 12 4

Dịch vụ khác 50 100 24 40 16 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua kết quả khảo sát, khoảng 84% ý kiến của doanh nghiệp cho biết họ chưa gặp khó khăn nhiều về cơ sở hạ tầng nói chung, bao gồm cả hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án như hệ thống cấp điện, nước, xử lý nước thải, bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, khoảng 16% doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cụ thể:

+ Hạ tầng giao thông: Khoảng 16% Doanh nghiệp đánh giá giao thông Hà Nội chỉ dừng ở mức Trung Bình và Không Tốt; đồng thời cho rằng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Hà Nội còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện đại. Mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp và có quá nhiều nút giao thông đồng mức. Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh và thiếu hệ thống vận tải hành khách công công (hiện mới chỉ có loại hình xe buýt) dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc. Hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe cũng thiếu về số lượng, phân bố không đều và chưa hợp lý, chất lượng dịch vụ chưa cao.

+ Nguồn cung cấp điện không ổn định, chất lượng điện thấp, đôi lúc xảy ra trường hợp cắt điện đột ngột, không có kế hoạch hoặc thông báo trước cho doanh nghiệp. 14% Doanh nghiệp đánh giá tiêu chí này chỉ dừng ở Trung Bình.

+ Các công trình nhà ở, khách sạn và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản bên cạnh các khu công nghiệp chưa phát triển, không thuận lợi cho nhà đầu tư và người lao động. Thường họ phải thuê chỗ ở cách xa dự án hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 68)