Thực trạng thu hút fdi của Nhật Bản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55)

4.1.1. Khái quát về thu hút đầu tư FDI Nhật Bản tại Việt Nam

Kể từ năm 1989 cho đến nay, FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng dần qua các năm, về cả số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn năm 2004 - 2011, khi giữa Việt Nam và Nhật Bản ký sáng kiến chung Việt Nhật (tháng 11/2003) và Hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư (năm 2004) và các hiệp định, thoả thuận khác liên tục được ký kết trong khoảng thời gian này.

Tính đến tháng 12/2015, Nhật Bản có 2.790 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 38,8 tỷ USD. Hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Bình quân 1 dự án là 13,88 triệu USD/dự án cao hơn so với bình quân đầu tư 1 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,97 triệu USD/dự án. Trong năm 2015, các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 262 dự án cấp mới và 137 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,5 tỷ USD, xếp vị trí thứ 3 trong 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam:

- Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD; mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất cơ bản, sx plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008.

- Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương của Công ty TNHH Becamex Tokyu do TOKYU Corp làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD; dự án được cấp phép 01/03/2012.

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe của Bridgestone do Bridgestone Corporation; với quy mô vốn đầu tư lên tới trên 574,8 triệu USD; dự án được cấp phép ngày 01/2/2012.

- Dự án Công ty xi măng Nghi Sơn, liên doanh giữa Công ty NM Cement Co, Nhật Bản với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, tổng vốn đầu tư của dự án là

621,9 triệu USD; mục tiêu sản xuất xi măng. Dự án được cấp phép từ năm 1995, hiện đang hoạt động hiệu quả.

- Dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật, tổng vốn đầu tư 610 triệu USD, mục tiêu: xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực.

- Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT; tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD; mục tiêu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông.

- Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD; mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử. Dự án được cấp phép từ năm 2001, hiện đang hoạt động có hiệu quả.

- Công ty TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD của Tập đoàn Sumitomo và Masushita; mục tiêu: sản xuất thiết bị điện gia dụng, bếp ga, tủ lạnh, máy giặt.

4.1.2. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo cơ cấu ngành

Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Nhật Bản. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký đầu tư với 1404 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,79 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ 2 và thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực thông tin, truyền thông với số vốn đầu tư lần lượt là 1,74 tỷ USD và 1,52 tỷ USD; còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực khác.

Cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm có uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó, có nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu.

Trong lĩnh vực hóa dầu có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí của Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử, có Hợp danh giữa Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT, Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo. Trong ngành

công nghiệp ô tô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubishi. Nhật Bản là một trong những quôc gia đầu tiên tham gia nhiều vào ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy ở Việt Nam. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đã thu hút được các dự án lớn của Nhật Bản như Công ty xi măng Nghi sơn tại Thanh Hóa do Tập đoàn NM Cement liên doanh với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, dự án sản xuất kính nổi tại Bắc Ninh của Tập đoàn Nippon Sheet Glass và Toyota Tsusho liên doanh với Công ty Viglacera.

Đáng chú ý là cho đến nay các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng ba khu công nghiệp tại Việt Nam, gồm Khu công nghiệp Nomura (Hải phòng), Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) và Khu công nghiệp Long Bình (Đồng Nai). Khu công nghiệp Nomura có vốn đầu tư 163 triệu USD với diện tích 153 ha đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đạt chất lượng cao. Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 90,3 triệu USD đã được lấp đầy.

4.1.3. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư

Các dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.299 dự án với tổng số vốn là 22,21 tỷ USD chiếm 82,4% số dự án và 57,3% tổng vốn đầu tư, hình thức liên doanh được đầu tư 450 dự án với tổng vốn đăng ký là 15,19 tỷ USD chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư, còn lại là các hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO với tổng số vốn lần lượt là 842,5 triệu USD và 115,1 triệu USD và 34,3 triệu USD.

4.1.4. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư

Đến hết tháng 12/2015, trừ các dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 49 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng. 06 địa phương này có 1.780 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25,46 tỷ USD, chiếm 67% vốn đầu tư đăng ký. Các địa phương có tổng vốn đầu tư đăng ký của Nhật trên 2 tỷ USD là:

- Thanh Hóa với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn đầu tư);

- Thành phố Hà Nội với 706 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,78 tỷ USD (chiếm 11% tổng vốn đầu tư);

- Bình Dương với 255 dự án với tổng số vốn là 3,95 tỷ USD (chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư).

- Thành phố Hồ Chí Minh với 600 dự án có tổng vốn đăng ký 2,85 tỷ USD (chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư).

- Đồng Nai với 127 dự án và tổng vốn đăng ký 2,42 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư;

- Hải Phòng với 95 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư.

Biểu đồ 4.1. So sánh đầu tư FDI giữa các tỉnh, thành phố

Nguồn: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (2015) Các địa phương tập trung phát triển công nghiệp như: Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hải Dương… đã thu hút được các dự án đầu tư của Nhật Bản vào ngành công nghiệp nặng.Trong khi ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy có thể thấy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã đi đúng hướng của quy hoạch vùng, lãnh thổ tức là tập trung sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, và phát triển dịch vụ ở các thành phố lớn.

4.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO TP HÀ NỘI 4.2.1. Các chính sách của Hà Nội đối với FDI của Nhật 4.2.1. Các chính sách của Hà Nội đối với FDI của Nhật

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất khẩu nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tăng cường đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề hiện có. Tiếp tục phát triển mới các khu công nghiệp và khu đô thị dọc các đường quốc lộ, tỉnh lộ theo hướng hiện đại. Đến năm 2010 phấn đâu lấp đầy 60- 80% diện tích quy hoạch các khu cụm công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề. Chủ động trong quy hoạch xây dựng hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư có uy tín phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách ở các vùng nông thôn. Đồng thời có chính sách kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nâng cao năng lực thẩm định, cấp phép đầu tư và dự án đấu tư đảm bảo sử dụng hiệu quả đất công nghiệp, phát triển sản xuất và giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường. Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ khí và công nghệ thông tin. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp các đô thị hiện có theo hướng hiện đại. Quy hoạch và triển khai xây dựng các khu đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, khu dịch vụ vui chơi giải trí.

Tập trung phát triển các Khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, đa nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Những khu, cụm công nghiệp này là khâu đột phá để tăng nhanh tỷ trọng GDP của thành phố. Phấn đấu trong giai đoạn 2013-2016 hoàn thành và cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh và tại Nhật Bản nhằm thu hút các tập đoàn công nghiệp lớn, thu hút các dự án lớn có công nghệ cao vào đầu tư tại Hà Nội.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan

quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa ở các lĩnh vự công quyền cũng như dịch vụ.

4.2.1.1. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục quan hệ hành chính với công dân và doanh nghiệp. Rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý và phiền hà, công khai công tác chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính của chính quyền các cấp, duy trì kỷ cương hành chính và tác phong công chức. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thi hành công vụ. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa. Ban hành và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ công chức và cơ quan hành chính trong thi hành công vụ. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng và ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, bổ sung dội ngũ cán bộ, công chức viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể như:

- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Cải tổ bộ máy cơ quan Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách là người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hòa các mối quan hệ, lợi ích trong nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốc doanh, xây dựng một số ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công.

- Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đài đầu tư; chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính, đất đai, lao động…

FDI thực hiện thông qua các dự án đầu tư. Quy trình hoạt động dự án FDI bắt đầu từ việc chuẩn bị dự án, lựa chọn đối tác, đàm phán, ký kết, lập hồ sơ, xin

giấy phép cho đến việc triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động. Sự phức tạp này đòi hỏi cần có một cơ quan quản lý Nhà nước đủ mạnh để theo dõi, hỗ trợ cho các dự án hoạt động một cách thành công. Những cải cách này bao gồm các bước nhằm thiết lập nguồn thông tin rõ ràng và đáng tin cậy hơn về nguồn vốn và tình hình thực hiện các dự án đầu tư bao gồm theo dõi đầu vào, đánh giá thực hiện, phân tích các bài học đúc kết được để tạo bước đột phá trong thu hút FDI từ Nhật Bản.

Phương thức quản lý cũng chuyển dần từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch và các chính sách kinh tế, trong đó luật pháp, kế hoạch và các chính sách tài chính, tiền tệ là đặc biệt quan trọng. FDI là một bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Quản lý FDI cũng tuân thủ những nguyên lý chung về quản lý Nhà nước về kinh tế nhưng cũng có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi có yêu cầu riêng về quản lý. FDI là hoạt động thị trường quốc tế, mang đầy đủ tính chất và quy luật của thị trường. Do vậy quản lý Nhà nước về FDI là phải tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu đầy đủ và có thông tin rõ ràng về đường lối chính sách, pháp luật về kinh tế của Nhà nước.

4.2.1.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

- Thành lập Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương Mại - Du lịch thành phố: Ngoài việc chuẩn bị sẵn sang mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55)