Thuận lợi và cơ hội của Thành phố Hà Nội trong thu hút đầu tư từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Nhật Bản

4.2.2.1. Lợi thế từ vị thế Thủ đô

Với vị thế là trái tim của đất nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội luôn nhận được sự ưu tiên trong quá trình phát triển đất nước theo phương châm “cả nước góp phần xây dựng Thủ đô”. Với Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua, Thủ đô sẽ có các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tối đa các lợi thế nhằm tạo ra sức hút mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Hà Nội được xác định là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước và là đầu tàu kinh tế của khu vực miền Bắc, hàng năm đóng góp trên 8% GDP của cả nước, khoảng 10% giá trị sản lượng công nghiệp và 8% kim ngạch xuất khẩu. Với sự tập trung dân số và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao ngày càng gia tăng, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn (khoảng 6,7triệu dân với mức thu nhập cao gấp rưỡi mức trung bình của cả nước), đồng thời là đầu mối điều tiết hoạt động kinh doanh hàng hoá của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hà Nội cũng là nơi đặt trụ sở, văn phòng đại diện của các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn của Việt Nam và quốc tế. Hàng năm, ước tính các giao dịch tài chính – ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 65% - 80% tổng giao dịch tài chính – ngân hàng của khu vực phía Bắc và trên 50% tổng giao dịch của cả nước. Hà Nội hiện có trên 100.000 doanh nghiệp đang hoạt động, 19 khu công nghiệp và khu công nghệ cao.

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không (sân bay quốc tế) tương

đối đồng bộ. Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông của vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ phê duyệt tháng 5/2008 là cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu và lập các dự phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, cũng như là yếu tố cần thiết giúp các nhà đầu tư có thể tiên lượng, tính toán được hiệu quả phương án đầu tư các dự án trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ.

4.2.2.2. Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt - mở rộng cơ hội đầu tư

Hà Nội có diện tích trên 3.344km2, dân số khoảng 6,7 triệu người Hà Nội, hiện là thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới. Quy hoạch chung Thủ đô mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2011 tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng và chi phí ít hơn trong tìm kiếm mặt bằng, đất đai để phát triển sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Đến hết năm 2015, Thành phố đã phê duyệt 17/18 quy hoạch KT-XH cấp huyện, 41/49 quy hoạch ngành và lĩnh vực, 10 quy hoạch phân khu và đang đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt 7 quy hoạch phân khu khác song song với các quy hoạch chung thị trấn, đô thị vệ tinh khác, làm cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu và lập dự án cho phù hợp.

4.2.2.3. Tiềm năng nguồn nhân lực

Hà Nội chiếm 86% tổng số các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước, trên 60% tổng số cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên, là địa bàn có nguồn nhân lực khoa học đông đảo nhất và đầy đủ lĩnh vực chuyên môn nhất. Theo ước tính, lực lượng lao động tại Hà Nội hiện tại khoảng 2triệu người, trong đó, 30% có trình độ cao đẳng trở lên. Với định hướng đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển các trường từ mầm non đến đại học, các trung tâm giáo dục, cơ sở đào tạo ngắn hạn và trung tâm đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, Hà Nội có tiềm năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố và đồng thời, phục vụ mục tiêu xuất khẩu lao động chất lượng cao đi các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và trên thế giới.

4.2.2.4. Lợi thế từ quan hệ chính trị, ngoại giao

là một đối tác đầu tư quan trọng, mang tính chiến lược. Chính phủ 2 nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư (năm 2004), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (năm 2007) và nhiều chương trình hợp tác song phương khác đã và đang triển khai hiệu quả.

Tháng 10/2011, trong chuyến đi thăm Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản đã quyết định gọi năm 2013 là “Năm hữu nghị Việt - Nhật” để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, điều đó đã được thể hiện trong “Tuyên bố chung Nhật - Việt về các kế hoạch hành động trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh của khu vực châu Á”.

Tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ cùng Lãnh đạo các Bộ, ngành và UBND Thành phố Hà Nội đã có chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mie, Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Việc lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản nói riêng và nhóm G7 nói chung đối với uy tín và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII; tham gia và đóng góp tích cực vào các vấn đề quan tâm chung của thế giới và khu vực.

4.2.2.5. Đón đầu xu hướng đầu tư của Nhật Bản trong những năm tới

Duy trì và mở rộng thị trường truyền thống là xu hướng sẽ được thực hiện trong thời gian tới của FDI Nhật Bản. Sở dĩ vậy là do: các nhà đầu tư của Nhật khi đầu tư vào các nước khác đều mang theo một phần năng lực sản xuất, góp phần vào sự phát triển của thị trường chính nước đó, đồng thời tạo nên một mạng lưới liên kết không chỉ trong một nước mà trong toàn khu vực và thế giới.

Hiện tại và tương lai Nhật Bản vẫn chọn thị trường châu Á là địa điểm đầu tư trọng tâm. Luồng FDI Nhật Bản vào khu vực này chiếm tới 23% tổng đầu tư của Nhật. Trong thời gian tới hứa hẹn dòng FDI của Nhật vào châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á sẽ còn tăng lên do sự tăng trưởng cao và tính năng động của khu vực này. Xu hướng này là một cơ hội lớn đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong việc tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản.

Các nhà đầu tư Nhật Bản lớn chủ yếu đầu tư vào Hà Nội thông qua các dự án ODA và các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Nhật Bản tài trợ. Dòng FDI

từ châu Âu gần đây đã mở rộng đến khu vực châu Á. Tuy nhiên, do tỷ lệ đầu tư quá nhỏ nên Việt Nam chưa được coi là môi trường đầu tư quan trọng đối với các nhà đầu tư châu Âu. Bên cạnh đó, với bản chất FDI là đầu tư tư nhân, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến nơi có khả năng tối ưu hoá lợi nhuận theo những điều kiện phù hợp với chủ trương đầu tư của mình. Nhưng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, quyết định lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư có thể được cân nhắc để hưởng các chính sách hỗ trợ của chính phủ và tiếp quản nguồn vốn ODA lớn nhất cung cấp cho Việt Nam.

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các chuyên gia kinh tế, hiện nay nhà đầu tư Nhật Bản có xu thế chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang một số quốc gia khác trong khu vực, dẫn đến khả năng có làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 68)