Thực trạng thu hút fdi của Nhật Bản vào tp Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.Thực trạng thu hút fdi của Nhật Bản vào tp Hà Nội

4.2.1. Các chính sách của Hà Nội đối với FDI của Nhật

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất khẩu nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tăng cường đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề hiện có. Tiếp tục phát triển mới các khu công nghiệp và khu đô thị dọc các đường quốc lộ, tỉnh lộ theo hướng hiện đại. Đến năm 2010 phấn đâu lấp đầy 60- 80% diện tích quy hoạch các khu cụm công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề. Chủ động trong quy hoạch xây dựng hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư có uy tín phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách ở các vùng nông thôn. Đồng thời có chính sách kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nâng cao năng lực thẩm định, cấp phép đầu tư và dự án đấu tư đảm bảo sử dụng hiệu quả đất công nghiệp, phát triển sản xuất và giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường. Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ khí và công nghệ thông tin. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp các đô thị hiện có theo hướng hiện đại. Quy hoạch và triển khai xây dựng các khu đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, khu dịch vụ vui chơi giải trí.

Tập trung phát triển các Khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, đa nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Những khu, cụm công nghiệp này là khâu đột phá để tăng nhanh tỷ trọng GDP của thành phố. Phấn đấu trong giai đoạn 2013-2016 hoàn thành và cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh và tại Nhật Bản nhằm thu hút các tập đoàn công nghiệp lớn, thu hút các dự án lớn có công nghệ cao vào đầu tư tại Hà Nội.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan

quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa ở các lĩnh vự công quyền cũng như dịch vụ.

4.2.1.1. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục quan hệ hành chính với công dân và doanh nghiệp. Rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý và phiền hà, công khai công tác chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính của chính quyền các cấp, duy trì kỷ cương hành chính và tác phong công chức. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thi hành công vụ. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa. Ban hành và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ công chức và cơ quan hành chính trong thi hành công vụ. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng và ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, bổ sung dội ngũ cán bộ, công chức viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể như:

- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Cải tổ bộ máy cơ quan Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách là người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hòa các mối quan hệ, lợi ích trong nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốc doanh, xây dựng một số ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công.

- Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đài đầu tư; chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính, đất đai, lao động…

FDI thực hiện thông qua các dự án đầu tư. Quy trình hoạt động dự án FDI bắt đầu từ việc chuẩn bị dự án, lựa chọn đối tác, đàm phán, ký kết, lập hồ sơ, xin

giấy phép cho đến việc triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động. Sự phức tạp này đòi hỏi cần có một cơ quan quản lý Nhà nước đủ mạnh để theo dõi, hỗ trợ cho các dự án hoạt động một cách thành công. Những cải cách này bao gồm các bước nhằm thiết lập nguồn thông tin rõ ràng và đáng tin cậy hơn về nguồn vốn và tình hình thực hiện các dự án đầu tư bao gồm theo dõi đầu vào, đánh giá thực hiện, phân tích các bài học đúc kết được để tạo bước đột phá trong thu hút FDI từ Nhật Bản.

Phương thức quản lý cũng chuyển dần từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch và các chính sách kinh tế, trong đó luật pháp, kế hoạch và các chính sách tài chính, tiền tệ là đặc biệt quan trọng. FDI là một bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Quản lý FDI cũng tuân thủ những nguyên lý chung về quản lý Nhà nước về kinh tế nhưng cũng có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi có yêu cầu riêng về quản lý. FDI là hoạt động thị trường quốc tế, mang đầy đủ tính chất và quy luật của thị trường. Do vậy quản lý Nhà nước về FDI là phải tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu đầy đủ và có thông tin rõ ràng về đường lối chính sách, pháp luật về kinh tế của Nhà nước.

4.2.1.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

- Thành lập Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương Mại - Du lịch thành phố: Ngoài việc chuẩn bị sẵn sang mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì việc cung cấp thông tin, hướng dẫn hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư cần có một tổ chức thông tin, tư vấn và xúc tiến đầu tư để thực hiện. Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch được thành lập đã góp phần tích cực thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản. Tại đây nhà đầu tư được hướng dẫn về quy trình, thủ tục đầu tư, được tư vấn, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa…

- Xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến 2016, Sở Kế hoạch và đầu tư đã phối hợp với các sở chuyên ngành thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2006-2010 và thời kỳ

2011-2015 trình UBND thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê chuẩn và ban hành, đồng thời tham mưu cho UBND thành phố lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015.

- Thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương; phát hành sách: Hà Nội tiềm năng - cơ hội đầu tư, Làng nghề Hà Nội - tiềm năng và hội nhập, Hà Nội thế và lực mới trong thế kỷ 21… nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, hội chợ triển lãm, phục vụ các cuộc tiếp khách, các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở ban ngành. Công tác xúc tiến đầu tư được coi trọng. Đặc biệt sự tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong khuôn khổ các chuyến thăm, công tác kết hợp lồng ghép vận động đầu tư ở nước ngoài đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về Hà Nội, giới thiệu hình ảnh Hà Nội với tư cách là một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư.

Tính riêng cho năm 2015, Thành phố Hà Nội đã tổ chức 03 đoàn công tác của Thành phố tham gia “Chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại” tại Nhật Bản với các buổi tọa đàm tại 03 thành phố lớn của Nhật Bản bao gồm: Fukuoka, Saitama và Tokyo.

- Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc để tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào thành phố. Sở Kế hoạch và đầu tư cũng chú trọng xây dựng quan hệ tốt với các Sở, ban, ngành liên quan nhằm tạo được sự phối hợp đồng bộ trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (xây dựng cơ chế phối hợp với công an thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội).

- Tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ thông qua việc cử cán bộ tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn tổ chức trong và ngoài nước. Cán bộ làm việc lĩnh vực kinh tế đối ngoại có trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy vi mính, đáp ứng yêu cầu lập, thẩm tra và kêu gọi dự án đầu tư.

4.2.1.3. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, thông tin; quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư xây dựng hạ tầng về nhà ở, hệ thống ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, văn phòng cho thuê... nhằm tao ra hệ thống dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, các Bộ, các Ngành để đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư ngư BOT, BT.

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các tuyến giao thông đối ngoại gắn Hà Nội với các cảng biển Cái Lân, Hải Phòng và tổng kho trung chuyển của vùng: Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới; Đường quốc lộ 1A mới hoàn thiện 6 làn xe; quốc lộ 3 coa tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Đường vành đai 4 của Hà Nội; Quốc lộ 1A cũ. Nâng cấp và xây dựng hệ thống đường tỉnh lộ, đưa dần từng chuyến vào cấp theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, đến năm 2016 các tuyến đường chính tới trung tâm các huyện, nối với tỉnh bạn và các vùng trọng điểm kinh tế (khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới) đều đạt cấp 3, các tuyến đường khác đạt cấp 4.

Phát triển Bưu chính viễn thông: mở rộng và nâng cấp các điểm phục vụ sẵn có và phát triển thêm nhiều phục vụ mới trên địa bàn, đặc biệt tại các KCN, khu đô thị mới. Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính, đặc biệt là các dịch vụ có tính chất về thời gian chuyển phát nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, áp dụng công nghệ mới, công nghệ lai ghép Bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin nhằm phát triển thêm nhiều các loại hình dịch vụ lai ghép, dịch vụ bưu chính điện tử tiện lợi, hiệu quả phục vụ tối đa nhu cầu của xã hội.

4.2.1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai thực hiện tốt đề án cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, lắng nghe những ý kiến góp ý của các nhà đầu tư. Thông qua các hoạt động này đã góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư và

xây dựng hình ảnh Hà Nội có sức hấp dẫn nhằm khuyến khích các dự án đang hoạt động mở rộng quy mô sản xuất và thu hút các dự án mới.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo nên những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại, buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới tư duy, thay đổi cách thức quản lý, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI từng bước được cải thiện. Các tổ chức đoàn thể đã dần được hình thành và tổ chức hoạt động tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống tinh thần của người lao động. Để tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa FDI vào thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước có thái độ chia sẻ, coi khó khăn của họ cũng là khó khăn của mình, để từ đó tạp trung chỉ đạo và điều hành xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm tiếp tục đầu tư. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, rõ ràng, tránh chồng chéo, giảm thiểu tiêu cực và tham những. Việc thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư và thương mại là cơ sở cho những dự kiến của kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2013-2016 trở thành hiện thực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH.

Cùng với những chính sách ưu đãi về thuế, các KCN cũng sẽ linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59)