Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u:

1.2.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp so sánh

Là phương pháp mà nhà phân tích sẽ so sánh các chỉ tiêu (là giá trị tương đối hoặc tuyệt đối) với nhau theo một nguyên tắc nhất định để từ đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung so sánh gồm:

- So sánh theo thời gian để so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh theo ngành giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng xấu hay tốt, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.

22

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh.

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tuơng đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán kế tiếp.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo 2 điều kiện sau: Một là, phải xác định rõ “ gốc so sánh’’ và “ kỳ phân tích’’.

Hai là, các chỉ tiêu so sánh ( hoặc là các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

b. Phương pháp t s

Phương pháp tỷ số là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích, các tỷ số được thiết lập bởi so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác. Các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ứng những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường gồm nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong mỗi trường hợp, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu của mình.

Phương pháp tỷ số giúp các nhà phân tích khai thác một cách có hiệu quả những số liệu thu thập được và phân tích có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép tích lũy, lưu trữ số liệu và tính toán các tỷ số một cách nhanh chóng đồng thời các nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến, cung cấp đầy đủ hơn khiến cho phương pháp tỷ số trở thành một phương pháp có tính hiện thực cao.

23

Về nguyên tắc với phương pháp tỷ số cần xác định được các ngưỡng so sánh. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số tham chiếu. Chính vì vậy mà cần phải kết hợp với phương pháp so sánh khi tiến hành phân tích.

c. Phương pháp DUPONT

Là phương pháp tách một tỷ số tổng hợp thành tích của chuỗi các tỷ số có mối liên hệ với nhau. Điều đó cho phép phân tích những ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp. Với phương pháp này, nhà phân tích tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 30 - 32)