Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nướ c

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u:

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nướ c

- Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích, đánh giá tài chính. Đây là căn cứ cụ thể làm cơ sở cho CBTD trong quá trình thẩm định tín dụng. Do đó, kiến nghị với ngân hàng Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam áp dụng, tạo ra sự thống

88

nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

Giải pháp cụ thể:

+ Ngân hàng Nhà nước cùng với cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.

+ Trong trường hợp chưa có đủ điều kiện để các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn hệ thống thì bản thân ngân hàng Nhà nước có thể tự nghiên cứu cùng với sự đóng góp của các ngân hàng thương mại để đưa ra một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

- Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính khách hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì phân tích tài chính là một khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lốn trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ ngân hàng Nhà nước, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng ngân hàng thương mại, trình tự có thể qua các khâu như sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ

+ Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

+ Biên bản kiểm tra kiểm soát và phương hướng hoạt động kì tiếp theo + Kiểm tra tính chính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế

+ Tiến hành phân tích

+ Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp + Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

89

- Mở rộng công tác đào tạo: Hòa nhập chung cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Để tồn tại và cạnh tranh, chiếm vị thế trên thị trường đòi hỏi mỗi ngân hàng phải thường xuyên tự đổi mới và nâng cao mình, không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới. Nhận thức được điều này ngân hàng Đông Á – Hội sở đã tổ chức cho các cán bộ tham gia nhiều khóa học và hội thảo tại ngân hàng và tại các trung tâm trong và ngoài nước. Tuy nhiên các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn nhỏ so với nhu cầu, do vậy ngân hàng cần nâng cao các chỉ tiêu và tích cực hơn nữa trong công tác này.

- Hội sở cần triển khai các văn bản, quyết định của ngân hàng nhà nước một cách nhanh chóng và kịp thời.

- Hội sở cần hỗ trợ cho chi nhánh nhiều hơn nữa trong công tác phân tích tài chính khách hàng trong thẩm định tín dụng.

90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng đã được phân tích ở chương hai, đồng thời dựa vào lý thuyết về nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng, chương này đã xây dựng một số giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng. Giải pháp đưa ra việc hoàn thiện hơn nữa các phương thức thu thập và phân tích cơ sở thông tin khách hàng; bổ sung thêm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy trình phân tích tài chính với mục tiêu mang đến cho khách hàng sự thoải mái và hài lòng khi đi vay tại ngân hàng, bên cạnh đó cũng giúp cho ngân hàng có những quyết định đúng đắn trong quyết định tín dụng. Cuối cùng là đề xuất lên Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Đông Á – Hội sở.

91

KẾT LUẬN

Mục đích hoạt động của bất kì một ngân hàng nào cũng được xác định rõ ràng đó là tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trong đó thẩm định tín dụng là một vấn đề hết sức phức tạp và thiết yếu trong hoạt động cho vay, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngân hàng. Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng được xem là một công cụ cạnh tranh của ngân hàng. Bởi khi công tác phân tích có hiệu quả, chất lượng, ngân hàng mới càng có nhiều căn cứ và cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn, tránh gây tổn thất để từ đó có những chính sách ưu đãi cạnh tranh với những ngân hàng khác và mang lại lợi ích cho ngân hàng. Ngược lại nếu công tác phân tích mắc phải sai sót, vi phạm thì thiệt hại đầu tiên của ngân hàng là không thu hồi được các khoản tiển vay, giảm uy tín, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng hiện nay ở các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao. Bởi những quyết định tín dụng được đưa ra còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính của người phân tích, mà cái quan trọng ở đây vẫn là căn cứ dựa trên những số liệu mà ta phân tích được. Vì vậy, để có một phương pháp phân tích mang tính trung thực thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung ( 2010 ), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính.

[2] TS. Nguyễn Minh Kiều ( 2006 ), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

[3] TS. Nguyễn Hòa Nhân, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.

[4] PGS.TS Trương Bá Thanh, TS Trần Đình Khôi ( 2009 ), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán – Đại học Kinh tếĐà Nẵng. [5] www.DongABank.com.vn

[6] Quy trình thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)