6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u:
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
nghiệp trong thẩm định tín dụng
79
vốn tại ngân hàng. Hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tốt bao nhiêu thì sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, hoàn thiện nội dung thẩm định là một vấn đề cấp bách hiện nay.
- Cần bổ sung thêm việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Hiện nay việc phân tích và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để định hướng cho phân tích tín dụng còn rất hạn chế. Thông thường các cán bộ tín dụng tập trung vào xem xét các gian lận trong báo cáo kết quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) và bảng cân đối phát sinh các tài khoản (nợ phải thu, nợ phải trả…). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú ý nhiều. Trong khi đó, những sai phạm và gian lận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không nhỏ. Vì vậy việc kiểm toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ gian lận và tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính. Từ đó ngân hàng mới có thể thấy được khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp và đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng việc chỉ ra dòng tiền tệ vào và ra của các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp như thế nào và lợi nhuận của tổ chức được chuyển thành dòng tiền ra sao. Đồng thời, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khả năng tạo tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn; khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính có sử dụng thước đo dòng tiền đềđánh giá.
- Ngân hàng khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, không chỉ dừng lại ở tính khả thi của phương án đó mà còn phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra. Các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của doanh nghiệp nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm
80
soát của ngân hàng. Doanh nghiệp có thể có uy tín tốt, khả năng tạo lợi nhuận cao, nhưng điều kiện kinh tế không thuận lợi thì doanh nghiệp vẫn có thể không trả được nợ. Chính vì vậy, trong công tác thẩm định, CBTD phải dự đoán kinh tế, phải thường xuyên cập nhật thông tin về nhịp độ kinh tế đất nước và thế giới. Để có thể dự báo được tình hình, CBTD phải biết được những thay đổi trong ngành đó như điều kiện cạnh tranh, kỹ thuật công nghệ, nhu cầu về sản phẩm, nguồn nguyên liệu…
- Sau khi tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, CBTD nên so sánh chỉ số bình quân của ngành, của doanh nghiệp cạnh tranh để thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đôi khi, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp là khá cao, tăng trưởng theo thời gian nhưng so với ngành thì vẫn còn thấp và chậm chạp hơn thì tương lai thị phần của doanh nghiệp sẽ nhỏ dần và nguy cơ bị doanh nghiệp cạnh tranh thôn tính là rất dễ dàng.
- Hiện nay, DongABank- Đà Nẵng chủ yếu cho vay đối với những doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, điều này sẽ phòng tránh những rủi ro cho ngân hàng vì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi nhưng không có tài sản đảm bảo. Đối với những trường hợp này, CBTD nên linh động xem xét, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên để có thể cho vay đối với những doanh nghiệp tiềm năng này. Vì vậy, trong công tác thẩm định tín dụng DongABank – Đà Nẵng cần chú ý đến tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hơn là tài sản đảm bảo. Vì qua thực tế cho thấy, tài sản đảm bảo an toàn vốn vay không hẳn là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, thu nhập từ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chính là nguồn thu nợ lãi và gốc cho ngân hàng. Để nhận biết được phương án sản xuất kinh doanh có
81
khả thi hay không thì CBTD tại chi nhánh phải thẩm định các luồng thông tin sau thật chính xác:
+ Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường nguyên vật liệu để thẩm định giá cả tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm.
+ Thông tin về tính năng, đặc điểm hoạt động của máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất…đểđánh giá công suất, sản lượng đảm bảo doanh thu cho phương án.
+ Thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế suất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…ở hiện tại và tương lai để có kết luận chính xác hơn về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.
- Nội dung thẩm định cần phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp, qua đó ngân hàng có thể đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào các tài sản có hợp lí chưa, vai trò của các nguồn vốn hình thành nên từng loại tài sản như thế nào. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng biết được nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong tương lai và liệu doanh nghiệp có xảy ra những rủi ro gì khi việc sử dụng vốn không hợp lý.
- Ngoài việc thẩm định các tỷ số tài chính, ngân hàng cần chú trọng đến phương pháp phân tích Dupont. Điều này sẽ giúp cho CBTD hiểu được lý do thực sự dẫn đến sự tăng trưởng hay suy giảm về tình hình tài chính của doanh nghiệp.