6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u:
1.2.4. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm
thẩm định tín dụng
a. Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu
* Phân tích về khả năng thanh toán của khách hàng
Đây là nhóm chỉ số cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đây là nhóm chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu… Họ luôn đặt câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn hay không ? Gồm có các chỉ số sau:
- Hệ số thanh toán hiện hành:
Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của
24
+ Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng kém vì doanh nghiệp phải đánh đổi giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
+ Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì sẽ trở thành nguyên nhân cho các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt. Thông thường chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành bằng 2 được coi là hợp lý và được đa số chủ nợ chấp nhận.
- Hệ số thanh toán nhanh : hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, các nhà cho vay luôn đặt ra câu hỏi: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời câu hỏi này
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Đây là quan hệ giữa tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
+ Nếu hệ số thanh toán nhanh < 0,5 thì doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khắn trong việc thanh toán nợ.
+ Nếu 0,5 < hệ số thanh toán nhanh < 1 thì doanh nghiệp sẽ thanh toán nợ bình thường.
Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều.
* Phân tích cơ cấu tài chính của khách hàng
Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý ( kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp
25
- Tỷ suất nợ:
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ = x 100 Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ cho biết nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Tỷ suất nợ cao: nếu doanh nghiệp đang trong môi trường kinh doanh thuận lợi, sản phẩm tiêu thụ tốt, ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ngược lại, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ thì cơ cấu tài chính sẽ đưa doanh nghiệp tới chỗ thua lỗ nhanh hơn.
Thông thường, các chủ nợ thích tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ mún lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song tỷ suất nợ quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Tỷ suất tự tài trợ:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x 100 Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm.
+ Nếu tỷ suất này cao tức là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có tính độc lập về tài chính không bị sức ép của các chủ nợ. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tưđể tiếp tục phát triển kinh doanh.
+ Nếu tỷ suất này thấp tức là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ít. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả lớn. Tình trạng này của
26
doanh nghiệp sẽ tạo ra sự không an toàn đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp muốn thu hút vốn từ các nhà đầu tư thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối vói doanh nghiệp. Những số liệu này là cơ sởđể ngân hàng giải quyết các vấn đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mức gia tăng tối đa là bao nhiêu.
- Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu: Đánh giá hệ số này như thế nào là hợp lí còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá và môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp hoạt động.
* Phân tích hoạt động của khách hàng
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Gồm các chỉ số sau:
- Vòng luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp luôn vận động qua các hình thái khác nhau. Đầu tiên là vốn bằng tiền – vốn dự trữ sản xuất – vốn sản xuất – vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn bằng tiền. Khi thu được tiền kết thúc một vòng luân chuyển. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh chứng tỏ việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.
Doanh thu thuần Số vòng luân chuyển vốn lưu động =
Số dư bình quân về vốn lưu động Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh
27
là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
- Số vòng luân chuyển hàng tồn kho: hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giá vốn hàng bán Số vòng luân chuyển hàng tồn kho =
Số dư hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa trị giá hàng hóa đã bán ra với hàng dự trữ trong kho. Chỉ tiêu cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưu kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
360 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa.
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán.
Doanh thu thuần Số vòng quay khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền càng ngắn và ngược lại.
28
* Phân tích khả năng sinh lời
Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để CBTD đưa ra các quyết định cung cấp tín dụng. Gồm các chỉ số sau:
- Hệ số sinh lợi của doanh thu ( ROS):
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn.
- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE ):
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn.
- Hệ số sinh lời của tài sản ( ROA):
Lợi nhuận trước thuế
29
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản bình quân. Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( hoặc lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng lớn.
b. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trên góc độ ngân hàng, khi xem xét hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, ngân hàng cần phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối quan hệ với các báo cáo tài chính khác.
Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động của dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp, lượng tiền bình quân trong kỳ. Điều này sẽ giúp ngân hàng tính toán được thời gian doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và thời điểm doanh nghiệp có thể trả nợ.
Dòng tiền lưu chuyển trong 3 loại hoạt động như sau:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải hoạt động đầu tư hay tài chính. Bao gồm: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người lao động về lương thưởng, trả hộ về tiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh: lãi vay, tiền công tác phí, tiền bồi thường…; Và các khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác.
Dòng tiền ròng từ Thu từ hoạt động sản Chi từ hoạt động sản hoạt động kinh doanh xuất kinh doanh xuất kinh doanh
Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh > = 0 : điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương
30
= -
= -
sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ.. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho doanh nghiệp: mua sắm, xây dựng tài sản cố định: chi tiền để mua sắm, xây dựng, thu về từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Hay đầu tư vào các đơn vị khác như: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và thu hồi các khoản vốn đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia.
Dòng tiền ròng từ Thu từ hoạt động Chi từ hoạt động hoạt động đầu tư đầu tư đầu tư
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư >= 0 : do thu lãi đầu tư, thu tiền bán TSCĐ, thu hồi đầu tư không hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động bên ngoài.
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư < 0 : ngân hàng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư bởi doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Nếu không phải đầu tư từ vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngắn hạn, điều này ẩn chứa nhiều rủi ro tín dụng.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn và dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Dòng tiền ròng từ Thu từ hoạt động Chi từ hoạt động hoạt động tài chính tài chính tài chính
31
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính >= 0 : do tăng vay vốn, góp thêm vốn.
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính < 0 : do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn.
Như vậy, thông qua việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng, các NHTM có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các dự án đầu tư của doanh nghiệp có khả thi và mang lại hiệu quả trong tương lại không. Bên cạnh đó các NHTM cũng quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn đề biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Và vốn chủ sở hữu cũng là điều mà các NHTM chú ý vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Để từ đó các NHTM đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
1.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI