Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u:

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

73

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định sau:

- Nội dung phân tích chưa toàn diện và sâu sắc:

+ Hệ thống chỉ tiêu phân tích đang được sử dụng chưa thực sự được tiêu chuẩn hóa. Các chỉ tiêu phân tích dòng tiền ít được sử dụng trong quá trình phân tích. Đây là những tiêu chí nói lên việc sử dụng, luân chuyển tiền tệ hợp lý hay không của doanh nghiệp. Thiếu những chỉ tiêu này ngân hàng không thấy được khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp.

+ Khi thực hiện phân tích, cán bộ tín dụng thường chỉ liệt kê các số liệu, đưa ra những so sánh, đánh giá về những biến động của các chỉ số tài chính qua các năm mà nguyên nhân của những biến động này chưa được khai thác, làm rõ triệt để. Đối với những biến động tiêu cực của các chỉ số tài chính thì nguyên nhân gây nên biến động này cần được đặc biệt chú ý.

+ Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn chưa được so sánh với các đơn vị cùng ngành trong từng khu vực hoạt động. Vì vậy, kết quả thu được về khả năng tài chính cua doanh nghiệp không thể hiện rõ sức mạnh tài chính so với những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

- Quy trình phân tích có điểm chưa phù hợp thực tế: Quy trình phân tích, thẩm định ban hành được áp dụng cho tất cả các phương án vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế không phải phương án vay vốn của các doanh nghiệp nào cũng giống nhau. Lúc đó, nếu như các cán bộ tín dụng thực hiện phân tích một cách cứng nhắc thì sẽ không khai thác hết được đặc điểm tài chính của khách hàng.

- Ngân hàng chủ yếu tập trung phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Còn việc đánh giá khách hàng trong khi cho vay và sau khi cho vay còn hạn chế. Như thế, ngân hàng sẽ rất dễ gặp rủi ro tín dụng, khách hàng có

74

thể sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả. Từ đó dẫn đến ngân hàng không phát hiện được sớm để có biện pháp thu hồi nợ.

- Việc thu thập tra cứu thông tin từ CIC vẫn còn hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện với những trường hợp khách hàng có dư nợ quá lớn hay khách hàng có mối quan hệ lần đầu với ngân hàng. Đây lẽ ra phải là việc làm thường xuyên của công tác đánh giá khách hàng.

- Để đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, ngoài việc thẩm định tính hiệu quả của phương án, ngân hàng cần phải thẩm định tín khả thi của phương án như: các yếu tố đầu vào ( sự biến động của thị trường nguyên vật liệu, giá cả, cước phí vận chuyển,….) và yếu tốđầu ra ( nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, giá bán có thể thực hiện được, khả năng cạnh tranh của sản phẩm). Tuy nhiên, đây còn là vấn đề rất hạn chế khi đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đông Á.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân chi nhánh Đà Nẵng. Cụ thể:

- Công tác tổ chức điều hành chưa chặt chẽ: Hiện nay chi nhánh vẫn chưa có CBTD tại chi nhánh mà là CBTD thuộc Hội sở…Điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong công tác phân tích tài chính khách hàng và trong việc ra quyết định tín dụng.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định chưa cao: đội ngũ cán bộ thẩm định còn rất trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác phân tích. Bên cạnh đó, số lượng CBTD chưa nhiều nên công việc của mỗi CBTD là rất nhiều dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.

75

- Nguồn thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp để làm căn cứ phân tích chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan. Điều này làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cho chi nhánh khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Từ đó cản trở việc ra quyết định cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó để kiểm chứng. Việc phân tích chỉ dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Vì vậy mà chi nhánh thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra quyết định.

- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, ngân hàng nhà nước chưa có quy định yêu cầu kiểm toán bắt buộc đối với BCTC của các doanh nghiệp.

- Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu so sánh đối chiếu chuẩn. Hiện nay chưa có một tổ chức nào nghiên cứu đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng vay vốn. Điều này làm cho các cán bộ tín dụng đôi khi khó khăn trong việc phân tích, đánh giá năng lực khách hàng.

76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên đây là kết quả phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của ngân hàng Đông Á. Từ đó có thể thấy được những kết quả mà ngân hàng đạt được.Song hạn chế vẫn còn tồn tại khi phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng trong chương 3.

77

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 86)