Tổchức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh đăk nông (Trang 42 - 56)

Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Nhƣ vậy, kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán bởi cũng nhƣ các hoạt động khác của hệ thống, mục tiêu của tổ chức công tác kế toán là hiệu quả. Vì vậy, vấn đề đánh giá hiệu quả của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị là tốt hay xấu, đạt hay chƣa đạt yêu cầu là kết quả của công tác kiểm tra kế toán.

Từ bản chất của kiểm tra kế toán, và thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá đƣợc tình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật. Cũng thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động, quản lý các khoản thu chi tài chính, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị… đồng thời phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm nếu có. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.

Thông thƣờng nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị bao gồm:

Thứ nhất, Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.

Thứ hai, Kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

Thứ ba, Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại đơn vị.

Thứ tư, Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.

Nội dung cụ thể của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thƣờng bao gồm kiểm tra các khoản thu, chi ngân sách, thu hoạt động và chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định chênh lệch thu chi các hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền, TSCĐ, vật liệu, dụng cụ, quỹ lƣơng; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra công tác đầu tƣ XDCB; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính kế toán…

Những công việc kiểm tra trên có thể tiến hành thƣờng xuyên định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra toàn diện hay kiểm tra đặc biệt một hoặc một số nội dung có thể do nhân viên kế toán kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo sự chỉ đạo của thủ trƣởng đơn vị và kế toán trƣởng.

Tóm lại, để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng tổ chức công tác kế toán, các đơn vị cần thiết phải tổ chức kiểm tra kế toán. Để hiện thực hóa những tác dụng của công tác kiểm tra kế toán, thì thủ trƣởng các đơn

vị cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán từ đó bố trí, phân công nhân sự thực hiện công tác kiểm tra đảm bảo tính trung thực, khách quan góp phần mang lại lợi ích tích cực cho công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tổ chức công tác kế toán là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Nhƣ vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của các đơn vị sự nghiệp.

Trong chƣơng này, tác giả đã phân tích đặc trƣng cơ bản của hoạt động sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp trong các hoạt động kinh tế xã hội. Tác giả phân tích, khái quát và phát triển những vấn đề lý luận, nêu lên các nguyên tắc và hệ thống hóa nội dung cơ bản của

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1.

ĐĂK NÔNG 2.1.1. Nông

a. Giới thiệu chung

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông đƣợc thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông.

Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, đến nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện bộ máy quản lý, Tổ chức bộ máy của Sở hiện nay có 9 phòng và 39 đơn vị trực thuộc Sở. Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo có 74 đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ trực thuộc…Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông luôn giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, hoàn thành tốt và kịp thời các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Tỉnh ủy, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao; đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà; từng bƣớc phấn đấu khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong công tác tham mƣu những chủ trƣơng, giải pháp xây dựng ngành giáo dục tại địa phƣơng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

b. Chức năng và nhiệm vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông, có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện

chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn theo quy địn

- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng và phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình;Trình UBND tỉnh chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, dự án phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Về quản lý trƣờng học: Tham mƣu UBND tỉnh quy hoạch mạng lƣới các trƣờng học trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh; tham mƣu UBND tỉnh mức thu học phí cụ thể trên địa bàn toàn tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND quyết định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kiể

với các trƣờng, các cơ sở giáo dục đào tạo của UBND tỉnh phân cấp uỷ quyền cho Sở quản lý theo điều lệ, quy chế, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo ở địa phƣơng theo phân cấp của UBND tỉnh.Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế.

- Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, lập dự toán chi các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật. Sau khi đƣợc UBND tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và UBND huyện, thị xã và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn; tổ chức úng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phƣơng; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trƣờng, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở quản lý; hƣớng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Các đơn vị trực thuộc

-

Nghĩa, THPT DTNT N'Trang Lơng, THPT Đăk Glong, THPT Lê Duẫn, THPT DTNT Đăk Glong, THPT Phạn Văn Đồng, THPT Trƣờng Chinh, THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Lê Quý Đôn, THPT Đăk Song, THPT Phan Đình Phùng, THPT Đăk Mil, THPT Trần Hƣng Đạo, THPT Quang Trung, THPT Nguyễn Du, THPT Phan Chu Trinh, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Phan Bội Châu, THPT Đào Duy Từ, THPT Krông Nô, THPT Hùng Vƣơng, THPT Trần Phú, THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh.

-

GDTX Tỉnh , TT GDTX Đăk Mil, TTGDTX Krông Nô, TT GD học sinh dân tộc, TT GDTX Đăk Rlấp, TT GDTX Cƣ Jút, TT GDTX Đăk Song, TT GDTX Tuy Đức, TT Ngoại ngữ tin học.

- DTNT Đăk

2.1.2.

a. Sơ đồ tổ chức quản lý của Sở

Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản l

Các phòng giáo dục và đào tạo Lãnh đạo sở

(Giám đốc và các phó giám đốc)

Các phòng ban sở Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng sở Phòng tổ chức cán bộ Phòng kế hoạch và tài chính Các trƣờng THPT Các trung tâm GDTX Các trƣờng mầm non Các Trƣờng tiểu học Các trƣờng THCS Phòng thanh tra Phòng khảo sát và KĐ CLGD Phòng KH và CNTT Phòng giáo dục mầm non Phòng giáo dục tiểu học Phòng giáo dục trung học Phòng GDTX và chuyên nghiệp Trƣờng THPT Dân Tộc Nội Trú

-Chức năng của các phòng ban:

Lãnh đạo sở: Lãnh đạo, quản lý toàn diện hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo, Trực tiếp chỉ đạo điều hành các lĩnh vực công tác: Giáo dục chuyên nghiệp & thƣờng xuyên, kế hoạch, tổng hợp, thi đua khen thƣởng, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thƣ viện và thiết bị trƣờng học, tổ chức mua sắm trang thiết bị, sách do các phòng chuyên môn đề xuất.

Văn phòng sở: Giúp Giám đốc sở tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của cơ quan sở Giáo dục và Đào tạo và toàn ngành, điều phối hoạt động của các tổ chức thuộc sở theo chƣơng trình, kế hoạch làm việc; thực hiện công tác kế hoạch, hành chính, quản trị đối với các hoạt động của cơ quan sở, các hoạt động báo chí tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, công tác thi đua, khen thƣởng của toàn ngành.

Phòng tổ chức cán bộ: Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ và công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Phòng kế hoạch và tài chính: Giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính, kế toán, đất đai và tài sản công, các dự án đầu tƣ trong ngành giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý.

Phòng Tài chính có các nhiệm vụ sau đây:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mƣu Giám đốc hƣớng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện các quy định của nhà nƣớc về tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và thực hiện chính sách thuế của nhà nƣớc.

- Tham mƣu với Giám đốc sở chỉ đạo, hƣớng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc sở về nghiệp vụ quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng và của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mƣu cho Giám đốc Sở chủ trì và phối hợp với lãnh đạo sở Tài chính, Kế hoạch - Đầu tƣ thống nhất việc lập, phân bổ kinh phí sự nghiệp giáo dục, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện việc cấp phát, quyết toán kinh phí theo phân cấp quản lý kịp thời, đầy đủ, đúng quy định về quản lý tài chính để đảm bảo hoạt động của ngành.

- Theo dõi, quản lý tài sản, cơ sở vật chất - kỹ thuật toàn ngành theo phân cấp quản lý. Tham gia xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cơ sở đề xuất của các Phòng chuyên môn và Phòng Thƣ viện - Thiết bị và Công nghệ thông tin của Sở.

- Giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập theo quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn và kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp về việc thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thẩm định và trình Ban Giám đốc sở phê duyệt quy chế chi tiêu nội bộ các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Sở.

- Là đầu mối giúp Giám đốc quản lý nhà nƣớc về các nguồn tài trợ, hỗ trợ của nƣớc ngoài cho ngành giáo dục và đào tạo và kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Các phòng ban giáo dục và đào tạo và các đơn vị trực thuộc: Giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trung học, bao gồm cấp trung học cơ sở (THCS) , cấp trung học phổ thông (THPT) và giáo dục thƣờng xuyên và có các nhiệm vụ sau:

Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mƣu với Giám đốc trong việc xây dựng, trình các văn bản có liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại cơ sở cho cấp có thẩm quyền;

Phối hợp các phòng chức năng có liên quan tham mƣu với Giám đốc sở trong việc xây dựng kế hoạch phát triển bậc trung học phổ thông, các trung tâm đào tạo thƣờng xuyên về số lƣợng, củng cố, nâng chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc dạy và học. Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ hƣớng dẫn, kiểm tra việc áp dụng chuẩn Hiệu trƣởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo dục trung học (kể cả giáo viên giáo dục thƣờng xuyên); xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên hàng năm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ yêu cầu dạy - học, bồi dƣỡng thƣờng xuyên đối với bậc trung học phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên. Phối hợp với các phòng chức năng có liên quan xây

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh đăk nông (Trang 42 - 56)