Các thành phần cơ bản của thệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các thành phần cơ bản của thệ thống kiểm soát nội bộ

Theo báo cáo của COSO năm 1992, hệ thống KSNB bao gồm 05 yếu tố cơ bản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là:

a. Môi trường kiểm soát

Môi trƣờng kiểm soát có ảnh hƣởng rất quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát sẽ không đạt đƣợc các mục tiêu của mình hoặc chỉ còn là hình thức trong một môi trƣờng kiểm soát yếu kém. Ngƣợc lại một môi trƣờng kiểm soát tốt có thể hạn chế phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên môi trƣờng kiểm soát không thể thay thế cho các thủ tục kiểm soát cần thiết. Để đánh giá môi trƣờng kiểm soát của hoạt động tín dụng cần chú ý đến các nhân tố sau:

- Triết lý và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo – Hội đồng quản trị Nếu ban lãnh đạo – Hội đồng quản trị muốn chống đỡ rủi ro và xem kiểm

soát là một vấn đề quan trọng thì các thành viên trong tổ chức tín dụng cũng sẽ cảm thấy điều đó và hết sƣc tôn trọng các quy định kiểm soát. Ngƣợc lại nếu Ban lãnh đạo – Hội đồng quản trị không thực tâm chú ý hoặc chấp nhận rủi ro để đạt đƣợc mức lợi nhận cao, các mục tiêu kiểm soát chắc chắn sẽ không đạt đƣợc

- Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Xây dựng cơ cấu tổ chức của Ngân hàng là phân công những bộ phận với chức năng và quyền hạn cụ thể. Xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý điều kiện đảm bảo các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.

- Các phƣơng pháp truyền đạt và phân công quyền hạn

Phƣơng pháp truyền đạt, sự phân công quyền hạn là cách thức ngƣời quản lý ủy quyền cho cấp dƣới một cách chính thức. Môi trƣờng kiểm soát sẽ đƣợc đảm bảo chặt chẽ nếu việc ủy quyền đƣợc thực hiện rõ ràng bằng văn bản

- Chính sách nhân sự

Các chính sách về nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề nhƣ chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo sau tuyển dụng, chính sách khen thƣởng và kỷ luật…có ảnh hƣởng quyết định đến trình độ và phẩm chất đội ngũ nhân viên Ngân hàng. Do đó việc thực hiện những chính sách về nguồn nhân lực hợp lý sẽ góp phần tạo cho tổ chức tín dụng có một môi trƣờng kiểm soát thuận lợi hay không thuận lợi.

b. Quản lý và đánh giá rủi ro

Là việc nhận dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc xác định xem các rủi ro đó cần đƣợc quản lý, kiểm soát nhƣ thế nào, nó bao gồm các bƣớc: (i) xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro

c. Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin

qua việc đảm bảo các thông tin đƣợc nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KSNB, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cấp quản lý (Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Trƣởng các bộ phận nghiệp vụ) luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra quyết định kịp thời, hiệu quả.

d. Các hoạt động kiểm soát

Là toàn bộ cơ chế, chính sách, kế hoạch, các quy định quy trình nghiệp vụ và thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu.

e. Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát

Đánh giá chất lƣợng hệ thống KSNB do Tổng Giám đốc ngân hàng và bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài cũng nhƣ các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)