6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Những mặt hạn chế
Ngoài những kết quả đạt đƣợc nêu trên công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHCT còn 1 số hạn chế sau
Thứ nhất, hạn chế về chất lƣợng của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng: Thông qua các công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đã góp phần khắc phục nhiều tồn tại trong công tác nghiệp vụ tín dụng. Tuy nhiên kết quả kiểm soát hoạt động tín dụng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ việc ghi nhận lỗi chƣa kịp thời, chƣa chính xác, xác định nguyên nhân lỗi còn chung chung, chƣa đi sâu vào bản chất của lỗi phát sinh, báo cáo còn chậm so với thời gian quy định, một số Phòng khu vực còn né tránh, ngại va chạm.
Thứ hai, Mô hình tổ chức, phƣơng pháp hoạt động: Mô hình tổ chức và phƣơng pháp hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc và bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát có nhiều điểm chồng chéo. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa hai bộ phận này chƣa tốt, còn trùng lắp về mặt nghiệp vụ dẫn đến lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả.
Thứ ba, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nội bộ chƣa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Do đặc thù của công tác kiểm soát nội bộ thƣờng xuyên phải đi công tác, làm việc tại chi nhánh. Vì thế, việc trang bị cho các Kiểm soát viên máy tính xách tay là cần thiết để đảm bảo hoàn thành khối lƣợng lớn công việc trong khoảng thời gian đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, hiện tại Ngân hàng Công thƣơng mới chỉ trang bị máy tính xách tay cho lãnh đạo phòng các KTV chỉ đƣợc trang bị máy tính để bàn do vậy khi KTV đi công tác dùng chung máy với lãnh đạo hoặc sử dụng máy tính cá nhân để phục vụ công việc, ngoài ra do đặc thù công việc KTV cần đƣợc trang bị các công cụ dụng cụ khác nhƣ máy ảnh, máy ghi âm…tuy nhiên hiện nay NHCT vẫn chƣa thực hiện trang bị cho cán bộ của hệ thống KSNB.
Thứ tư, chất lƣợng cán bộ và công tác đào tạo bồi dƣỡng phát triển cán bộ chƣa đƣợc chú trọng và thực hiện tích cực: KTV của bộ máy KSNB Ngân hàng Công thƣơng hiện nay chủ yếu đƣợc tuyển chọn, sàng lọc từ cán bộ tín dụng tại các Chi nhánh do đó về kỹ năng kiểm tra kiểm toán chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Các KTV chƣa thƣờng xuyên đƣợc tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Các mô hình, phần mềm mới đƣợc triển khai và đi vào áp dung nhƣng chƣa tổ chức kịp thời các lớp đào tạo cho KTV do đó gây khó khăn cho KTV trong việc kiểm tra các đối tƣợng đã áp dụng mô hình, phần mềm mới.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện đại, còn nặng về hoạt động kiểm tra lại chƣa thực sự định hƣớng theo rủi ro. Việc kiểm tra còn mang tính thủ công, nặng về kiểm tra tính tuân thủ và kiểm tra chi tiết, chú trọng vào sự việc và kết quả đã xẩy ra chứ chƣa thực sự tiếp cận một cách hệ thống và tổng thể trên cơ sở chú trọng vào việc đánh giá rủi ro nhằm phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn hay những điểm yếu trong quy trình để có đề xuất, kiến nghị sửa
đổi phù hợp.
Thứ sáu, Những tồn tại khác trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng.
Chức năng của KSNB chủ yếu dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá những sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, trong việc tuân thủ quy trình, quy chế của pháp luật và của Ngân hàng Công thƣơng mà chƣa thực hiện tốt chức năng tƣ vấn, tham mƣu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng một cách nổi bật và rõ nét nhất.
Xuất phát từ những mặt hạn chế về công tác kiểm soát hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Việc khắc phục những tồn tại này chẳng những có ý nghĩa với bản thân Khối rủi ro hoạt động của Ngân hàng trong việc đảm bảo vai trò, vị trí và sự tồn tại có ý nghĩa của nó mà đối với Ngân hàng cũng rất cần thiết, đảm bảo chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo mục tiêu: phát triển, an toàn và hiệu quả.