6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng
hàng Thƣơng mại
a. Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
KSNB hoạt động tín dụng là hoạt động giám sát, kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ đã đƣợc thiết lập trong NHTM; đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB. Tùy theo quy định của pháp luật và NHNN mà bộ máy KTKSNB là đơn vị trực thuộc Ban điều hành, dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc hay trực thuộc Hội đồng Quản trị, dƣới sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát. Và cũng tùy theo quy định mà bộ máy KTKSNB đƣợc tổ chức theo mô hình khác nhau. Trƣớc đây, khi hoạt động KSNB mới hình thành, bộ máy KTKSNB thƣờng đƣợc tổ chức thành hệ thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến tận chi nhánh. Những năm về sau bộ máy KSNB ngày càng đƣợc cải thiện, đổi mới nhằm đảm bảo nguyên tắc độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao
- Phạm vi hoạt động của bộ máy KTKSNB:
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ của các đơn vị, bộ phận trong NHTM.
+ Kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
- Công việc tổ chức kiểm tra, KSNB được thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch/điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trực tiếp hàng năm/quý/tháng đối với các chi nhánh trình HĐQT hay Tổng Giám đốc phê duyệt.
+ Xây dựng, trình duyệt đề cƣơng, nội dung kiểm tra và thành lập các Đoàn kiểm tra/tổ kiểm tra tại các đơn vị, chi nhánh.
+ Bộ máy KTKSNB hoạt động theo phƣơng thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp.
b. Công tác giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng
- Mục tiêu giám sát từ xa:
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên cơ sở theo dõi, phân tích dữ liệu hoạt động trên chƣơng trình phần mềm kế toán và các báo cáo nghiệp vụ của các phòng ban tại Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh gửi đến định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ban lãnh đạo.
- Mức độ thực hiện: công tác giám sát từ xa của bộ máy KSNB nhằm mục đích đánh giá, phân loại rủi ro phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để có các biện pháp giám sát, kiểm tra kiểm soát và báo cáo kịp thời.
- Các nội dung kiểm tra:
Kiểm tra giám sát tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh thông qua các tiêu chí nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thƣờng, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng
c. Công tác kiểm tra trực tiếp đối với hoạt động tín dụng
- Mục tiêu kiểm tra trực tiếp:
bộ về hoạt động tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, các chi nhánh. Kiểm tra đánh giá xem các quy trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế có đƣợc các CBTD tuân thủ nghiêm túc hay không. Trên cơ sở đó kiểm soát nội bộ phát hiện những sai sót yếu kém, sơ hở hay gian lận trong quản trị tín dụng, bảo vệ an toàn những tài sản cho ngân hàng. Cũng từ đó đƣa ra những biện pháp cải thiện và hoàn thiện cơ chế điều hành, hoạt động tín dụng nói riêng hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
- Mức độ thực hiện: công tác kiểm soát tại chỗ hay còn gọi là kiểm tra trực tiếp đối với hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm theo kế hoạch đã đƣợc Ban lãnh đạo phê duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.
- Các nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ tín dụng; Kiểm tra đối chiếu với
khách hàng về: Sổ sách kế toán, xác nhận nợ vay, tài sản đảm bảo, tình hình sử dụng vốn vay; Kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng; Kiểm tra việc lƣu trữ hồ sơ tín dụng; Kiểm tra tình hình xử lý nợ xấu của các Chi nhánh, cụ thể các nội dung kiểm tra nhƣ sau
+ Kiểm soát quy trình xét duyệt khoản tín dụng
Kiểm soát quy trình xét duyệt cấp tín dụng là việc kiểm tra đánh giá xem các quy trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế có đƣợc các CBTD tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng, pháp luật thông qua việc kiểm tra các nội dung sau
Kiểm tra đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cấp tín dụng
KSNB trong khâu này cần phải kiểm soát hồ sơ vay vốn của khách hàng đảm bảo tính tuân thủ theo các quy định của hiện hành của Ngân hàng, của pháp luật, từng tài liệu, hồ sơ nhƣ hồ sơ pháp lý để xác định doanh nghiệp có hoạt động, có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật hay không, hồ sơ tài chính để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp, hồ sơ tài sản bảo đảm...
KSNB trong khâu này kiểm tra đánh giá tính trung thực, chính xác, khách quan của việc phân tích đánh giá hồ sơ pháp lý của khách hàng vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng không, tình hình hoạt động, sản xuât kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng có đáp ứng điều kiện cấp tín dụng của Ngân hàng hay không, lịch sử trả nợ của khách hàng… để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và tính khả thi của phƣơng án vay vốn
Kiểm soát tài sản bảo đảm
KSNB trong khâu này cần phải kiểm tra thẩm quyền nhận tài sản bảo đảm, tính pháp lý của tài sản bảo đảm, kiểm tra việc thẩm định, định giá tài sản bảo đảm, nội dung của Hợp đồng bảo đảm có đúng quy định hay không
Kiểm soát thẩm quyền phán quyết tín dụng
KSNB trong khâu này cần phải kiểm tra việc xét duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng có đúng theo mƣc thẩm quyền phán quyết quy định mà Ngân hàng quy định và ủy quyền hay không
Kiểm soát nội dung hợp đồng cấp tín dụng
KSND trong khâu này kiểm tra nội dung, hình thức của Hợp đồng cấp tín dụng có thực hiện đúng mẫu biểu quy định hay không, nội dung có gì bất lợi không đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật hay không.
+ Kiểm soát quy trình giải ngân/cấp khoản tín dụng
Kiểm soát quy trình giải ngân/cấp khoản tín dụng và việc kiểm tra xem xét sự đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của chứng từ chứng minh mục đích sử dụng khoản tín dụng, thẩm quyền cấp khoản tín dụng, lãi suất, phí áp dụng cho khoản tín dụng, kiểm tra sự khớp đúng giữa thông tin hồ sơ giấy và hồ sơ máy do CBTD nhập vào hệ thống
+ Kiểm soát quá trình giám sát sau khi cấp tín dụng
Yêu cẩu tất cả các khoản tín dụng đều phải đƣợc kiểm tra sau khi cấp tín dụng nhằm đảm bảo khoản tín dụng đƣợc sử dụng đúng mục đích, theo dõi tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cấp tín dụng, biên
bản kiểm tra phải nêu đƣợc các nội dung chủ yếu sau:
Mục đích sử dụng khoản tín dụng, bằng chứng chứng minh, trạng thái hiện tại của khoản tín dụng
Đánh giá sơ bộ hiệu quả và khả năng sinh lời của khoản tín dụng Đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm
Kết luận việc sử dụng khoản tín dụng của khách hàng tốt hoặc chƣa tốt, kiến nghị với khách hàng biện pháp khắc phục chỉnh sửa (nếu có) đồng thời trình lãnh đạo phê duyệt xem xét nhằm đảm bảo an toàn khoản tín dụng.
+ Kiểm soát thu hồi khoản tín dụng
Kiểm tra nguồn thu của khoản tín dụng, kiểm tra các thủ tục liên quan đến xử lý khoản tín dụng
Kiểm tra việc thu hồi nợ đến hạn nhƣ đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, lập các văn bản thông báo nợ, nhắc nợ…
Kiểm tra việc thẩm định các yêu cầu điều chỉnh kỳ hạn khoản tín dụng, gia hạn khoản tín dụng…
Kiểm tra việc phân loại khoản tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản tín dụng.