Đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 92 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam

a. NHNN Việt Nam cần quy định cụ thể các cơ chế, chính sách để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng.

+ Ban hành các quy chế và chỉ đạo NHTM hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại những khoản nợ khó đòi đang tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh mới, nâng cao chất lƣợng và bảo đảm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động.

+ Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của NHTM và xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành trong việc phải duy trì cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả.

b. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro của NHNN Việt Nam và NHTM, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện tốt công tác thông tin tín dụng kịp thời, chính xác.

NHNN nên đầu tƣ hoàn thiện hệ thống thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng giúp cho các NHTM kiểm soát tốt hoạt động tín dụng của mình. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá một thập niên và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín

dụng nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại các NHTM. Điều này đặt ra vấn đề là NHNN phải đầu tƣ và phát triển hơn nữa Trung tâm thông tin tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của NHTM nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro. Ngoài ra, NHNN nên khuyến khích mở rộng các hình thức hoạt động của Hiệp hội liên ngân hàng trong việc phát hiện, ngăn chặn những vụ lừa đảo phát sinh liên quan đến vốn cho vay ngân hàng.

c. NHNN cần nâng cao vai trò giám sát, đánh giá hệ thống KSNB ngân hàng và các rủi ro ngân hàng của bộ máy thanh tra ngân hàng

Trong thời gian vừa qua, bộ máy Thanh tra của NHNN nhìn chung hoạt động đã phát hiện nhiều sai phạm tại các NHTM, tuy nhiên việc phát hiện sai phạm còn chậm chạp, thông thƣờng đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có nhiều đơn tố cáo mới phát hiện. Thanh tra ngân hàng cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn, chƣa kiến nghị cụ thể về hệ thống KSNB thông qua các kết luận thanh tra. Do đó, để thanh tra ngân hàng thực hiện đƣợc vai trò đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro ngân hàng, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Hoàn thiện thể chế và hạ tầng cơ sở hỗ trợ hoạt động giám sát NH; + Nâng cao chất lƣợng, trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra ngân hàng;

+ Tổ chức hệ thống thanh tra giám sát phải đảm bảo sự phối hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

NHNN cần quy định về sự phối hợp kiểm tra giữa cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN với hệ thống kiểm tra, KSNB của ngân hàng. Điều đó đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, vừa làm tăng tính hiệu quả của công tác kiểm tra của NHNN vừa đảm bảo chức năng quản lý các TCTD của NHNN. Vì nhƣ

vậy cùng hƣớng tới một mục đích chung là tăng hiệu quả kiểm tra, giám sát nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ các nguyên tắc, chính sách hoạt động tín dụng của các TCTD.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đƣa ra những nhận xét về ƣu điểm, hạn chế của KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Từ thực trạng này kết hợp với những vấn đề chung về KSNB hoạt động tín dụng, trong chƣơng 3 tác giả đã nêu đƣợc cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát huy vai trò KSNB là tấm lá chắn phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đƣợc thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Ngoài ra, để tạo hành lang pháp lý và môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho hoạt động KSNB tại Ngân hàng, tác giả cũng có một số đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc. Tất cả những kiến nghị, đề xuất này chung quy lại là nhằm mục đích tạo điều kiện cho bộ máy KTKSNB thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Viêt Nam.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề, đặc biệt là hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng là phải đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Do đó công tác kiểm soát nội bộ đƣợc các ngân hàng chú trọng, đặc biệt là công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng.

Thời gian qua công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện.

Với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam”, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức, công sức nghiên cứu của mình trong công kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng với trình độ nhận thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu chƣa nhiều do đó uận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong sự xem xét, đóng góp ý của các thầy, cô giáo để Luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam năm 2012, 2013, 2014.

[2] Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Kiểm toán, NXB ao động Xã hội, Hà Nội. [3] PGS. TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị NHTM, NXB Giao Thông Vận

tải, tr 141.

[4] TS. Trƣơng Quốc Cƣờng, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia.

[5] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Quản trị NHTM hiện đại, NXB Phƣơng Đông, tr 173-174. [6] Phạm Thị Thu Hƣơng (2013), Hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín

dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

[7] Phạm Thị Mỹ Ly (2011), Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Đà Nẵng

(Eximbank Đà Nẵng), Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[8] Quyết định 1773/QĐ-HĐQT-NHCT 17 ngày 19/8/2013: Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

[9] Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng

[10] Nguyễn Thị Quỳnh Tâm (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[11] Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[12] Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 v/v Quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của Tổ chức Tín dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

[13] Phạm Thị Huyền Trang (2010), Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)