Xây dựng đội ngũ kiểm tra viên nội bộ có năng lực, kinh nghiệm,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Xây dựng đội ngũ kiểm tra viên nội bộ có năng lực, kinh nghiệm,

nghiệm, có phẩm chất đạo đức và gắn bó với NHCT

hƣởng rất lớn đến kết quả công tác KSNB. Do đó để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHCT cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác KSNB giỏi về trình độ chuyên môn và tốt về phẩm chất đạo đức. Để làm đƣợc điều đó Khối quản lý rủi ro NHCT cần phải quan tâm đến các vấn đề sau

a. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ làm công tác KSNB

Sự tăng trƣởng nóng hiện nay của các NHTM đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ để giảm thiểu các rủi ro. KTV nội bộ có khả năng ngăn chặn, phát hiện và chỉnh sửa các vấn đề tiêu cực phát sinh cao nhất trong nội bộ ngân hàng, đóng vai trò nhƣ một ngƣời bảo vệ giá trị của ngân hàng. Song hiện tại nguồn cung các KTV chuyên nghiệp vẫn còn quá mỏng chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu của ngân hàng. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Khối Q RR là đào tạo, bồi dƣỡng cho các KTV nâng cao trình độ khả năng của mình.

Với đội ngũ KTV giỏi có năng lực sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động quản lý điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng, làm tăng tính chính xác và an toàn trong các quyết định đƣa ra. Tức là, KTV thực hiện vai trò tƣ vấn của mình, vì thế đòi hỏi KTV phải có trình độ năng lực tốt, có hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực quản lý, kế toán và tín dụng… Và một yêu cầu đối với các KTV nội bộ là cần giữ đƣợc sự bí mật trong nghề nghiệp, giữ đƣợc sự độc lập cần thiết trong công việc. Ngoài việc bồi dƣỡng cho nguồn cán bộ hiện có làm công tác kiểm soát nội bộ, ngân hàng nên tuyển thêm một số cán bộ bổ sung. Tuy nhiên việc tuyển chọn KTV làm công tác nội bộ không đơn giản và phải có tiêu chí, đòi hỏi rõ ràng hơn đối với các vị trí tuyển dụng khác. Khối QLRR NHCT cần đặt ra các mục tiêu tuyển dụng nhân viên; yêu cầu về trình độ và năng lực của ngƣời đƣợc tuyển dụng. Cụ thể:

- KTV phải có trình độ đại học trở lên và có chuyên môn trong lĩnh vực làm kiểm tra, kiểm soát: tài chính, ngân hàng, kế toán…Cần có thêm điều kiện bổ sung đối với các ứng viên này có thâm niên, kinh nghiệm công tác ở vị trí làm công tác kiểm toán. Điều này giúp cho ngân hàng giảm bớt gánh nặng và chi phí đào tạo mà vẫn có đƣợc những nhân sự có chất lƣợng cho công tác kiểm soát nội bộ nói chung và KSNB đối với hoạt động tín dụng nói riêng.

- KTV cần có năng lực chuyên môn sâu, cần nắm chắc các quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng … đồng thời không ngừng tích luỹ cải thiện khả năng, hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác của ngân hàng. Nắm bắt đƣợc xu thế vận động của ngân hàng trong tƣơng lai

- Về đạo đức nghề nghiệp: KTV nội bộ cần không ngừng rèn luyện phẩm chất, tính kiên định, làm việc khách quan, tính độc lập trong công việc. Giữ tính bí mật trong công tác, không bao che cho các sai phạm, có khả năng giao tiếp thuyết trình để thực hiện công tác thu thập thông tin kiểm soát thuận lợi hơn và rõ ràng hơn.

Chính vì vậy ngân hàng cần chú trọng ngay vào công tác bồi dƣỡng, đào tạo cho các KTV, lựa chọn các KTV giỏi đáp ứng tốt yêu cầu vị trí của công việc.

Để giải quyết vấn đề nhân sự cho KSNB nói chung và bộ phận KSNB tín dụng nói riêng có thể chọn các cán bộ từ phòng ban khác có năng lực phù hợp sang làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chuyên biệt. Đồng thời cần xây dựng và tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng cũng nhƣ phƣơng pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao trình độ cho các KTV. Trong các khóa đào tạo, phải đề ra mục tiêu đào tạo, trình độ và kinh nghiệm cần có; Qua đó mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thẩm định tín dụng và các chuyên gia về Kiểm toán, kiểm soát nội

bộ để trao đổi kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết cho KTV. Đồng thời thực hiện kiểm tra định kỳ các chƣơng trình đào tạo chuyên môn và lƣu giữ hồ sơ về kết quả đào tạo của các KTV.

b. Xây dựng chế độ quan tâm ưu đãi phù hợp với các kiểm ra viên nội bộ

Ngân hàng nên tạo điều kiện đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các KTV bằng việc cho các KTV nội bộ đi tham dự các lớp học bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức hoặc có chính sách hỗ trợ hợp lý về tài chính đối với các KTV tự theo học các khóa học chuyên sâu vừa có mục đích nâng cao trình độ nhƣ Thạc sỹ, Chứng chỉ Kiểm toán nội bộ, Chứng chỉ CPA, ACCA… vừa có thể trang bị cho các KTV có đủ sự tự tin về kiến thức để hoàn thành công việc của mình hiệu quả hơn.

Thực hiện phân công trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng, khuyến khích các KTV nội bộ vừa có khả năng làm việc độc lập vừa có tinh thần làm việc theo nhóm. Tạo môi trƣờng làm việc cạnh tranh lành mạnh và thoải mái, tạo sự say mê và gắn bó lâu dài với công việc của các KTV.

Khối Q RR nên đƣa ra các tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả hoạt động và năng lực làm việc thực tế của mỗi KTV nhƣ: Kiến thức chuyên môn; Khả năng phân tích và đánh giá; Khả năng giao tiếp; Khả năng soát xét; Thái độ cá nhân và tác phong nghề nghiệp. Sau đó định kỳ thông báo cho các KTV nội bộ về những tiến bộ và triển vọng nghề nghiệp của từng ngƣời, trong đó phải nói rõ: Kết quả hoạt động của từng KTV nội bộ; Triển vọng cá nhân và nghề nghiệp;Cơ hội thăng tiến của từng ngƣời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85 - 88)