Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 83 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng,

dụng, hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng

a. Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

Bên cạnh việc kiểm tra trực tiếp tại chỗ, cán bộ kiểm soát nội bộ nên tăng cƣờng đầu tƣ hơn nữa cho công tác giám sát từ xa. Đây là hình thức kiểm tra của các KTV nội bộ đối với đối tƣợng đƣợc kiểm tra dƣới các hình thức biên bản, báo cáo, các thông tin hoạt động đƣợc cung cấp từ chính các đối tƣợng đƣợc kiểm tra đó mà các cán bộ kiểm tra không đến trực tiếp kiểm tra, kiểm soát.

Tác dụng của hình thức kiểm tra này là nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin của kiểm soát về đối tƣợng đƣợc kiểm tra, từ đó có những kết luận tổng quát, đầy đủ nhất về đối tƣợng đó để cung cấp cho lãnh đạo ngân hàng những thông tin chính xác để có quyết định kinh doanh, quyết định quản trị đúng đắn.

Nhƣ vậy việc tăng cƣờng công tác giám sát từ xa kết hợp với kiểm tra tại chỗ của Đoàn kiểm tra nội bộ là hết sức cần thiết, một mặt để bổ sung thông tin cho các KTV nội bộ, mặt khác phát hiện sai phạm kịp thời, hạn chế và khắc phục rủi ro một cách hiệu quả, đảm bảo tính kinh tế.

Ngoài ra, cán bộ làm công tác KSNB nên từng bƣớc đổi mới tƣ duy và nhận thức trong việc tiến hành các cuộc kiểm tra nội bộ theo hƣớng nâng cao

chất lƣợng, đảm bảo hiệu quả, coi đó là một yêu cầu hàng đầu. Nên thực hiện kiểm tra kiểm soát theo phƣơng pháp “định hƣớng rủi ro”, ƣu tiên tập trung nguồn lực để kiểm tra, giám sát các quy trình, bộ phận đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao. Từng cuộc kiểm tra, Đoàn/tổ kiểm tra đều phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, rà soát đánh giá thông qua số liệu hoạt động tại Chi nhánh có đƣợc qua công tác giám sát từ xa, từ đó khoanh vùng, định hƣớng rủi ro và xác định nội dung trọng tâm kiểm tra để tiết kiệm thời gian và nhận lực tiến hành kiểm tra thực tế tại Chi nhánh.

Kiểm tra kiểm soát nộ bộ hiện nay chỉ chú trọng kiểm tra đánh giá cán bộ, chi nhánh có thực hiện đúng quy trình, quy định hay không là chƣa đủ mà cần phải mở rộng, đánh giá cơ chế kiểm soát nội bộ trong quy trình nghiệp vụ để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung vào quy trình để kiểm soát tốt rủi ro

b. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng

Trong công tác lập kế hoạch kiểm tra cần phải xây dựng mục tiêu và công việc phù hợp với định hƣớng chỉ đạo của ban lãnh đạo, xây dựng kế hoạch trên cơ sở cân đối nguồn lực và yêu cầu của từng khu vực, kế hoạch kiểm tra cần phải phù hợp với nghiệp vụ của từng phòng ban để không ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Việc kiểm tra không chỉ thực hiện theo kế hoạch hàng năm mà phải chi tiết cụ thể hàng quý, hàng tháng. Đặc biệt trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng không nên chỉ áp dụng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm hiện tại mà phải xem xét cả những mảng nghiệp vụ phát sinh trƣớc đó. Nhƣ vậy KSNB mới có thể phát hiện kịp thời những sai sót, gian lận trong hoạt động tín dụng và đƣa ra những giải pháp ngăn chặn để hạn chế rủi ro và thiệt hại. Bên cạnh việc thực hiện các cuộc kiểm tra theo kế hoạch đa lập ra bộ phận kiểm soát nội bộ cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra đột xuất, bất thƣờng đối với những khách hàng có nợ quá hạn

dƣới 10 ngày để nhận diện sớm rủi ro của khoản vay. Ngoài ra công tác tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng KSNB trụ sở chính và các phòng khu vực, cụ thể nhƣ sau: tại trụ sở chính phải thƣờng xuyên theo dõi việc thực hiện của từng khu vực, thực hiện điều phối và giải quyết nhanh các vƣớng mắc từ phòng khu vực, thực hiện trao đổi thông tin thƣờng xuyên giữa trụ sở chính và các phòng khu vực. Taị phòng khu vực cần phải bám sát mục tiêu kế hoạch, nghiên cứu kỹ văn bản chỉ đạo của trụ sở chính, trƣởng các phòng khu vực cần phải giao và kiểm soát công việc đến từng KTV

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 83 - 85)