Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt

động tín dụng

Hiệu quả công tác KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM là một khái niệm tƣơng đối vì nó đƣợc đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập bộ máy KSNB đạt đƣợc và nguồn lực đầu tƣ cho KSNB. Hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có thể đƣợc đánh giá qua các thƣớc đo sau:

a. Thước đo số lượng

Phản ánh kết quả thông qua số lƣợng kết quả đầu ra cụ thể là số lƣợng các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng đƣợc ban kiểm soát tiến hành, số lƣợng hồ sơ tín dụng đƣợc kiểm tra, số lƣợng sai sót đƣợc phát hiện, số lƣợng các sai sót

đƣợc khắc phục... Do tính phức tạp của kết quả đầu ra trong hoạt động KSNB nên thƣớc đo số lƣợng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu đƣợc của công tác KSNB đƣợc nên cần kết hợp với các thƣớc đo khác.

b. Thước đo chất lượng

+ Chất lượng của biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra

Kết quả công tác kiểm tra, KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng đƣợc thể hiện qua các báo cáo của đoàn kiểm tra, KSNB. Nếu các báo cáo, biên bản kiểm tra có chất lƣợng thì cho thấy công tác KSNB phát huy hiệu quả. Các báo cáo, biên bản kiểm tra càng cụ thể, rõ ràng, đi sâu vào bản chất của từng sai sót, tồn tại qua đó nhận diện dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm cho Chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro thì càng có chất lƣợng.

+ Chất lượng tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng tín dụng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thì điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng còn gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân có thể là do công tác kiểm tra, KSNB chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quy trình cấp tín dụng.

c. Thước đo chi phí

Để đánh giá hiệu quả của công tác KSNB hoạt động tín dụng, bên cạnh các kết quả đầu ra thu đƣợc thì cũng cần cân nhắc yếu tố chi phí mà NHTM đã đầu tƣ và duy trì hoạt động của bộ máy KSNB. Các chi phí đó bao gồm: Thu nhập của cán bộ KSNB, chi phí đào tạo, chi phí đầu tƣ khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

a. Nhân tố bên trong

tới kết quả công tác kiểm tra, KSNB của ngân hàng. Vì thực chất kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ là một nội dung hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD. Do đó, công tác KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM chịu sự tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 05 bộ phận: môi trƣờng kiểm soát; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Các bộ phận sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả công tác KSNB, cụ thể:

- Thứ nhất, môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất “môi trƣờng” tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách thủ tục kiểm soát của đơn vị. Môi trƣờng kiểm soát bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; cơ chế phân cấp, phân quyền; cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và quan điểm điều hành của các cấp lãnh đạo trong NHTM. Môi trƣờng kiểm soát là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng, tạo ra phong thái của toàn bộ ngân hàng và ảnh hƣởng tới ý thức về kiểm soát nội bộ của nhân viên. Nó là nền móng cho các yếu tố còn lại của hệ thống KSNB.

- Thứ hai, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro: là quy trình nhận dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc xác định xem các rủi ro đó cần đƣợc quản lý, kiểm soát nhƣ thế nào, nó bao gồm các bƣớc: (i) xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Thứ ba, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin. Đây là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống KSNB thông qua việc đảm bảo các thông tin đƣợc nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KSNB, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cấp quản lý (Hội

đồng Quản trị, Ban điều hành, Trƣởng các bộ phận nghiệp vụ) luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra quyết định kịp thời, hiệu quả.

- Thứ tư, hệ thống cơ chế chính sách, quy trình, quy chế đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, do các cấp quản lý điều hành đặt ra. Yếu tố này có thể đƣợc hiểu là toàn bộ cơ chế, chính sách, kế hoạch, các quy định quy trình nghiệp vụ chẳng hạn chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các quy định khác liên quan đến hoạt động tín dụng, quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy KTKSNB ngân hàng... đây đƣợc coi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác KSNB hoạt động tín dụng.

- Thứ năm, hoạt động giám sát: nhằm thực hiện đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát là quá trình đánh giá chất lƣợng hệ thống KSNB do Tổng Giám đốc ngân hàng và bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài cũng nhƣ các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức thực hiện. Hoạt động giám sát thƣờng xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM.

b. Nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài là những nhân tố khách quan từ môi trƣờng bên ngoài tác động đến công tác công tác kiểm tra, KSNB. Nhân tố khách quan bao gồm: Môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh tế và khách hàng vay vốn.

- Môi trường pháp lý: bao gồm các khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động ngân hàng nhƣ: uật các TCTD, Luật Đất đai, các quy định về bảo đảm tiền vay, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD... sẽ tác động rất nhiều đến việc mở rộng hoạt động tín dụng do đó ít nhiều cũng sẽ tác động đến công tác KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM. Hơn nữa, để bộ máy KSNB tại các NHTM thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, cần thiết phải có những quy định về mặt pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của KSNB của NHTM đảm bảo khoa học theo những nguyên tắc cơ bản, trên cơ sở đó các NHTM tự xây

dựng mô hình bộ máy KSNB, ban hành hệ thống văn bản nội bộ để làm cơ sở tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản nội bộ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy chế quy định của Nhà nƣớc. Do đó, một khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc thay đổi thì các văn bản nội bộ của NHTM cũng phải điều chỉnh theo. Nhƣ vậy, có thể nói các quy định pháp lý của Nhà nƣớc vừa ảnh hƣởng gián tiếp vừa tác động trực tiếp đến công tác KSNB.

- Môi trường kinh tế: NHTM là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của NHTM chịu tác động rất lớn từ môi trƣờng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trƣởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng đƣợc mở rộng và có chất lƣợng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì lạm phát, khủng hoảng... sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay của khách hàng, điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng và do đó sẽ ảnh hƣởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Khách hàng vay vốn: Đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lƣợng tín dụng. Nếu khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và uy tín, ngân hàng sẽ đƣợc hoàn trả nợ đúng hạn thì chất lƣợng tín dụng sẽ tốt. Ngƣợc lại, vì lý do nào đó khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, chất lƣợng tín dụng sẽ đi xuống. Tóm lại, năng lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của khách hàng sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ công tác KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã hoàn thành các nội dung chính nhƣ sau: Đã trình bày những lý luận cơ bản gồm khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống KSNB trong NHTM. Nội dung của KSNB đối với hoạt động tín dụng. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM.

Tiếp theo chƣơng 2 sẽ phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích kiểm soát nội bộ đã nêu tại chƣơng 1.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 7 năm 1998 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (NHCTVN) đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), NHCTVN là một trong bốn Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất của Việt Nam, và đƣợc xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam.

Hệ thống mạng lƣới của NHTMCPCTVN gồm 1 trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hƣng Đạo, Quận hoàn Kiếm, Hà Nội; 01 Sở giao dịch ở Thành phố Hà Nội; 3 đơn vị sự nghiệp; 02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà nẵng; 01 văn phòng đại diện tại myanmar; 149 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cả nƣớc và 03 chi nhánh tại nƣớc ngoài (02 chi nhánh ở Cộng hòa iên Bang Đức và 01 chi nhánh ở nƣớc CHDCND Lào); ngoài ra Vietinbank còn có quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các công ty con, công ty liên kết của NHCT: Công ty cho thuê tài chính NHTMCPCTVN: Cty TNHH Chứng khoán NHTMCPCTVN và Công ty quản lý và khái thác tài sản NHTMCPCTVN; Công ty TNHH MTV Bảo hiểm NHTMCPCTVN; Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý NHTMCPCTVN; Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ NHTMCPCTVN; Công ty TNHH MTV Chuyển tiền toàn cầu NHTMCPCTVN; Ngân hàng Indovina ; Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHCT

29

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH

BAN KIỂM SOÁT

CÁC BAN, ỦY BAN, HỘI ĐỒNG PHÒNG KIỂM TOÁN NB

PHÒNG KIỂM TOÁN NB, VP ĐẠI DIỆN TẠI TPHCM PHÒNG KIỂM TOÁN NB, VP ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG CÁC HỘI ĐỒNG - HĐ TÍN DỤNG - HĐ ĐỊNH CHẾ TC BAN THƢ HĐQT CÁC ỦY BAN 1. NHÂN SỰ, TIỀN LƢƠNG, KHEN THƢỞNG 2. QL TÀI SẢN NỢ -CÓ 3. UỶ BAN GIÁM SÁT 4. ỦY BAN CHÍNH SÁCH KHỐI KHDN KHỐI BÁNLẺ KHỐI KD VỐN KHỐI QLRR KHỐI NHÂN SỰ PHÒNG BAN KHÁC SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH VP ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY CON

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

a. Hoạt động huy động vốn

Năm 2013 thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tích cực, Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ổn định. Số dƣ nguồn vốn đến 31/12/2014 là 595 nghìn tỷ, tăng trƣởng 16,3% so với năm 2013 và đạt 104% kế hoạch của HĐQT. Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn đƣợc đa dạng hóa. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 13% và nguồn vốn từ dân cƣ tăng 19% so với năm 2013 điều này khẳng định uy tín và thƣơng hiệu mạnh của Vietinbank trên thị trƣờng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.

b. Hoạt động tín dụng

Dƣ nợ tín dụng của Vietinbank tính đến 31/12/2014 là hơn 439 nghìn tỷ đồng tăng 16,9% so với đầu năm, đạt 104,5% kế hoạch đề ra

Bảng 2.1. Tóm tắt kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dƣ nợ 333.356 376.288 439.869 Nợ nhóm 2 1.411 2,744 3.770 Nợ xấu 4,890 3,770 4.552 Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ tín dụng 0,43% 0.70% 0,86% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ tín dụng 1,47% 1,00% 1,11% Lợi nhuận 6.169 5.808 5.727

Cơ cấu dƣ nợ của Vietinbank chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng trƣởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đƣợc chính phù ƣu tiên khuyến khích nhƣ Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, tích cực cho vay lãi suất thấp đối với các dự án trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: Điện, dầu khí, than và khoáng sản, xi măng, xăng dầu, cao su, thép, phân bón….

Chất lƣợng tín dụng đƣợc chú trọng kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 1,1% dƣ nợ cho vay nền kinh tế.

c. Các hoạt động khác

* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Tính đến cuối năm 2014, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng là 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USD/ngày, chiếm 10-12% doanh số mua bán toàn thị trƣờng doanh số trên thị trƣờng 1 đạt 20 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2013. Thị phần tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2014 đã khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank tiếp tục đƣợc nâng cao.

* Hoạt động thanh toán XNK

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc có thế mạnh về ngoại tệ, NHCT đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu nhƣ thực hiện chính sách khách hàng tốt, ƣu đãi lãi suất cho vay, ƣu đãi phí cho các khách hàng tiềm năng,doanh số thanh toán XNK của Vietinbank trong năm 2014 đã tăng 14,9% so với năm 2013; thị phần trong hoạt động TTQT&TTTM chiếm 14% kim ngạch XNK cả nƣớc

* Hoạt động kiều hối

Trong năm 2014 doanh số kiều hối tăng trƣởng 10% tổng doanh thu cung cấp dịch vụ, tăng trƣởng 30% so với năm 2013. Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western union Vietinbank là đơn vị tiên phong trong khu vực

Châu Á Thái Bình Dƣơng và đầu tiên tại Việt Nam phát triển thành công giải pháp công nghệ hiện đại để cung cấp đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến đến khách hàng nhƣ: chuyển tiền online, nhận tiền qua internet, bằng tin nhắn điện thoại di động và trên ứng dụng Smartphone. Vietinbank cũng đã phát triển thành công mạng lƣới chuyển tiền với các ngân hàng quốc tế lớn, uy tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)