Thực trạng phát triển quỹ đất tại việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Công tác phát triển quỹ đất tại việt nam

2.3.4. Thực trạng phát triển quỹ đất tại việt nam

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 63/63 tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, trong đó có: 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất 1 cấp theo Luật Đất đai 2013 (gồm: Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Hậu Giang, Kiên Giang, Lai Châu, Bình Định, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Tây Ninh, An Giang, Lào Cai, Sơn La, Bình Dương, Đà Nẵng, Long An, Trà Vinh, Cần Thơ, Cà Mau, Ninh Thuận, Điện Biên và Kon Tum). Trong đó: 3/24 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau); 21 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xun; Có 338 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015b).

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV- BTC thì Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện có 14 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ chính như: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; quản lý quỹ đất; tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý; cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, 2015).

Đến nay hầu hết các đơn vị mới chỉ tập trung thực hiện được nhiệm vụ tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và quản lý quỹ đất đã thu hồi; đã có 33/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập và ban hành cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất, tạo điều kiện về nguồn vốn cho các Tổ chức phát triển quỹ đất mở rộng triển khai các nhiệm vụ phát triển quỹ đất. Chính sách pháp luật liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã từng bước được bổ sung hoàn thiện, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng

mặt bằng để thu hồi đất.

Tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương kể từ khi triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 đến quý 1 năm 2017, tổng diện tích đất của cả nước đã thu hồi thực hiện các dự án là 111.269,19 ha. Những địa phương có diện tích thu hồi lớn là tỉnh Đắk Nông (16.661,22 ha), Cà Mau (11.144,37 ha), Thanh Hóa (9.190,00 ha), thành phố Hà Nội (8.060,00 ha). Những địa phương có diện tích thu hồi thấp như tỉnh Điện Biên (9,05 ha), Sơn La (5,18 ha), Quảng Trị (4,65 ha). Nhìn chung, những diện tích đất đã thu hồi phần nào đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Bên cạnh những mặt đạt được, cơng tác tạo quỹ đất bằng hình thức Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn những hạn chế, nhiều dự án chậm tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng như: Phú Thọ (159/582 dự án, chiếm 27,32%), Hà Nam (49/212 dự án, chiếm 23,11%), Hưng Yên (36/146 dự án, chiếm 24,66%), Vĩnh Phúc (55/448 dự án, chiếm 12,28%), Lạng Sơn (31/213 dự án, chiếm 14,55%), Bình Dương (22/69 dự án, chiếm 31,88%), Tiền Giang (22/103 dự án, chiếm 21,36%), Bình Định (22/112 dự án, chiếm 19,64%), Bến Tre (11/52 dự án, chiếm 21,15%), Cao Bằng (11/133 dự án, chiếm 8,27%), Ninh Thuận (9/20 dự án, chiếm 45,0%), Hà Tĩnh (9/47 dự án, chiếm 19,15%).

Đối với việc tạo quỹ đất theo hình thức thỏa thuận: Những quy định của Luật Đất đai năm 2003 đã tạo hành lang pháp lý cho việc tạo quỹ đất thơng qua hình thức thỏa thuận được thực hiện. Điều này tạo nên cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện vì mục đích kinh tế, cơ bản theo ngun tắc thị trường. Tuy nhiên kết quả thực hiện, vẫn cịn nhiều điểm phải tìm hiểu thêm. Tính đến năm 2012, trên cả nước đã thực hiện được 65.784,4 ha; tập trung tại 18 địa phương trong đó tỉnh Long An và tỉnh Quảng Ninh là 2 tỉnh có diện tích thỏa thuận được lớn nhất cả nước (Đỗ Thị Thanh Vân, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)