Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất tại thị xã từ sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Tiên Du, đất chùa được trả lại cho phường Đông Ngàn. Bằng sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương, chùa Nhân Thọ đã được phục dựng, khởi công năm 2012 với diện tích 0,18 ha, liên quan trực tiếp đến 1 hộ gia đình. Quá trình thực hiện công tác GPMB dự án gia đình đã tự nguyện hiến đất để địa phương xây dựng chùa.

4.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn Từ Sơn

năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng được một phần yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tính đến 31/12/2017, thị xã đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 58 dự án với tổng diện tích là 376,41 ha, số hộ gia đình liên quan 8.889 hộ và đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 48 dự án với diện tích 304,00 ha, đạt 80,76% so với tổng diện tích dự án. Để đánh giá và tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 các cán bộ đang công tác tại Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh và thị xã Từ Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục quản lý đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Từ Sơn và công chức địa chính xã, phường thuộc thị xã theo mẫu phiếu đã được lập sẵn.

Các phiếu điều tra được thống kê, phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong 3 nhóm yếu tố chính sách, tài chính và quy hoạch tới công tác phát triển quỹ đất dựa trên thang đo Likert theo 5 mức độ là rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ tương ứng với các trọng số 5, 4, 3, 2, 1. Với thang đo 5 mức độ này ta xác định được các khoảng giá trị tương ứng với mức độ ảnh hưởng tới công tác phát triển quỹ đất như sau: Rất lớn: ≥ 4,20; lớn: từ 3,40 đến 4,19; trung bình: từ 2,60 đến 3,39; nhỏ: từ 1,80 đến < 2,59; rất nhỏ: < 1,8.

4.3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố chính sách

Nhóm các yếu tố chính sách được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất của thị xã Từ Sơn bao gồm: chính sách đất đai, chính sách thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn), các chính sách xã hội khác (chuyển đổi việc làm, đào tạo nghề, nhà ở cho người có thu nhập thấp, ...).

Trong nhóm yếu tố chính sách có ảnh hưởng tới công tác phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn, yếu tố “Chính sách thu hút đầu tư” được đánh giá ở mức độ rất cao, với chỉ số đánh giá trung bình chung là 4,33 (Bảng 4.7) so với thang điểm Likert thì đây được coi là chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới công tác phát triển quỹ đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Có thể nói chính sách thu hút đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án. Những năm gần đây, thị xã Từ Sơn cũng đã chú trọng tới công tác thu hút đầu tư với nhiều gói hỗ trợ về chính sách cho các nhà đầu tư, tuy nhiên để công tác thu hút đầu tư có hiệu quả hơn thì vẫn còn thiếu những chính sách thu hút đặc thù, tập trung vào những nhóm dự án cụ thể như nhóm về phát triển hạ tầng kỹ thuật,

nhóm dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, …

Yếu tố “Chính sách đất đai” và “Chính sách hỗ trợ” được đánh giá ở mức độ cao với chỉ số đánh giá trung bình chung lần lượt là 3,80 và 4,03 (Bảng 4.7). Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã đóng góp tích cực vào việc phát triển KT-XH và môi trường. Thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống hàng nghìn hộ nông dân, thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, yếu tố mà họ luôn quan tâm đó là mặt bằng thực hiện dự án, tính ổn định về sử dụng đất tại nơi đầu tư và nguồn vốn có thể huy động được khi tiến hành đầu tư. Những địa phương làm tốt công tác hỗ trợ này thì mức độ đầu tư vào địa phương đó sẽ cao, đồng nghĩa với đó là công tác PTQĐ sẽ được đẩy mạnh thực hiện.

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của nhóm yếu tố chính sách đến phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn

Mức độ ảnh hƣởng Nhóm yếu tố chính sách Chính sách đất đai Chính sách thu hút đầu tƣ Chính sách hỗ trợ Các chính sách khác Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất lớn (≥80%) 10 33,33 17 56,67 14 46,67 0 0,00 Lớn (60-79%) 10 33,33 7 23,33 6 20,00 2 6,66 Trung bình (40-59%) 5 16,67 5 16,67 8 26,67 9 30,00 Nhỏ (20-39%) 4 13,34 1 3,33 1 3,33 16 53,34 Rất nhỏ (<20%) 1 3,33 0 0,00 1 3,33 3 10,00 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 30 100,00 Giá trị trung bình chung 3,80 4,33 4,03 2,33

Yếu tố “Các chính sách khác” được đánh giá ở mức độ thấp với chỉ số đánh giá trung bình chung là 2,33. Kết quả trên phản ảnh đúng mức độ ảnh hưởng của các chính sách khác đến công tác phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn, do đây là chính sách mang tính cục bộ, cá thể, chỉ áp dụng cho một số trường hợp đặc thù. Hơn nữa, trong thực tế chính sách này không được áp dụng hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức nên cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả triển khai.

4.3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố tài chính

Nhóm các yếu tố tài chính được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất thị xã Từ Sơn bao gồm: Giá đất, kinh phí NSNN, kinh phí vay từ tổ chức tín dụng, kinh phí huy động từ nguồn khác và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Qua kết quả điều tra ta có thể thấy được trong nhóm yếu tố tài chính, yếu tố “Giá đất” được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng rất cao với giá trị trung bình chung tính được là 4,53; Tiếp theo là yếu tố “Kinh phí NSNN” ở mức cao với giá trị trung bình chung là 3,93, yếu tố “Kinh phí vay từ tổ chức tín dụng”, “Kinh phí huy động từ nguồn khác” và “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất” ở mức trung bình với giá trị trung bình chung lần lượt là 3,27 - 2,67 - 2,53 (Bảng 4.8).

Kết quả trên phản ảnh thực tế tại thị xã Từ Sơn: Giá đất cao ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí ban đầu, tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư. Nhà đầu tư luôn lựa chọn những khu đất có giá trị đầu tư ban đầu thấp hơn mà giá trị sử dụng tương đương với các khu vực khác.

Các yếu tố tài chính còn lại như: Kinh phí NSNN, kinh phí vay từ tổ chức tín dụng, kinh phí huy động từ nguồn khác, là các yếu tố liên quan tới nguồn kinh phí phải đi vay từ tổ chức khác để đầu tư. Các nhà đầu tư thường hạn chế tối đa mức vay từ các tổ chức khác do ảnh hưởng của lãi suất sẽ liên quan trực tiếp tới lợi nhuận của nhà đầu tư. Riêng đối với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất có chỉ số đánh giá ở mức thấp nhất (2,53). Hình thức này dù đã có những quy định cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật nhưng lại chưa được áp dụng nhiều do những khó khăn lo ngại từ cả nhà đầu tư và người sử dụng đất. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền địa phương có vai trò trung gian trong việc hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên góp vốn.

Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của nhóm yếu tố tài chính đến phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn

Mức độ ảnh hƣởng Nhóm yếu tố tài chính Giá đất Kinh phí NSNN Kinh phí vay từ TC tín dụng Kinh phí huy động từ nguồn khác Góp vốn bằng QSDĐ Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất lớn (≥80%) 22 73,33 13 43,33 3 10,00 1 3,33 0 0,00 Lớn (60-79%) 3 10,00 7 23,34 13 43,33 2 6,67 4 13,34 Trung bình (40-59%) 4 13,34 6 20,00 6 20,00 14 46,67 13 43,33 Nhỏ (20-39%) 1 3,33 3 10,00 5 16,67 12 40,00 8 26,66 Rất nhỏ (<20%) 0 0,00 1 3,33 3 10,00 1 3,33 5 16,67 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 30 100,00 30 100,00 Giá trị trung bình chung 4,53 3,93 3,27 2,67 2,53

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

4.3.3.3. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố quy hoạch

Nhóm các yếu tố quy hoạch được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất thị xã Từ Sơn bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế; quy hoạch sử dụng đất và định mức quy hoạch.

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.9, ta thấy nhóm yếu tố quy hoạch được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng từ lớn đến rất lớn. Yếu tố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế có giá trị trung bình chung cao nhất (4,30), tiếp đó là yếu tố định mức quy hoạch (4,03), cuối cùng là yếu tố quy hoạch sử dụng đất (3,67).

Kết quả trên phản ánh thực tế: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu, có tầm quan trọng lớn vì nó là định hướng chung để các ngành căn cứ vào đó lập quy hoạch riêng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cần được nghiên cứu kĩ dựa trên những đặc thù của địa phương cả về tốc độ phát

triển kinh tế và những tiềm năng về tài nguyên môi trường, vị trí địa lý, ...

Yếu tố định mức quy hoạch (hạn mức sử dụng đất đối với các dự án đầu tư) được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao với giá trị trung bình là 4,03 chỉ đứng sau yếu tố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế. Trên thực tế, định mức quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định phê duyệt dự án đầu tư, các dự án có quy mô vượt định mức quy hoạch đều được coi là không phù hợp với quy hoạch và không được triển khai. Vì vậy, xác định định mức quy hoạch là công tác quan trọng, cần điều tra kỹ sao cho phù hợp nhất với từng địa phương cụ thể.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của nhóm yếu tố quy hoạch đến phát triển quỹ đất tại thị xã Từ Sơn

Mức độ ảnh hƣởng

Nhóm yếu tố quy hoạch Quy hoạch tổng thể PTKT Quy hoạch SDĐ Định mức quy hoạch Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất lớn (≥80%) 15 50,00 6 20,00 7 23,34 Lớn (60-79%) 9 30,00 13 43,33 18 60,00 Trung bình (40- 59%) 6 20,00 7 23,34 4 13,33 Nhỏ (20-39%) 0 0,00 3 10,00 1 3,33 Rất nhỏ (<20%) 0 0,00 1 3,33 0 0,00 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 Giá trị trung bình chung 4,30 3,67 4,03

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

4.4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN

Để có nhận định khách quan về ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn, chúng tôi tiến hành điều tra 445 cán bộ, tổ chức và người dân liên quan trên các tiêu chí: thu nhập của người dân; cơ hội lựa chọn việc làm; đời sống văn hóa tinh thần; cơ sở hạ tầng và môi trường.

Kết quả điều tra cho thấy công tác phát triển quỹ đất có ảnh hưởng tới thu nhập của người dân ở mức cao với giá trị trung bình chung là 3,45. Thực tế, việc

thu hồi đất để phát triển các khu dân cư mới, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, làm cho thu nhập bình quân đầu người của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Khi chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đòi hỏi trình độ, chất lượng và năng suất lao động cao hơn. Bên cạnh đó với việc phát triển quỹ đất sử dụng vào các mục đích đầu tư CSHT, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, ... đã tác động làm kinh tế - xã hội của khu vực phát triển, người dân có nhiều thuận tiện hơn trong việc giao thương buôn bán với các khu vực lân cận dẫn đến thu nhập được tăng lên (Bảng 4.10). Công tác phát triển quỹ đất có ảnh hưởng tới cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân ở mức trung bình với giá trị trung bình chung là 2,82. Kết quả này phản ánh thực trạng PTQĐ tại thị xã Từ Sơn trong thời gian qua chủ yếu được chú trọng phát triển các khu dân cư, khu đô thị, đầu tư vào hạ tầng cơ sở như công trình sự nghiệp, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, ... Đây là các dự án phục vụ mục đích công cộng và là nền móng để thu hút các nhà đầu tư đến để đầu tư vào các dự án khu, cụm công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2017, thị xã Từ Sơn mới chỉ có 1 dự án cụm công nghiệp làng nghề có quy mô 7,22 ha, tuy nhiên do dự án vẫn chưa hoàn thành xong mới chỉ bàn giao được 3,12 ha nên nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn qua là không nhiều. Bên canh đó là 6 dự án xây dựng khu thương mại, dịch vụ đã đi vào sử dụng với quy mô diện tích 13,29 ha, thực tế là không lớn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, vì vậy chưa đáp ứng được hết cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân.

Có việc làm ổn định là một nhu cầu lớn nhất của người dân sau thu hồi đất, nhất là đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân sau thu hồi đất vẫn còn rất nhiều bất cập, không phù hợp, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho họ.

Trong thời gian tới, đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thị xã cần chú trọng đến công tác thu hút đầu tư, lựa chọn các dự án phù hợp với tiềm lực hiện có của thị xã để tạo sự đa dạng về ngành nghề cũng như tăng cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng của thị xã Từ Sơn

STT Tiêu chí

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ

ảnh hƣởng (phiếu) (%)

1

Thu nhập của người dân

Tăng nhiều 23 5,17

Tăng 217 48,76

Không thay đổi 156 35,06

Giảm 37 8,31 Giảm nhiều 12 2,70 Tổng 445 100,00 Giá trị trung bình chung 3,45 2

Cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân

Tăng nhiều 15 3,37

Tăng 79 17,75

Không thay đổi 196 44,05

Giảm 121 27,19 Giảm nhiều 34 7,64 Tổng 445 100,00 Giá trị trung bình chung 2,82 3

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân

Tốt hơn nhiều 59 13,26 Tốt hơn 241 54,15 Như cũ 116 26,07 Kém đi 21 4,72 Kém đi nhiều 8 1,80 Tổng 445 100,00 Giá trị trung bình chung 3,72 4 Cơ sở hạ tầng Tốt hơn nhiều 87 19,55 Tốt hơn 236 53,03 Như cũ 118 26,52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)