Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 31)

2.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá

Khi chuyển từ cuộc sống hái lượm, sử dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên sang cuộc sống biết trồng trọt thì con người đã bắt đầu biết sản xuất, sử dụng đất. Thời buổi ban đầu việc trồng trọt chỉ mang tính tự cung, tự cấp và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người. Sau này, cùng với sự bùng nổ về dân số và phát triển của xã hội, nền sản xuất cũ không còn thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Từ đó đặt ra một nền sản xuất mới và nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đã hình thành.

Theo học thuyết của Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hoá được bán ở thị trường (Nguyễn Nguyên Cự, 2009). Như vậy, sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thị gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá hay sản xuất theo hướng hàng hoá (Hà Thị Thanh Bình, 2000).

Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi quốc gia (Nguyễn Đình Hợi,1993). Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung (Quyết định số 394/QĐ- TTg). Để nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp quy luật. Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại. Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao. Đó là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng. Vì thế, nó là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều với nhiều chủng loại phong phú và có chất lượng cao. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật, đó là quá trình chuyển nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại. Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó (Nguyễn Duy Tính,1995).

Nghiên cứu sự tiến triển của nền nông nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ra ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hóa, nông nghiệp chuyên môn hóa cao.

Giai đoạn nông nghiệp tự cung tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy mô nhỏ độ rủi ro cao, chưa có sản phẩm hàng hóa.

Giai đoạn đa dạng hóa sản xuất: chủng loại cây trồng vật nuôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có hàng hóa nông sản.

Giai đoạn chuyên môn hóa cao: nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hóa, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất hoàn toàn cho thị trường (Nguyễn Văn Man vàTrịnh Văn Thịnh, 2002).

Theo ông Mazoyer giáo sư trường đại học Pháp - người chuyên nghiên cứu sâu về hệ thống nông nghiệp trên thế giới thì chỉ có tiến lên hệ thống canh tác thâm canh cơ giới hóa vốn đầu tư lớn, khả năng đảm nhận diện tích lớn thì mới có năng suất lao động và thu nhập cao, sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi nào thực hiện công nghiệp hóa, sản xuất trên một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tư liệu sản xuất bằng máy móc mới đưa lại năng suất lao động cao, có lượng hàng hóa lớn để bán, khi đó mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển (Nguyễn Văn Man và Trịnh Văn Thịnh,2002).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì được gọi là sản phẩm hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt. Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt ngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu buộc người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Sản xuất hàng hóa là tiền đề để hình thành các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa

2.2.2.1.Yếu tố điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, thời tiết khí hậu, địa hình, vị trí điạ lý, có tác động rất lớn đến sản xuất hàng hóa. Nó có thể thúc đẩy hay ức chế sự phát triển sinh trưởng của cây trồng vật nuôi.

Sản xuất hàng hóa thực sự chỉ có hiệu quả khi nó thích ứng với điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là cơ sở tự nhiên phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải lựa chọn một tập đoàn vật nuôi, cây trồng thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và phải khác lợi thế so sánh của từng nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, gắn liền với sản xuất chế biến.(Luật đất đai Việt Nam, 2013).

Đánh giá đúng đắn các đặc điểm tự nhiên, xác định được đúng cây trồng vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn phát triển thích hợp với từng tiểu vùng là vấn đề có ý nghĩa kinh tế sinh thái to lớn.

2.2.2.2. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ

Đây là nhóm yếu tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất. Kỹ thuật công nghệ quyết định phương pháp sản xuất bằng thủ công hay bằng máy móc cơ khí, máy móc tự động hóa…Ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ của thế giới bước vào giai đoạn ba – giai đoạn phát triển cao. Trong nông nghiệp đã có nhiều công nghệ cao thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

2.2.2.3. Yếu tố thị trường, lao động

Các yếu tố kinh tế - xã hội chi phối lớn tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa là thị trường và các yếu tố khác như: lao động, tư liệu sản xuất, vốn.

-Thị trường hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như thế nào để đạt hiệu quả cao đều do nền thị trường quyết định. Cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường sao có lợi nhất về từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể ở mỗi vùng, mỗi địa phương.

Thị trường ngày càng phát triển làm sao cho sản phẩm hàng hóa nông sản cũng ngày càng đa dạng phong phú. Nó đòi hỏi nhiều về số lượng, cao về chất lượng nông sản hàng hóa. Thị trường chỉ có thể thừa nhận nông sản hàng hóa khi mà sản phẩm hàng hóa đó thỏa mãn được yêu cầu của thị trường. Vì vậy nhân tố thị trường tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và khối lượng, cơ cấu và chất lượng của nông sản hàng hóa nói riêng (Đường Hồng Dật, 2004). Hiện nay tại nhiều địa phương, nông dân ta vẫn coi thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm dư thừa, mà chưa thấy thị trường là điểm xuất phát để lên kế hoạch sản xuất. Một số nơi đã chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong chế biến, bao tiêu và tiêu thụ.

Ngoài yếu tố thị trường trong nước trong phát triển nông nghiệp hàng hóa thì việc mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở là rất cần thiết.

-Lao động:

Với tư cách là người tạo ra của cải vật chất bao gồm cả số lượng và chất lượng lao động, trình độ phân công và hợp tác lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa còn đòi hỏi con người lao động có khả năng tiếp thị, có phương pháp, nghệ

thuật ứng xử một cách khôn ngoan với thị trường để bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận lớn. Khi lực lượng lao động có đầy đủ năng lực sẽ tác động tích cực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển.

2.2.2.4. Yếu tố kinh tế tổ chức

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách hợp lý , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển sản xuất hàng hóa.

2.2.2.5. Yếu tố quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình thông qua việc sử dụng các giải pháp kinh tế.

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Sản xuất hàng hóa luôn gắn với thị trường. Thị trường với bản chất của nó mang tính tự phát. Vì thế không có sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất hàng hóa tự phát khó tranh những rủi ro dẫn tới lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Ngày nay, hầu hết các nước đều thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế hỗn hợp. Đó là cơ chế kinh tế kết hợp giữa bàn tay vô hình điều tiết kinh tế thị trường và bàn tay hữu hình của nhà nước điều tiết bằng các chính sách vĩ mô.

Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ…có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa của nông dân. Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hóa. Các giải pháp quan trọng được Nhà nước tập trung thực hiện như: Cải tạo đất ngập nước, đất ngập mặn và phèn, phục hồi độ phì nhiêu trên đất trống đồi núi trọc, các giải pháp phát triển quản lý rừng, vv….

Nhà nước cũng thông qua hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng và các nguồn tài chính khác để hỗ trợ đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Vì vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất hàng hóa, nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).

Vì vậy, Nhà nước cần can thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất trợ giúp và phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội. Các chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, khuyến nông…thực sự đã giúp ích rất nhiều trong quá trình sử dụng đất của những người nông dân.

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148 triệu km2.

Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) (Hoàng Văn Thông, 2002). Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường

sinh thái thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với loài người (Vũ

Năng Dũng, 2004). Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cũng như để giải quyết những xung đột trong việc sử dụng đất cho nông nghiệp, công nghiệp là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu nông nghiệp của các nước trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).

Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen... các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã chuyển được một số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn, bạc lá, sâu đục thân.

Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây

nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc (Nguyễn Duy Tính,1995).

Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật... kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng đã mang lại hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)