Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 41)

3.2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Phòng Nông Nghiệp huyện, các Trạm Khuyến Nông, Phòng Tài Nguyên môi trường, báo, tạp chí, Internet....

Phân chia địa bàn toàn huyện thành 2 tiểu vùng theo đới độ cao tuyệt đối: + Tiểu vùng 1 các xã ở độ cao trung bình từ < 800m so với mực nước biển. Địa hình phổ biến là núi có độ cao trung bình, xen kẽ các phiên bãi, lòng chảo gồm các: xã Cò Nòi, Mường Bon, thị trấn Hát Lót, Hát Lót, Chiềng Mung, Chiềng Sung, Mường Bằng, Chiềng Mai, Chiềng Chăn. Đại diện cho tiểu vùng nghiên cứu là hai xã Mường Bon, xã Cò Nòi.

+ Tiểu vùng 2 các xã ở độ cao từ > 800 m so với mực nước biển. Có địa hình núi cao dốc gồm các xã: Chiềng Ban, Tà Hộc,Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Ve, Nà Bó, Mường Chanh, Chiềng Nơi, Chiềng Dong, Chiềng Chung, Chiềng Kheo. Đại diện cho tiểu vùng nghiên cứu là hai xã Chiềng Ban, xã Nà Ớt.

3.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra, mỗi xã điều tra 40 hộ.

3.2.3. Phương pháp điều tra thực địa về tình hình sử dụng đất của nông hộ

Tiến hành điều tra tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn như kênh mương, đường sá, cơ sở thu mua chế biến, chế độ tưới tiêu, tỷ suất hàng hóa và phương thức tiêu thụ nông sản.

3.2.4. Phương pháp xác định các cây trồng hàng hóa

Tiêu chí xác định cây trồng có tính hàng hóa tại huyện Mai Sơn: Những cây trồng được lựa chọn là cây trồng hàng hóa phải có: Diện tích lớn, sản lượng cao, hiệu quả cao.

Bảng 3.1. Phân cấp tỷ lệ hàng hóa và mức độ tiêu thụ các nông sản các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Tỷ lệ suất hàng hóa

(%) Cấp đánh giá Mức độ tiêu thụ

Cao > 70 Dễ >70

Trung bình 50 - 70 Trung bình 50 – 70

Thấp <50 Khó < 50

3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế: - Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất: Được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được

của LUT nhân với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra. GTSX = SL*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất;

SL: Sản lượng nông sản thu được /ha đất/năm; GB: Giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG) : chi phí vật chất (...) + các phí khác (...khấu hao tài sản cố định) không kể chi phí công lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Tổng thu nhập – Tổng chi phí trung gian.

+ Giá trị ngày công lao động: Thu nhập hỗn hợp/Số công lao động gia đình.

Phân cấp hiệu quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất dựa theo số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý.

Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha ( Triệu đồng) TNHH/ha ( triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 >150 > 100 >2 Trung bình 2 80-150 50-100 1,5 - 2 Thấp 1 < 80 < 50 < 1,5

- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội:

+ Đảm bảo công ăn việc làm cho người dân tính bằng số công lao động /ha/ năm.

+ Đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân: tính bằng giá trị ngày công lao động so với mức thu nhập trung bình của người dân sản xuất nông nghiệp trong vùng.

+ Mức độ chấp nhận của người dân.

Phân cấp hiệu quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất, dựa theo số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý so sánh với mức trung bình của địa phương.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm Khả năng thu hút lao động (công ) Giá trị ngày công (nghìn đồng/công) Mức chấp nhận của người dân

(%)

Cao 3 > 700 > 90 >75

Trung bình 2 400 – 700 90 50 – 75

Thấp 1 < 400 <90 < 50

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:

+ Mức độ duy trì độ phì nhiêu đất đánh giá bằng mức sử dụng phân bón của người dân so với khuyến cáo.

+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

+ Tỷ lệ thời gian che phủ mặt đất của các cây trồng trong năm. Được tính theo tỷ lệ số ngày cây trồng che phủ đất/số ngày trên năm.

Phân cấp chỉ tiêu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra so sánh với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơn.

Bảng 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Tỷ lệ che phủ mặt đất (%) Cao 3 Nằm trong định mức Nằm trong định mức >75

Trung bình 2 Cao hơn định

mức

Cao hơn định mức 50 – 75

Thấp 1 Dưới định mức Dưới định mức < 50

3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Theo cổng thông tin điện tử huyện Mai Sơn, maison.sonla.gov.vn. Và báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015 của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơn.

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Mai Sơn nằm trong tọa độ, từ 20o52’30’’ đến 21o20’50’’ vĩ độ Bắc;

từ 103o41’30’’ đến 104o16’ kinh độ Đông.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên. - Phía bắc giáp huyện Mường La.

- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, Sông Mã.

Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã, gồm: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn và Chiềng Lương.

Mai Sơn có 03 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển của huyện Mai Sơn khoảng 800m – 850m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc – Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m – 1200m so với mực nước biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500m – 700m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp. Địa hình của huyện Mai Sơn phân bố theo các vị trí như sau:

- Địa hình núi cao và dốc: Chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình 1000m – 1200m so với mực nước biển. Phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm.

- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500m – 700m so với mực nước biển, phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp…Phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6 như: xã Cò Nòi, thị trấn Hát Lót, xã Hát Lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung.

Nhìn chung địa hình của huyện phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà Sản

có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu và phát triển chăn nuôi.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn, huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 sang năm. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong

năm là 210C.

Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 145 ngày. Độ ẩm trung bình là 80,5%. Tổng số giờ nắng là 1.940 ngày.

b. Thủy văn

Ngoài dòng sông Đà chạy qua huyện với chiều dài 24km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Tà Vắt, Suối Quét, Huối Hạm, Nậm Mua, suối Căm…với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sông suối khoảng 0,7

km/km2.

Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ. Mùa lũ trùng với mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ánh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt chủ yếu từ hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân từ xưa đến nay.

Bảng 4.1. Hồ đập trên địa bàn huyện Mai Sơn

Số TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng (xã) Năm xây dựng Kích thước đập Dung tích hồ (m3) Dài (m) Cao (m) 1 Bản Củ Chiềng Ban 2002 - - 40.000

2 Bản Kéo Chiềng Ban 1994 73 11 35.000

3 Bản Đốm Chiềng Ban 1994 100 8 -

4 Huổi Viu Chiềng Ban 1994 80 10 -

5 Bản Thộ Chiềng Ban 1994 80 5 -

6 Con Kén Chiềng Mung 1979 80 6 112.000

7 Cọ Mỵ Chiềng Mung 2009 54 - -

8 Xum Lo Chiềng Mung 2000 100 10 80.000

9 Đen Phường Chiềng Chăn 1989 104 18 80.000

10 Bản Sẳng Mường Bằng 1989 80 8 -

11 Bản Giàn Mường Bằng 1989 35 5 -

12 Nà Bó Nà Bó 1989 60 12 360.00

13 Tiền Phong Mường Bon 1971 92 25 -

14 Bản Ỏ Mường Bon 1996 70 9 20.000

15 Bản Pòn Chiềng Mai 2001 50 7 1.000

16 Xa Căn Mường Bon 2001 - - -

17 Bản Bon Mường Bon 2001 - - -

Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn

Sông, suối, hồ là nguồn cung cấp nước cho đời sống, sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn những hiểm họa. Năm 1975 và năm 1991, Mai Sơn là một trong những huyện xảy ra lũ lớn trên toàn địa bàn huyện. Lũ đã nhấn chìm và cuốn trôi hàng trăm nóc nhà, làm thiệt hại lớn đến diện tích trồng cấy ven các con suối Nặm Lạ, Nặm Pàn... Năm 1997, hạn hán làm thiệt hại lớn đến sản xuất. Tháng 9/2008, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, một trận lũ lớn đã xảy ra trên phần lớn địa bàn huyện, làm sập đổ và cuốn trôi 107 nóc nhà, làm ngập úng hơn 700 ngôi nhà khác, sạt lở trên diện rộng, đe dọa hơn 250 ngôi nhà. Lũ đã cuốn trôi hầu hết các cầu cống bê tông, cầu treo dọc các con suối, làm thiệt hại hàng trăm ha ruộng lúa, hàng chục ha ao hồ, cuốn trôi trên 7.000 tấn ngô đã thu hái để trong kho. Các trục đường giao thông như quốc lộ 6, đường 101 vào Tà Hộc bị hư hỏng nặng. Đặc biệt, nhiều khu trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bị cuốn trôi hoặc bị ngập úng, gây hư hại nặng. Công ty cổ phần mía đường Sơn La bị hỏng hoàn toàn hệ thống cấp điện, bị ngập úng và cuốn trôi toàn bộ vật tư, hoá chất, nguyên liệu sản xuất phân vi

sinh... Theo số liệu tổng hợp, những tai hoạ như dông sét, lở núi, hỏa hoạn, hạn hán... xảy ra trong huyện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn, mức độ thiệt hại ngày càng lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

- Diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,58 ha.

Từ kết quả xây dựng bản đồ loại đất huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, qua thống kê diện tích các loại đất cho thấy huyện có các loại đất chính sau:

Bảng 4.2. Diện tích theo loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

STT Loại đất Số khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất vàng nhạt trên đá cát 9 8.515,12 6,11

2 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất 138 43.199,49 31,00 3 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất 110 39.217,92 28,14 4 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính 11 4.085,23 2,93

5 Đất nâu đỏ trên đá vôi 48 17.508,14 12,56

6 Đất phù sa ngòi suối 8 961,75 0,69

7 Đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính 73 25.308,98 18,16

8 Đất dốc tụ 3 273,67 0,19

9 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonnat 5 270,28 0,22

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%.

+ Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 26.394 ha, chiếm 18,50% tổng quỹ đất.

+ Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): Có diện tích khoảng 30.531 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất.

+ Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): Có diện tích khoảng 7.990 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất.

+ Đất phù sa ngòi suối (P’): Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ…Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.568 ha, chiếm 1,80% diện tích tổng quỹ đất.

+ Đất dốc tụ (Ld): Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…Có diện tích khoảng 9.516

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)