vùng sản xuất cây hàng hóa
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, chúng tôi đê xuất một số giải pháp như sau:
4.4.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Huyện cần tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhằm năng cơ cấu mùa vụ nâng cao thu nhập cho hộ nông dân đặc biệt ở các xã thuộc vùng II với địa hình phức tạp công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn.
Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến đường liên xã, đường giao thông nội đồng giúp kết nối các vùng sản xuất, vận chuyển và thu hoạch sản phẩm thuận tiện hơn.
4.4.3.2. Giải pháp về thị trường
Để có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Mai Sơn cần có chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản như Sắn, Ngô, Cà phê, Chè.... Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại Mai Sơn với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ. Có các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn.
Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiêu sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Khuyến khích mở rộng thị trường trong huyện, xây dựng các khu dịch vụ thương mại thu mua nông sản phẩm tại các xã, hỗ trợ thâm nhập vào thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò chủ đạo của Hợp tác xã nông nghiệp để có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hoá.
Đầu tư phát triển hệ thống thương mại,dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.
4.4.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư
Huyện cần có giải pháp hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đặc biệt là các loại cây trồng chủ lực của hiệu như Ngô, Mía, Sắn, Cà phê.
Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ.
Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, ưu tiên các hộ nông dân nghèo được vay vốn với lãi xuất thấp có khả năng phát triển theo mô hình trang trại, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân được vay vốn với lãi xuất ưu đãi.
4.4.3.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao sự hiểu biết vê kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến nông dân thông qua tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thử nghiệm tại địa phương, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất.
Mở rộng mạng lưới dịch vụ nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp...) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân.
Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ vê địa phương công tác.
Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.
Đưa các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, phát triển thành những loại hình sử dụng đất có tính hàng hóa trên địa bàn.
Nhân rộng các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, nhân giống cây trồng có chất lượng và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống, nghiên cứu các mô hình kinh tế sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.
Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hoá giống lúa trong sản xuất đại trà dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quả đã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.
Đưa các giống ngô, đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng ngắn trong vụ Đông để thay thế bộ giống cũ.
4.4.3.5. Giải pháp về nhân lực
Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm tại cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.
4.4.3.6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên đất và môi trường
Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, diện tích rừng của huyện giảm 6922,91 ha trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016. Đa số diện tích rừng bị mất là rừng đầu nguồn đẫn đến ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường của vùng. Do đó huyện cần đẩy mạnh việc giao đất, giao
rừng cho các đối tượng có nhu cầu nhằm tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp có rừng so với hiện nay. Góp phần làm giảm nhẹ những hiểm hoạ của thiên tai, hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học của rừng bằng biện pháp thiết kế các dải băng xanh.
Sử dụng các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp cần phải được thực hiện đúng theo định mức liều lượng; có thể sử dụng phân hữu cơ kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần tăng độ màu mỡ cho đất;
Diện tích núi đá và đất có tầng mỏng tập trung ở tiểu vùng II cần được quan tâm đến việc bảo vệ vốn rừng và áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp, cần ưu tiên áp dụng đồng bộ các biện pháp gồm:
Áp dụng công nghệ tiến bộ trong sinh học, đầu tư thâm canh, đảm bảo sản xuất bền vững, đồng thời nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Tăng cường giữ ẩm cho đất vào mùa khô, hạn chế hình thành kết von, đá ong bằng hệ thống cây trồng che phủ cây trồng và thảm thực vật tự nhiên, tưới nước ở những nơi có điều kiện.
Đẩy mạnh thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, tăng diện tích gieo trồng, hệ số sử dụng đất bằng cách tăng vụ, giảm diện tích đất ruộng 1 vụ.
PHẦN 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
Mai Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn La; với tổng
diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của huyện là 142.670,60 ha trong đó đất nông nghiệp có 102.071,97 ha chiếm 71,55% tổng diện tích đất tự nhiên. Huyện Mai Sơn cũng là 1 trong ba vùng kinh tế trọng điểm cùng với Mường La và thành phố Sơn La.
Huyện Mai Sơn có 6 LUT sử dụng đất với 21 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là đất Chuyên rau – màu với 23.386,83 ha chiếm 49,8 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. LUT có diện tích nhỏ nhất là LUT 1 vụ lúa – rau màu với 5.508,05 ha chiếm 11,5% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi chỉ ra rằng những cây trồng có tính hàng hóa cao phù hợp với trình độ canh tác của vùng và có đầu ra ổn định tại huyện đó là: Ngô, Sắn, Mía, Cà phê Arabica. Những cây trồng cần phát triển là các loại cây ăn quả điển hình như Nhãn, Na, Xoài. Những cây trồng cần duy trì để đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tại chỗ là Lúa, Rau các loại, đậu tương, chè. Ngoài các cây trồng trên còn có cây Ý Dĩ cũng cho hiệu quả kinh tế khá loại cây này sẽ phát triển thay thế dần các diện tích trồng Dong diềng kém hiệu quả tại huyện.
Dựa vào kết quả đánh giá và định hướng của của huyện chúng tôi đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa.như sau:
- Cây ngô: Tiếp tục ổn định diện tích gieo trồng ngô vì phù hợp với tập quán cũng như trình độ canh tác tại địa phương, tập trung ở các xã Hát Lót, xã Cò Nòi thuộc tiểu vùng I, xã Phiêng Cằm, xã Chiềng Chung, xã Chiềng Mung thuộc tiểu vùng II.
- Cây mía: Đây là cây trồng phục vụ cho nhà máy mía đường đường Sơn La với đầu ra ổn định nhưng năng suất mía tại vùng có năng suất không cao trung bình chỉ đạt 57 tấn/ ha, cần thâm canh tăng năng suất tại địa phương. Diện tích mía tập trung tại các xã vùng I của huyện.
- Cây cà phê Arabica: đây là loại cây trồng cao hiệu quả kinh tế cao đầu ra ổn định, nên tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích, tập trung tại các xã
thuộc tiểu vùng II như xã Chiềng Mai, Chiềng Đông, Chiềng Kheo, Chiềng Ban, Chiềng Chung…
- Cây sắn: Cần đưa giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao trồng ở khu vực dọc trục quốc lộ 4G thuộc tiểu vùng II để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn tại huyện.
- Cây ăn quả : Tập trung cải tạo vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp, đưa một số loại cây có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: Nhãn, xoài, na.. chú trọng khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
5.2. KIẾN NGHỊ
Đề nghị UBND huyện Mai Sơn cần tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng. Đồng thời có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như chính sách về khuyến nông, đất đai, tiêu thụ nông sản, chính sách hỗ trợ người nghèo...
Đề nghị UBND huyện Mai Sơn và các ngành chức năng tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là về giống, kỹ thuật gieo trồng.
Đề nghị UBND huyện Mai Sơn có cơ chế thu hút đầu tư có chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản tại huyện.
Nếu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn cần nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị cho các nông sản chính trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Văn Ten (2000). Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199 – 200.
2. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990). Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202, Hà Nội....
3. Cổng thông tin điện tử huyện Mai Sơn; maison.sonla.gov.vn/. Điều kiện tự nhiên. 4. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua, tạp chí cộng sản,
(17), trang 41.
5. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp,Hà Nội. 6. Đỗ Kim Chung (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển
nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam.
7. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội .
8. Hà Thị Thanh Bình (2000). Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới. Trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội.
9. Hà Thị Thanh Bình và cộng sự (2002). Trồng trọt đại cương, NXB Nông Nghiệp I, Hà Nội
10. Hoàng Văn Cường (2002). Quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
11. Hoàng Văn Thông (2002). Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội.
12. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Lê Ngọc Dương và Trần Công Tá (1999). Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Lê Văn Minh (2005). Nông nghiệp nông thôn - chuyển mình trước vận hội mới. 15. Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
16. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và Quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp , NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Nguyên Cự (2009). Marketing trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Vòng (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội
20. Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002). Nông nghiệp và bền vững cơ sở và ứng dụng, NXB Thanh Hoá.
21. Nguyễn Văn Nam (2005). Thị trường xuất nhập khẩu rau quả, NXB Thống Kê. 22. Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh (1996). Các vùng sinh thái
nông nghiệp Việt Nam, kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 - 1996, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Phạm Thị Mỹ Dung (1996). Phân tích thống kê Nông nghiệp, NXB Nông nghiệpHà Nội
24. Phân Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001). Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21 – 29.
25. Phòng nông nghiệp huyện Mai Sơn. Báo cáo tổng kết nông nghiệp nông thôn năm 2015, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2016.
26. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mai Sơn. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2016.
27. Quyền Đình Hà (1993). Đánh giá kinh tế' đất lúa vùng ĐBSH, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
28. Quyết định số 394/QĐ- TTg về việc khuyến khích đầu tư xây mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.
29. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30.Tô Đắc Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2014 ; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015.
33. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006), Đánh giá tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành nông nghiệp. 34.Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
35.Vũ Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng