Các loại hình sử dụng đất chính huyện Mai Sơn năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 65 - 70)

Loại hình sử dụng đất ( LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Chuyên lúa 1 Lúa xuân – Lúa mùa 3969,85 8.17

2 Lúa nương 3.525,00 7,45

2. Lúa - Màu

3 Lúa xuân – Ngô hè 1.073,95 2,24

4 Lúa xuân – Lạc 124,85 0,26

5 Lúa xuân – Đậu các loại 624,25 1,3

6 Lúa nương – Dưa mèo 2.452,15 5.12

3. Chuyên rau - Màu

7 Rau, đậu, đỗ các loại 1230,00 3,04

8 Ngô xuân – Hè 20.727,00 44,25

9 Rau, Đậu cô ve – Đậu 952,38 1,99

10 Dong riềng 153,06 0,32

11 Y dĩ 100,11 0,2

4. Cây ăn quả

12 Nhãn 712,05 1,49

13 Xoài 363,36 0,76

14 Chanh 11,15 0,02

15 Mận hậu 23,21 0,05

16 Na 25,35 0,06

5. Cây Công nghiệp hàng năm

17 Sắn 3450,00 7,2

18 Mía 4905,00 8,82

6. Cây Công nghiệp lâu năm

19 Cà phê 3954,00 7,56

20 Chè 57,00 0,14

21 Cao su 339,00 0,71

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mai Sơn

a. LUT chuyên lúa

LUT Chuyên lúa: gồm 2 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa (Lúa xuân – Lúa mùa) và 01 vụ lúa nương

+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa: phân bố chủ yếu trên đất có đặc tính phù sa, phân bố chủ yếu ở các xã tiểu vùng I và khu vực ven sông Đà, tại những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng hoặc bậc thang, điều kiện tưới tiêu bán chủ động nguồn nước tưới từ các khe, có nước chảy từ trên núi xuống hoặc được phân bố từ các phai, đập giữ nước chảy từ các suối, khu vực ven sông Đà. Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Mai Sơn, kiểu sử dụng đất

này có diện tích 2737 với các giống chính là Nếp 87, Nếp 98 năng suất trung bình đạt 55,7 tạ/ha.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa nương: thường được bố trí ở các xã tiểu vùng II đất có địa hình độ dốc lớn bị chia cắt mạnh. Chủ yếu là trên loại đất đỏ vảng trên đá phiến sét và đất vàng nhạt trên đá cát. Đối với kiểu sử dụng đất này, do các hạn chế về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, không chủ động chế độ tưới tiêu, nên không bố trí được cây trồng vụ Đông. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao, nó được tồn tại từ rất nhiều năm và được tập trung chủ yếu ở vùng cao, nó được tồn tại từ rất nhiều năm và được tập trung chủ yếu ở tiểu vùng II (có diện tích 3525 ha). Năng suất lúa không cao trung bình 27,88 tạ/ha, song ít gặp rủi ro khi có những biến động về thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi gia đình. Phân bón được dùng chủ yếu là phân hóa học, tro đốt thảm thực vật hoang trên đất khi làm đất; chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đầu tư sản xuất thấp, đây cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng thường lựa chọn phương thức sản xuất này.

b. LUT Lúa – Màu

Gồm các kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc trồng xen lúa – màu. Loại hình này chủ yếu được áp dụng trong các vùng đất trồng 01 vụ lúa nhờ nước trời và một vụ màu do không đủ lượng nước tưới. Loại hình sử dụng đất này ít gặp rủi ro về biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực và đáp ứng được thức ăn chăn nuôi trong gia đình. Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân hóa học, phân hữu cơ, phân xanh tự sản xuất từ các sản phẩm canh tác dưa thừa bỏ đi như thân, lá và phân chuồng. Đây cũng là loại hình sử dụng đất khá phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.

Trong loại hình này có các kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Ngô, Lúa xuân – Rau các loại và trồng xen lúa nương với dưa mèo được phổ biến và tương đối ổn định, cho thua nhập khá hơn, có nhiều triển vọng. Cơ cấu cây trồng của LUT này như sau:

+ Vụ Xuân: Cơ cấu cây trồng đã được thay đổi, có sự áp dụng các loại giống mới phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất của địa phương; các giống lúa được sử dụng chủ yếu có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất chất lượng

cao, giá trị hàng hóa lớn như: N97, N87 và các giống lúa lai khác. Lúa xuân, thời vụ gieo trồng tháng 2 – 3, thời gian sinh trưởng từ 100 – 110 ngày.

+ Cây trồng vụ Đông: Bao gồm các cây trồng như ngô, các loại rau, đỗ (bắp cải, su hào, các lại rau cải, đỗ cô ve, cà chua…). Đối với ngô mặc dù đã được người dân quan tâm những kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh, có xu hướng ngày càng giảm. Các giống ngô được sử dụng: CP999, CP333, NK6654, NK4300, LVN10, Ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bắn bắp và một số giống ngô địa phương. Các cây trồng này bố trí chủ yếu ở tiểu vùng I với diện tích không lớn.

Ngoài ra, loại hình sử dụng đất Lúa – màu còn có kiểu sử dụng đất Lúa nương – Dưa mèo. Đối với diện tích Lúa nương – Dưa mèo được canh tác trên

đất dốc có độ dốc từ 150 – 250, địa hình cao, không chủ động nước tưới, phụ

thuộc vào nước trời, phân bố chủ yếu ở khu vực tiểu vùng II của huyện.

c. LUT Chuyên rau – Màu

Được canh tác chủ yếu trên đất có độ dốc từ 200 trở lên, phân bố ở tất cả

các xã của huyện; cây trồng của LUT này chủ yếu là rau các loại, ngô, sắn, mía, dong riềng..

+ Đối với canh tác ngô chủ yếu diện tích ngô của huyện được gieo trồng trên đất dốc vào tháng 3, tháng 4 hàng năm và thu hoạch vào tháng 6, tháng 7; thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày với các giống ngô chủ yếu là DK 8868, LVN 25, DK 9901, DK 9955, CP 999, CP 333, NK 6654, LVN 10. Một phần nhỏ diện tích ngô được gieo trồng vào tháng 7, tháng 8 và thu hoạch vào tháng 10, 11 của năm. Với loại hình canh tác ngô hiện tại lượng phân bón sử dụng không nhiều, người dân đã biết sử dụng các sản phẩm dư thừa của cây sau khi thu hoạch (thân, lá) để giữ nước và làm phân bón. Tuy nhiên những năm gần đây, do việc tăng cường quản lý, phòng chống cháy rừng, hạn chế đốt nương dẫn đến việc nhân dân đang lạm dụng thuốc diệt cỏ trong quá trình làm đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước.

+ Đối với rau: các loại rau thường trồng là rau cải mèo, cải ngọt, bắp cải, đậu cô ve, hành, cà chua..Diện tích rau trên địa bàn huyện có khoảng 1.454,28 ha, năng suất bình quân các loại rau đạt khoảng 80 tạ/ha/ vụ. Rau được trồng nhiều ở các xã của tiểu vùng I như Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi; đây là vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người

dân. Đối với tiểu vùng II rau màu được trồng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Dong diềng được trồng trên đất dốc thuộc tiểu vùng II, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và canh tác theo phương thức truyền thống, không sử dụng biện pháp bảo vệ đất với các loại giống DR1, DR3, DR49, DCNR., năng suất khoảng 482,22 tạ/ha.

- LUT Cây ăn quả: theo số liệu thống kê năm 2016 tổng diện tích cây ăn quả là 1.135,57 ha. Cây ăn quả ở huyện Mai Sơn rất đa dạng và phong phú, trong đó nhiều nhất là nhãn, xoài, na, mận hậu, sơn tra. Trong những năm gần đây trên địa bàn các xã như: xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi người dân đã chuyển đổi đất đồi núi thấp sang trồng các loại cây ăn quả và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các xã thuộc tiểu vùng II cây ăn quả chưa hình thành vùng chuyên canh diện tích lớn, chủ yếu trồng phân tán nhỏ lẻ hoặc xen ghép trong diện tích vườn tạp. Trồng cây ăn quả trên đất dốc đang là hướng phát triển kinh tế bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Nhãn: diện tích trồng nhãn của huyện năm 2016 là 712,05 ha, năng suất đạt khoảng 23,00 tạ/ha. Nhãn là một trong những loại cây ăn quả thế mạnh của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế khá. Hiện nay, nhiều hộ dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như: tỉa cành, ghép mắt..để chăm sóc cây trồng, từ đó giúp nâng cao năng suất.

+ Xoài: diện tích trồng xoài của huyện năm 2016 là 363,36 ha. Các giống xoài được trồng chủ yếu là các giống xoài lai, xoài ghép như ĐL4 ( Đài Loan), VRQ-XX1( Thái Lan), R2E2 ( Úc). Cây xoài phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 80,29 tạ/ha, chất lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài cũng là một loại cây ăn quả được người dân trồng khá nhiều trên địa bàn huyện và đã hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn.

+ Bên cạnh đó huyện còn có những loại cây trồng bản địa như: mận hậu, sơn tra (táo mèo), mơ..được trồng xen trên núi cao của các xã thuộc tiểu vùng II.

d. LUT Cây công nghiệp hàng năm

+ Canh tác sắn thường sử dụng giống sắn KM60, KM94, KM987, KM9805, KM160, SC205 và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát; chu kỳ sinh trưởng

trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ trồng vào tháng 2 – 3, thu hoạch vào cuối năm, năng suất khoảng 301,56 tạ củ tươi/ha. Năm 2016 diện tích trồng sắn toàn huyện là 3.445,12 ha, chủ yếu được canh tác tại tiểu vùng II.

+ Đối với canh tác mía phân bố chủ yếu trên đất đồi núi thấp, chủ yếu tập trung tại tiểu vùng I với diện tích 3.579,08 ha. Các xã trong tiểu vùng I như: Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bon đã hình thành những vùng trồng mía tập trung đáp ứng nguyên liệu cho công ty cổ phần mía đường Sơn La, năng suất bình quân đạt 572,12 tạ/ha với các giống mía chủ yếu là ROC10, ROC22. Tiểu vùng II mía chủ yếu được trồng trong các vườn tạp trong các hộ gia đình, diện tích khoảng 389,00 ha, năng suất trung bình đạt 500,00 tạ/ha. Sản xuất chủ yếu phục vụ trong gia đình và phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn.

e. LUT Cây công nghiệp lâu năm

- Kiểu sử dụng đất trồng cà phê trên đất dốc của huyện. Loại hình này tập trung ở các xã Chiềng Ban, Chiềng Mung, Chiềng Mai thuộc tiểu vùng II. Tuy nhiên do không được chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất cà phê chỉ đạt khoảng 19 tấn quả tươi/ha.

- Kiểu sử dụng đất trồng chè phân bố rải rác tại các xã vùng II của huyện với tổng diện tích ước đạt 59 ha. Do chăm sóc không đúng kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế không cao.

- Kiểu sử dụng đất trồng cao su: Tổng diện tích trồng cây cao su của huyện đạt 339 ha vào năm 2016 phân bố chính tại xã Mường Bon và các xã thuộc tiểu vùng I. Do thời tiết rét đậm rét hại, sương muối vào năm 2012 đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Hiện nay cây cao su đang không được đồng tình phát triển của người dân tại địa phương.

4.3.2. Sản lượng và tình hình tiêu thụ nông sản

Huyện Mai Sơn là huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh Sơn La nằm trong cụm tam giác kinh tế thành phố Sơn La – Mai Sơn - Mường La. Hơn nữa theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La đến năm 2020, xây dựng Mai Sơn là vùng nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Mai Sơn lại có vị trí giao thông thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa được lãnh đạo huyện, các phòng ban quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bên cạnh đó là ý thức người dân vươn lên từ chính mảnh đất của mình.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã được hình thành và phát triển. Trong sản xuất, một số hộ đã chuyển hẳn sang trồng các cây trồng hàng hóa theo yêu cầu của thị trường. Kết quả điều tra về hướng sản xuất hàng hóa cho thấy: nông sản hàng hóa chủ yếu của huyện là ngô, sắn, khoai sọ, dong riềng, cà phê, rau đậu các loại, mía, đậu tương, sản phẩm các cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)