Hiệu quả kinh tế của của các LUT và các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 72 - 81)

Hiệu quả kinh tế của các LUT/ kiểu sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp và hiệu quả đồng vốn. Đánh giá hiệu quả kinh tế là cơ sở để giải quyết sự cạnh tranh diện tích của nhiều loại cây trồng trên một vùng đất.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài khi thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế, giá trị sản xuất và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại địa bàn huyện Mai Sơn và các vùng lân cận năm 2016.

Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng ở mỗi vùng, chúng tôi thu được kết quả sau:

4.3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng I

Tại tiểu vùng I thông qua bảng 4.7 nhận thấy LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử sử dụng đất. Thu nhập hỗn hợp của LUT Lúa xuân – Lúa mùa đạt mức 42.171,69 nghìn đồng/ha. Trong khi đó LUT Lúa nương chỉ đạt 16.854,40 nghìn đồng/ha nhưng lại có chi phí trung gian thấp, hiệu quả đồng vốn cao đạt 2,57%.

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng I

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha/năm

GTSX CPTG TNHH HQDV

1 Lúa xuân – Lúa mùa 65.418,46 23.246,77 42.171,69 1,81

2 Lúa nương 23.419,20 6.564,80 16.854,40 2,57

3 Lúa xuân – Ngô hè 66.121,26 24.382,37 41.738,89 1.71

4 Rau, Đậu Cô ve 86.725,79 28.455,71 58.280,22 2,04

5 Rau xuân – rau hè – rau đông 234.977,19 83.666,20 121.310,99 1,45 6 Ngô xuân - Hè 39.610,53 15.118,74 24.491,79 1,61 7 Mía 56.067,88 21.552,85 34.515,03 1,60 8 Sắn 45.943,88 19.179,04 26.764,84 1,40 9 Na 137.596,80 36.360 101.236,80 2.78 10 Nhãn 182.177,78 62.882,22 119.295,55 1,90 11 Chanh đào 195.300,00 68.738,00 126.562,00 1.84 12 Xoài 229.818,75 77.905,00 151.913,75 1,95 13 Cà Phê 152.347,83 46.199,91 106.147,91 2,29

Bảng 4.12. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng I

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất

Điểm đánh giá cho các chỉ tiêu Tổng điểm cho kiểu sdđ Đánh giá cho kiểu sdđ Điểm LUT Đánh giá LUT GTSX TNHH HQDV

LUT 1 1. Lúa xuân – Lúa mùa 1 1 2 4 Thấp

4,5 Thấp

2. Lúa nương 1 1 3 5 Trung bình

LUT 2 3. Lúa xuân – Ngô hè 1 1 2 4 Thấp 4 Thấp

LUT 3

4. Rau, Đậu Cô ve 2 2 3 7 Trung bình

6 Trung

bình

5. Rau xuân – rau hè – rau đông 3 3 1 7 Trung bình

6. Ngô xuân - Hè 1 1 2 4 Thấp

LUT 4 7. Mía 2 1 2 5 Trung bình

4 Thấp 8. Sắn 1 1 1 3 Thấp LUT 5 9. Na 2 3 3 8 Cao 8,25 Cao 10. Nhãn 3 3 3 9 Cao

11. Chanh đào 3 3 2 8 Cao

12. Xoài 3 3 2 8 Cao

LUT 6 13. Cà Phê 3 3 3 9 Cao 9 Cao

Nguồn: Từ số liệu điều tra

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy:

LUT chuyên rau màu có hai kiểu sử dụng đất: Rau - Đậu Cô ve Kiểu sử dụng đất này đa số là các loại rau ăn lá như rau cải các loại, rau dền, các loại rau thơm được trồng vào vụ Xuân, Đậu Cô ve trồng vụ hè thu đạt hiệu quả kinh tế 58.280,22 nghìn đồng/ ha, với hiệu quả đồng vốn đạt ở mức cao 2,04 lần. Đối với đất chuyên rau đạt lợi nhuận rất cao 121.310,99 nghìn đồng/ha/năm, nhưng hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 1,45 lần.

LUT cây công nghiệp hàng năm Mía, Sắn cho hiệu quả kinh tế trung bình chỉ đạt 26.764,84 đến 34.515,03 nghìn đồng/ ha/ năm.

Các LUT cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm như Nhãn, Na , Chanh Đào, Xoài, Cà phê, cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Nhược điểm của loại hình sử dụng này là vồn đầu tư lớn, gây khó khăn về vốn đầu tư cho người dân muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng.

Ngoài các kiểu sử dụng đất đã được liệt kê ở trên, tại tiểu vùng còn kiểu sử dụng đất cây cao su. Người dân trong huyện cổ phần với Công ty Cao su Sơn La mới đưa vào trồng, thử nghiệm mấy năm gần đây hiện tại cây cao su chưa đến giai đoạn kinh doanh nên loại cây trồng này chưa cho biết được giá trị kinh tế do đó chưa thể đánh giá được hiệu quả kinh tế.

4.3.3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng II

Theo số liệu bảng 4.13 cho thấy tiểu vùng II có 18 các kiểu sử dụng đất trong đó:

- Đất chuyên Lúa có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa xuân – Lúa mùa; Lúa nương tổng thu nhập trung bình của 2 kiểu sử dụng này đạt từ 17.754,40 đến 41.170,76 nghìn đồng/ ha cho thấy hiệu quả vượt trội của LUT Lúa xuân – Lúa mùa với tổng giá trị sản xuất lên đến 63.418,46 nghìn đồng/ha.

- Đối với đất Lúa – Màu, kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Đậu tương hè cho giá trị sản xuất cao nhất đạt 53.119,82 nghìn đồng/ha. Kiểu hình sử dụng Lúa xuân – Dưa mèo cho giá trị hiệu quả thấp nhất chỉ đạt 39.169,20 nghìn đồng/ha nhưng lại có chi phí đầu tư thấp chỉ 8.068,30 nghìn đồng/ ha hiệu quả đồng vốn mang lại đạt 3,85 lần đây cũng là kiểu sử dụng đất được nhiều người dân trong vùng lựa chọn.

- Đối với đất chuyên rau màu cây Y dĩ cho hiệu quả kinh tế vượt trội với tổng giá trị sản xuất 67.135,00 nghìn đồng/ ha. Với mức đầu tư thấp chỉ 12.109,20 nghìn đồng/ ha mang lại lợi nhuận trung bình khoảng 55.025,80 nghìn đồng/ha.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng II

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha/năm

GTSX CPTG TNHH HQDV

1 Lúa xuân – Lúa mùa 63.418,46 22.247,70 41.170,76 1,85

2 Lúa nương 24.419,20 6.664,80 17.754,40 2,66

3 Lúa Xuân – Lạc 59.885.69 17.908,10 41.977,59 2,34

4 Lúa nương – Dưa mèo 39.169,20 8.068,30 31.100,90 3,85 5 Lúa Xuân – Đậu tương 53.119,82 15.61,.45 37.509,37 2,40 6 Rau( bắp cải, su hào, súp

lơ) – Đậu tương 69.678,57 21.457,07 48.221,5 2,25

7 Ngô xuân – Ngô hè 39.810,45 15.120,72 24.689,73 1,63

8 Khoai sọ - Ngô 50.010,57 18.993,70 31.016,87 1,63 9 Dong diềng 26.755,55 7.317,77 19.437,78 2,65 10 Sắn 42.218,75 14.228,12 27.990,63 1,97 11 Chè 102.050,00 28.116,00 73.934,00 2,63 12 Na 137.596,80 36.360,00 101.236,80 2,78 13 Nhãn 161.782,50 43.603,33 118.179,17 2,71 14 Mận Hậu 70.770,00 21.228,50 49.541,50 2,33 15 Chanh đào 195.300,00 61.738,00 133.562,00 2,16 16 Y dĩ 67.135,00 12.109,20 55.025,80 4,54 17 Xoài 209.818.75 58.805,00 151.013,75 2,56 18 Cà Phê 144.000,00 45.193,33 98.806,67 2,18

Bảng 4.14. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng II

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại hình sử dụng

đất

Kiểu sử dụng đất Điểm đánh giá cho các chỉ tiêu Tổng điểm cho kiểu sdđ Đánh giá cho kiểu sdđ Điểm LUT Đánh giá LUT GTSX TNHH HQDV

LUT 1 1. Lúa xuân – Lúa mùa 1 1 2 4 Thấp 4,5 Thấp

2 .Lúa nương 1 1 3 5 Trung bình

LUT 2

3. Lúa Xuân – Lạc 1 1 3 5 Trung bình

5,3 Trung

bình

4. Lúa nương – Dưa mèo 1 1 3 5 Trung bình

5. Lúa Xuân – Đậu tương 2 1 3 6 Trung bình

LUT 3

6. Rau( bắp cải, su hào, súp lơ) –

Đậu tương 1 1 3

5 Trung bình

4,8 Thấp

7. Ngô xuân – Ngô hè 1 1 2 4 Thấp

8. Khoai sọ - Ngô 1 1 2 4 Thấp

9. Dong diềng 1 1 3 5 Trung bình

10. Y dĩ 1 2 3 6 Trung bình LUT 4 11. Sắn 1 1 2 4 Thấp 4 Thấp LUT 5 12. Xoài 3 3 3 9 Cao 8 Cao 13. Na 2 3 3 8 Cao 14. Nhãn 3 3 3 9 Cao 15. Mận Hậu 1 1 3 5 Trung bình

16. Chanh đào 3 3 3 9 Cao

LUT 6 17. Chè 2 2 3 7 Trung bình 7 Trung bình 18. Cà Phê 2 2 3 7 Trung bình

- Các cây ăn quả tại vùng cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là cây xoài có tổng giá trị sản phẩm đạt tới 209.818.75 nghìn đồng/ ha/ năm hiệu quả đồng vốn đạt 2,56 lần.

- Cây cà phê chè tuy không gặp thời tiết thuận lợi nhưng vẫn đạt năng suất trung bình trên 18 tấn quả tươi/ha mang lại giá trị sản xuất 144 triệu đồng/ ha, lợi nhuận đạt 98.806,67 nghìn đồng/ ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,18 lần.

Để so sánh hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất trên các tiểu vùng chúng tôi tiến hành tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các tiểu vùng, kết quả như sau:

Bảng 4.15. Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các LUT tại 2 tiểu vùng

Đơn vị tính: 1000 đồng

Kiểu sử dụng

đất Tiểu vùng

Tính trên 1 ha/năm Điểm

LUT

Đánh giá LUT

GTSX CPTG TNHH HQDV

1. Chuyên lúa Tiểu vùng I 44.418,83 14.905.785 29.513.04 2,19 4,5 Thấp

Tiểu vùng II 43.918,83 14.456.25 29.462.58 2,25 4,5 Thấp

2. Lúa - Màu Tiểu vùng I 66.121,26 24.382,37 41.738,89 1,71 4 Thấp

Tiểu vùng II 50.724,90 13.862,28 36.862,62 2,65 5,3 Trung bình

3. Chuyên rau màu

Tiểu vùng I 120.437,83 42.413,55 68.027,66 1,7 6 Trung bình

Tiểu vùng II 50.678,02 14.999,69 35.678.33 2,54 4,8 Thấp

4. Cây ăn quả Tiểu vùng I 186.223,33 52.390,39 124.752,03 2,12 8,25 Cao

Tiểu vùng II 155.053,61 44.346,96 110.706,64 2,51 8 Cao 5. Cây công nghiệp hàng năm Tiểu vùng I 51.005,88 20.365,94 30.639,93 1,50 4 Thấp Tiểu vùng II 42.218,75 14.228,12 27.990,63 1,97 4 Thấp 6. Cây công nghiệp lâu năm

Tiểu vùng I 152.347,83 46.199,91 106.147,91 2,29 9 Cao

Tiểu vùng II 123.025,00 36.654,66 86.370,33 2,40 7 Trung bình

Qua bảng 4.15 tổng hợp ta có thể thấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các LUT của toàn huyện cụ thể là:

- LUT chuyên lúa: Tổng GTSX trung bình của toàn huyện là 44.168,83 nghìn đồng/ha; TNHH trung bình 29.487.81 nghìn đồng/ha; HQĐV trung bình là 2,22 lần trong đó tiểu vùng I cho giá trị kinh tế cao hơn tiểu vùng II, cụ thể là GTSX đạt 44.418,83 nghìn đồng/ha; TNHH 29.513.04 nghìn đồng/ha; HQĐV 2,19 lần. Lý giải do điều này là do vùng II có địa hình hiểm trở, đất núi đá nhiều, diện tích trồng lúa nước ít chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nương nên hiệu quả kinh tế chung của LUT này thấp. Tuy nhiên, đây là loại sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực cho vùng nên vẫn cần tiếp tục sử dụng và phát triển. Vì vậy cần có biện pháp nghiên cứu về cơ cấu giống, thời vụ và thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- LUT Lúa xuân – Rau màu: cho thu nhập ở mức khá so với các LUT khác, GTSX trung bình 58.423,08 nghìn đồng/ha; TNHH đạt 51.853,00 nghìn đồng/ha; HQĐV đạt 2,18 lần. Diện tích của LUT này nằm rải rác tại huyện, đây là phần diện tích đất trồng lúa gặp khó khăn trong trong công tác điều tiết nguồn nước, chỉ canh tác được 1 vụ Lúa trong năm. Theo nghiên cứu cho thấy LUT này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn LUT chuyên Lúa của huyện. Do đó cần phải phấn đấu và duy trì rộng hơn đặc biệt là các xã thuộc tiểu vùng I.

- LUT chuyên rau – màu: Cho thu nhập ở mức cao hơn so với LUT chuyên lúa, LUT lúa – màu với mức thu nhập hỗn hợp 51.853,00 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt trung bình 2,12 lần. LUT này tập trung phát triển hàng hóa tại tiểu vùng I do điều kiện đất đai và nguồn nước chủ động. Tiểu vùng II sản xuất đa số để phục vụ gia đình do diện tích manh mún thường được bố trí tại vườn xung quanh nhà.

- LUT cây ăn quả: Đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất của huyện. Cụ thể GTSX trung bình đạt 170.638,47 nghìn đồng/ha; TNHH đạt 117.729,33 nghìn đồng/ha; HQĐV 2,31 lần. Các cây trồng đang được tập trung phát triển của huyện là: Nhãn, Xoài, Na, Chanh Đào được phân bố trên diện tích của toàn huyện.

- LUT cây công nghiệp hàng năm: Đây là LUT chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, với cây trồng chủ đạo là sắn và mía. LUT này cũng phân chia ra các vùng sản xuất tập trung do các nhà

máy chế biến nông sản tại địa phương quy hoạch. Cụ thể mía tập trung phát triển tại các xã thuộc vùng I với địa hình tương đối bằng phẳng, Sắn tập trung phát triển tại các xã thuộc vùng II với địa hình dốc, đồi núi cao. Giá trị kinh tế của LUT này mang lại với GTSX trung bình trên toàn huyện đạt 46.612,31 nghìn đồng/ha/năm; TNHH chỉ đạt 29.315,28 với hiệu quả đồng vốn đạt 1,73 lần. Đây là những con số không cao, cần phải có giải pháp về giống, khoa học kỹ thuật, thâm canh cao để nâng cao giá rị kinh tế trong thời gian tới. Nếu không làm được điều này khả năng các nhà máy bị mất vùng nguyên liệu chế biến là rất cao.

- LUT cây công nghiệp lâu năm : Cây trồng chủ đạo của loại hình sử dụng đất này của huyện là cây cà phê chè Arabica và cây chè. Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, diện tích của LUT này đã tăng từ 2122 ha vào năm 2011, đến nay tổng diện tích có 4350 ha vào năm 2016 đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 86.370,33 nghìn đồng/ha hiệu quả đồng vốn đạt 2,34 lần. Những con số này sẽ còn tăng nhanh trong các năm tới khi diện tích cây cao su bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh.

Nhìn chung, trên cả 2 tiểu vùng thì LUT cây ăn quả, LUT cây công nghiệp dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho toàn huyện. LUT chuyên màu đạt thu nhập ở mức khá đặc biệt ở tiểu vùng I. Tiểu vùng I do điều kiện địa hình và chủ động được nguồn nước nên đa số các LUT đều có hiệu quả kinh tế cao hơn so với tiểu vùng II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)