Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 41 - 45)

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn.

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, địa hình..

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất hàng hoá, dân số, lao động, trình độ canh tác của người dân, công tác khuyến nông.

- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mai Sơn giai đoạn 2012-2016.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các kiểu sử dụng đất chính. - Xác định các cây trồng có tính hàng hóa của huyện Mai Sơn.

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển vùng sản xuất cây hàng hóa.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 3.2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Phòng Nông Nghiệp huyện, các Trạm Khuyến Nông, Phòng Tài Nguyên môi trường, báo, tạp chí, Internet....

Phân chia địa bàn toàn huyện thành 2 tiểu vùng theo đới độ cao tuyệt đối: + Tiểu vùng 1 các xã ở độ cao trung bình từ < 800m so với mực nước biển. Địa hình phổ biến là núi có độ cao trung bình, xen kẽ các phiên bãi, lòng chảo gồm các: xã Cò Nòi, Mường Bon, thị trấn Hát Lót, Hát Lót, Chiềng Mung, Chiềng Sung, Mường Bằng, Chiềng Mai, Chiềng Chăn. Đại diện cho tiểu vùng nghiên cứu là hai xã Mường Bon, xã Cò Nòi.

+ Tiểu vùng 2 các xã ở độ cao từ > 800 m so với mực nước biển. Có địa hình núi cao dốc gồm các xã: Chiềng Ban, Tà Hộc,Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Ve, Nà Bó, Mường Chanh, Chiềng Nơi, Chiềng Dong, Chiềng Chung, Chiềng Kheo. Đại diện cho tiểu vùng nghiên cứu là hai xã Chiềng Ban, xã Nà Ớt.

3.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra, mỗi xã điều tra 40 hộ.

3.2.3. Phương pháp điều tra thực địa về tình hình sử dụng đất của nông hộ

Tiến hành điều tra tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn như kênh mương, đường sá, cơ sở thu mua chế biến, chế độ tưới tiêu, tỷ suất hàng hóa và phương thức tiêu thụ nông sản.

3.2.4. Phương pháp xác định các cây trồng hàng hóa

Tiêu chí xác định cây trồng có tính hàng hóa tại huyện Mai Sơn: Những cây trồng được lựa chọn là cây trồng hàng hóa phải có: Diện tích lớn, sản lượng cao, hiệu quả cao.

Bảng 3.1. Phân cấp tỷ lệ hàng hóa và mức độ tiêu thụ các nông sản các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Tỷ lệ suất hàng hóa

(%) Cấp đánh giá Mức độ tiêu thụ

Cao > 70 Dễ >70

Trung bình 50 - 70 Trung bình 50 – 70

Thấp <50 Khó < 50

3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế: - Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất: Được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được

của LUT nhân với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra. GTSX = SL*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất;

SL: Sản lượng nông sản thu được /ha đất/năm; GB: Giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG) : chi phí vật chất (...) + các phí khác (...khấu hao tài sản cố định) không kể chi phí công lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Tổng thu nhập – Tổng chi phí trung gian.

+ Giá trị ngày công lao động: Thu nhập hỗn hợp/Số công lao động gia đình.

Phân cấp hiệu quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất dựa theo số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý.

Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha ( Triệu đồng) TNHH/ha ( triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 >150 > 100 >2 Trung bình 2 80-150 50-100 1,5 - 2 Thấp 1 < 80 < 50 < 1,5

- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội:

+ Đảm bảo công ăn việc làm cho người dân tính bằng số công lao động /ha/ năm.

+ Đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân: tính bằng giá trị ngày công lao động so với mức thu nhập trung bình của người dân sản xuất nông nghiệp trong vùng.

+ Mức độ chấp nhận của người dân.

Phân cấp hiệu quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất, dựa theo số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý so sánh với mức trung bình của địa phương.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm Khả năng thu hút lao động (công ) Giá trị ngày công (nghìn đồng/công) Mức chấp nhận của người dân

(%)

Cao 3 > 700 > 90 >75

Trung bình 2 400 – 700 90 50 – 75

Thấp 1 < 400 <90 < 50

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:

+ Mức độ duy trì độ phì nhiêu đất đánh giá bằng mức sử dụng phân bón của người dân so với khuyến cáo.

+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

+ Tỷ lệ thời gian che phủ mặt đất của các cây trồng trong năm. Được tính theo tỷ lệ số ngày cây trồng che phủ đất/số ngày trên năm.

Phân cấp chỉ tiêu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra so sánh với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơn.

Bảng 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Tỷ lệ che phủ mặt đất (%) Cao 3 Nằm trong định mức Nằm trong định mức >75

Trung bình 2 Cao hơn định

mức

Cao hơn định mức 50 – 75

Thấp 1 Dưới định mức Dưới định mức < 50

3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)