PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA
2.1.3. Tầm quan trọng của mức độ hài lòng công việc của nhân viên trong
- Nhóm khía cạnh tích cực: đánh giá về thỏa mãn công việc, động lực làm việc, nhu cầu tăng trưởng của người lao động.
-Nhóm khía cạnh tiêu cực: đánh giá về bất mãn công việc, duy trì làm việc để tồn tại, áp lực công việc của người lao động.
2.1.3. Tầm quan trọng của mức độ hài lòng công việc của nhân viên trong doanh nghiệp doanh nghiệp
* Đối với công tác nhân sự
Quản trị nhân sự được xem như một chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiêp nào trong môi trường cạnh tranh và hội nhập. Họ cần phải nhận thức rằng con người là vốn quý giá nhất trong tổ chức của mình, là nguồn lực cần đầu tư phát triển và có chiến lược duy trì nguồn nhân lực như việc duy trì bất cứ các mối quan hệ chiến lược khác của tổ chức vì quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Một trong số các tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ quản trị nhân sự đó là: “mức độ hài lòng của người lao động đối với tổ chức”.
Tạo sự thỏa mãn nghề nghiệp là hệ thống các phương pháp, chính sách thủ thuật của quản lý tác động đến người lao động nhằm cho người lao động có sự thỏa mãn trong công việc. Một khi người lao động có sự thỏa mãn nghề nghiệp làm việc thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, làm việc hiệu quả hơn và năng suất lao động cũng cao hơn.
Khảo sát về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động là một trong những công cụ giúp cho chủ doanh nghiệp đánh giá được phần nào mức độ hài lòng của nhân viên với công việc hiện tại của họ, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh chính sách nhân sự, tạo môi trường động viên khích lệ nhân viên phù hợp. Sự thỏa mãn tập thể nhân viên chính là cách để xây dựng lòng trung thành của họ đối với tổ chức, làm cho nhân viên yêu thích công việc, gắn bó với đồng nghiệp và phát huy tối đa năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của họ.
* Đối với doanh nghiệp nói chung
Theo giáo sư, sự thành công của doanh nghiệp dựa trên 3 yếu tố cơ bản: - Sự thỏa mãn của khách hàng: khi mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khách hàng tin rằng họ nhận được giá trị tốt.
- Hiệu quả trong việc sử dụng vốn và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. - Sự thỏa mãn của người lao động: tiền lương và các khoản phụ cấp, nhu cầu phát triển nghề nghiệp và nhu cầu cá nhân có thỏa mãn không.
Hình 2.8. Mô hình 3D trong quản lý
Nguồn: Kopelman, trường quản trị kinh doanh New York
Trong thời đại công nghiệp, tài sản vật chất như máy móc, nhà máy và đất đai...quyết định đến khả năng cạnh tranh của một công ty. Nhưng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu - nguồn tri thức là những gì quyết định lợi thế cạnh tranh. Những người sở hữu nguồn tri thức, những nhân viên có kinh nghiệm, có năng lực, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau: từ nhân viên bán hàng cho đến kỹ sư, các nhà quản lý, các chuyên gia... Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh khác giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.
Hiện nay, hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, có tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác diễn ra rất nhiều, trong mọi lĩnh vực mà nguyên nhân chính là sự không hài lòng, thỏa mãn với các yếu tố thành phần công việc hiện tại. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.Họ vừa phải tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ; vừa phải lo giữ chân người ở lại công ty.
Sự thỏa mãn của người lao động đóng vai trò to lớn trong việc giữ chân họ. Nhiều công ty khó khăn trong việc giữ chân người lao động có tay nghề cao vào những thời điểm nhu cầu về tài năng đang cần kíp, mỗi lần như thế doanh nghiệp phải tốn một lượng kinh phí không hề nhỏ cho việc thay thế, tuyển mộ lao động mới có kỹ năng và chuyên môn giỏi.
Việc hoàn thiện và ổn định bộ máy nhân sự thông qua việc nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tuyển dụng, đào tạo lao động, tạo niềm tin và tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp. Không những thế việc nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động còn mang lại rất nhiều lợi ích:
- Giảm tỷ lệ chảy máu chất xám
- Xây dựng lòng trung thành của nhân viên, thu hút giữ chân người tài. - Nâng cao hiệu quả và năng suất công việc
- Giảm rủi ro, sai xót do nhân viên mới chưa quen việc gây ra
- Đo lường sự thỏa mãn hay không thỏa mãn để tìm ra giải pháp xây dựng chính sách nhân sự mới.
Nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp là cách hiệu quả nhất để “đo lường mức độ hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp đó”. Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố liên quan từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp vượt khó khăn và có những chính sách nhân sự hợp lý.