Thực tiễn về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 36 - 37)

doanh nghiệp trên thế giới

Xu hướng quản trị nhân lực ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Vì vậy những thay đổi trong vấn đề này là điều vô cùng quan trọng mà các nhà lãnh đạo quan tâm. Năm xu hướng quản trị nhân sự trên thế giới hiện nay: tăng cường ứng dụng công nghệ, sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa các thị trường toàn cầu, chi cho phúc lợi của nhân viên sẽ gia tăng, môi trường làm việc ngày càng linh hoạt, những thay đổi về nhân khẩu học.

Ở các doanh nghiệp trên thế giới việc tạo động lực cho người lao động rất được chú trọng và tiến hành một cách thường xuyên.

Andrew (2002) nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đưa ra kết quả như sau: Có 49% số người lao động tại Hoa Kỳ được khảo sát cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lòng với công việc, chỉ một số rất nhỏ trả lời không hài lòng. Tỷ lệ cho rằng hoàn toàn hoặc rất hài lòng với công việc như ở một số nước khác nhau như: Đan Mạch là 62%, Nhật Bản là 30% và Hungary là 23%. Nghiên cứu xác định các yếu tố nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc bao gồm: an toàn trong công việc, thu nhập cao, quan hệ đồng nghiệp, thời gian đi lại ít, vấn đề quan sát, quan hệ với công chúng, cơ hội học tập nâng cao trình độ.

Nghiên cứu của Tom (2007) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ đã đưa ra một số kết quả như sau: Kết quả khảo sát người lao động làm việc nhiều trong lĩnh vực thì có 47% số người lao động rất hài lòng với công việc.

Trong đó, nhóm lao động không có kỹ năng thì mức độ hài lòng thấp hơn nhiều (chỉ có 33,6% người được khảo sát hài lòng với công việc trong khi nhóm lao động có kỹ năng tay nghề cao thì mức độ hài lòng là khá cao chiếm 55,8% số người được khảo sát).

Nghiên cứu của Keith and John (2002) về thỏa mãn trong công việc, của những người có trình độ cao là: việc kiếm tiền, điều kiện vật chất, sức khỏe và các loại phúc lợi khác, vai trò của giới tính là: nữ có mức độ thỏa mãn trong công việc là cao hơn nam, có sự gia tăng mức độ thỏa mãn đối với những người quản lý, thu thập có vai trò quan trọng đối với mức độ thỏa mãn trong công việc.

Nghiên cứu của Luddy (2005) trong dịch vụ y tế tại Nam Phi cho thấy sự hài lòng của người lao động với công việc chịu ảnh hưởng của cả 5 yếu tố trong mô hình JDI. Trong đó ba nhân tố “đồng nghiệp”, “ lãnh đạo” và “bản chất công việc” được người lao động đánh giá tích cực, hai nhân tố “đào tạo và thăng tiến” và “tiền lương” bị đánh tiêu cực (bất mãn).

Kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động của các tác giả cho thấy mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động ở mỗi quốc gia khác nhau thì khác nhau. Các yếu tố này càng tốt thì mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động càng được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 36 - 37)