Sự hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 41)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Việt Nam được thành lập ngày 09/10/2008. Ngày 30/07/2016 Công ty đăng ký thay đổi lần 2 với tên gọi là Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Việt Nam .

- Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Việt Nam.

- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: VietNam investment and consultant environment technology development joint stock company.

- Tên công ty viết tắt: VINACET., JSC. - Mã số doanh nghiệp: 0102971498

- Người đại diện pháp luât: Giám đốc Nguyễn Văn Bình

- Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 5 – K5 Tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 04-9369051; fax: 04-9369052 3.1.2. Các sản phẩm của công ty

Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Việt Nam là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hoạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và được phép hành nghề trong các lĩnh vực sau:

- Dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, đường bộ bằng xe ô tô, truyền thông in ấn (Trừ các loại nhà nước cấm), (không bao gồm tổ chức họp báo);

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Kinh doanh, sản xuất, cho thuê thiết bị, máy móc ngành môi trường;

- Kinh doanh buôn bán kim loại màu, phế liệu, hóa chất (mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu, phế liệu, hóa chất), (không bao gồm phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, hóa chất nhà nước cấm);

- Mua bán, trồng và chăm sóc cây xanh;

- Tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại;

- Tổ chức các khóa đào tạo về giáo dục, truyền thông, chuyển giao công nghệ môi trường (chỉ hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép);

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường; - Thực hiện dịch vụ giám sát, phân tích, quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường;

- Tư vấn về giải pháp công nghệ và quản lý phòng tránh ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch, công nghệ thân thiện môi trường; Tư vấn và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp;

- Tư vấn kiến trúc cảnh quan môi trường, cây xanh (không bao gồm thiết kế kiến trúc cảnh quan);

- Tư vấn đầu tư dự án môi trường (không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính);

- Tư vấn các vấn đề về thủ tục, giấy phép liên quan đến môi trường (thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ tục đăng ký và xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, thủ tục môi trường cho dự án đầu tư và cho các doanh nghiệp, thủ tục về bảo vệ môi trường, các thủ tục hành chính và thủ tục cấp giấy phép khác liên quan đến môi trường (không bao gồm tư vấn pháp luật); Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sau 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển đã có cơ cấu tổ chức ổn định. Bộ máy tổ chức của công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Các phòng đều có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động của mình. Công ty có 4 phòng bao gồm: Phòng kế toán – tài chính, phòng kinh doanh, phòng Hành chính – nhân sự, phòng kỹ thuật – sản xuất.

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động: chiến lước đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác kinh doanh, phát triển mở rộng thị trường, kí kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó tổng giám đốc: có nhiệm vụ phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác đối ngoại, công tác kế hoạch, tiến độ sản xuất kinh doanh, chất lượng công trình, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm các nghiệp vụ hạch toán và lập chứng từ ban đầu, ký giá bảng vật tư, phụ trách công tác đời sống và công việc từ các phòng ban.

- Phòng kế toán – tài chính: tổ chức hệ thống quản lý kinh tế từ công ty đến các văn phòng đại diện, theo dõi tình hình hoạt động tài chính, quản lý vốn, tài sản và tổ chức công tác kế toán.

- Phòng kinh doanh: nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn công ty đồng thời phụ trách quản lý xuất nhập khẩu vật tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng hành chính – nhân sự: tổ chức bộ máy của công ty hoạt động linh hoạt, điều hòa hoạt động của các phòng ban, lên kế hoạch về nhân sự của công ty và quản lý công tác hành chính hàng ngày.

- Phòng kỹ thuật – sản xuất: có trách nhiệm tham mưu, giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư, tham gia công tác thẩm định, kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình, tổ chức giám sát thi công, quản lý triển khai thi công tư vấn và đánh giá khả năng thực hiện dự án.

3.1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái giá trị của mọi tài sản từ hàng hoá thiết bị cơ bản dùng trong hoạt động kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu là nguồn vốn. Nếu không có vốn thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị trì trệ, không thể diễn ra liên tục mà sẽ bị gián đoạn ở khâu này hay khâu khác kéo theo hàng loạt các hoạt động tiêu cực về mặt kinh tế cũng như xã hội làm ảnh hưởng đến kết quả kinh danh của doanh nghiệp. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%)

2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014 A. NGUỒN VỐN 23.047 100 24.518 100 28.031 100 1.471 3.512 106,38 114,33 Theo đặc điểm Vốn cố định 10.816 46,93 35,59 872 -1.712 108,06 85,35 Vốn lưu động 12.231 53,07 64,41 599 5.224 104,90 140,72 Theo nguồn hình thành Vốn chủ sở hữu 18.756 81,38 21.333 87,01 23.913 85,31 2.578 2.580 113,74 112,09 Nợ phải trả 4.291 18,62 3.185 12,99 4.118 14,69 -1.106 933 74,22 129,29 B. TÀI SẢN 23.047 100 24.518 100 28.031 100 1.471 3.512 106,38 114,33 Tài sản dài hạn 19.362 84,01 19.823 80,85 22.797 81,33 461 2.974 102,38 115,00 Tài sản ngắn hạn 3.685 15,99 4.695 19,15 5.233 18,67 1.010 538 127,41 111,46

Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy: - Giá trị nguồn vốn của công ty trong 3 năm tăng 4.984 triệu đồng tương ứng với mức tăng 21,62% với nguồn đầu tư chủ yếu là do tăng thêm. Trong đó tỷ trọng vốn cố định chiếm 46,93% vào năm 2013 và tỷ trọng đó có xu hướng giảm vào năm 2015.

- Nguồn vốn trong kinh doanh khi dựa vào nguồn hình thành, chúng ta có thể nhận xét thêm được nhiều yếu tố khác nữa. Vốn chủ sở hữu là số vốn góp của chủ sở hữu, số vốn này không phải khoản nợ của doanh nghiệp, không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi. Tuy nhiên phần lợi nhuận thu được phải chia đều cho các cổ đông đóng góp. Nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty chiếm khá lớn là 81,38% vào năm 2013 và có xu hướng tăng từ lợi nhuận thu được hằng năm không được các nhà đầu tư rút về mà tiếp tục đầu tư thêm. Mặt khác, đây là một ngành thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đang được đánh giá là ngành mang lại nhiều tiềm năng lớn.

- Tuy nhiên, từ những ưu điểm đó chúng ta cũng không thể bỏ qua một nguồn vốn nợ phải trả chiếm 14,69% vào năm 2015. Nếu như vốn chủ sở hữu trong tỷ trọng nguồn vốn lớn có thể đánh giá cao được nguồn vốn của công ty thì phần vốn từ nợ phải trả của công ty được đánh giá cao khi Công ty biết tận dụng nguồn vốn từ các đối tác của công ty. Một điều không phải công ty nào cũng có thể tận dụng và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng một cách tối đa. Nguồn nguyên vật liệu đang chiếm dụng một nguồn vốn khá lớn, nếu biết cách tiếp cận những nhà đầu tư thân quen thì việc mở rộng sản xuất từ nguồn vốn sẵn có không phải là điều không thể.

- Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố luôn đi liền với nhau, do tính chất công ty là một công ty sản xuất lên tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là máy móc, nhà xưởng và thiết bị dùng trong sản xuất. Giá trị tài sản dài hạn năm 2014 có xu hướng giảm vào năm 2014 do quá trình khấu hao tài sản cố định và năm 2015 tăng lên 81,33% đạt 22.797 triệu đồng do công ty tiến hành mua thêm máy móc dùng trong sản xuất.

3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3năm (2013 – 2015)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 Năm 2014 Năm Năm 2015

So sánh

Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%)

2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.922 42.148 55.696 3.226 13.548 108,29 132, 14

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - -

3. Doanh thu thuần 38.922 42.148 55.696 132,14

4. Giá vốn hàng bán 30.748 33.297 43.443 130,47

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.174 8.851 12.253 677 3.402 108,29 138,44

6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - - -

7. Chi phí tài chính 578 642 853 64 211 111,00 132,90

8. Chi phí quản lí doanh nghiệp 4.258 5.159 6.922 901 1.763 121,16 134,17

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.337 3.050 4.478 287 1.428 91,39 146,81

10. Thu nhập khác 18 23 36 5 13 126,67 157,89

11. Chi phí khác - - - -

12. Lợi nhuận khác 18 23 36 5 13 126,67 157,89

13. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.319 3.027 4.442 292 1.415 91,20 146,73

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 130 202 281 72 79 155,56 139,29

Lợi nhuận sau thuế 3.190 2.826 4.161 364 1.335 88,59 147,26

- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm có sự tăng trưởng về doanh thu bán hàng do thị trường tiêu thụ được mở rộng và đạt mức 55.696 triệu đồng. Với mục tiêu phần giá vốn ở mức 79%, lợi nhuận chiếm 21% vào năm 2015 với sự tận dụng nguồn lao động sẵn có, máy móc thiết bị mà công ty giảm mức giá vốn xuống còn 78%.

- Với kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn qua nguồn tài chính đầu tư ngắn hạn, chính vì vậy mà nguồn lực công ty dành cho bộ phận tài chính khá lớn và chi phí ngày một tăng nhanh. Nếu như năm 2013 chi phí tài chính 578 triệu đồng thì năm 2015 mức chi phí tăng lên 147,51% tương đương với 275 triệu đồng.

- Bộ máy quản lí của công ty khá lớn và được chia nhỏ thành nhiều bộ phận riêng biệt. Chính vì vậy mà chi phí quản lý cũng tăng lên cùng với quy mô sản xuất tăng. Điều đó không tránh khỏi. Tuy nhiên đây cũng là một trong những chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận, bộ máy quản lý công ty đang tiến hành thuyên giảm và lọc những bộ phận cần thiết để cắt giảm chi phí. Đó là mục tiêu đang được đặt ra vào năm 2016.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt 3.190 triệu đồng và tăng lên 165% vào năm 2015 đạt 4.161 triệu đồng.

- Công ty đang trên đà phát triển, thị trường được mở rộng, nguồn tiêu thụ khá tốt.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Bao gồm Thu thập số liệu thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được cung cấp bởi phòng Tổ chức hành chính - nhân sự, phòng Tài chính - kế toán của công ty.

- Thu nhập số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin về sự hài lòng công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển công nghệ Môi trường Việt Nam. Cách thức chọn mẫu được chọn theo phương pháp toàn bộ. Số phiếu điều tra là 202 phiếu. Thu thập số liệu bằng cách trực tiếp phỏng vấn người lao động tại công ty.

Một nguyên tắc chung là việc lựa chọn mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào các biến được đưa trong phân tích nhân tố. Theo Hoàng

Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần biến quan sát. Trong đề tài này có 40 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố. Như vậy số mẫu tối thiểu là 200. Mặt khác, công ty có 202 người lao động. Trong nghiên cứu việc điều tra hết toàn bộ nhân viên thì mức độ chính xác sẽ cao. Vì vậy, số lượng mẫu là 202 đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định khi phân tích đánh giá sự hài lòng của người lao động.

3.2.2. Khung phân tích

Trên cơ sở sự tác động của các yếu tố thành phần đối với sự thỏa mãn chung, tôi xin đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Hình 3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động Các giả thuyết nghiên cứu:

- H1: Người lao động càng hài lòng với điều kiện làm việc thì họ càng hài lòng đối với công việc.

Điều kiện làm việc

Đặc điểm công việc

Đồng nghiệp

Cấp trên

Thưởng – phúc lợi

Lương

Cơ hội đào tạo – thăng tiến

SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Các yếu tố cá nhân: + Phòng ban + Giới tính + Độ tuổi + Hôn nhân + Trình độ học vấn + Thâm niên làm việc + Bộ phận công tác + Thu nhập

- H2: Người lao động càng hài lòng với yếu tố đặc điểm công việc thì họ càng hài lòng đối với công việc.

- H3: Người lao động với yếu tố đồng nghiệp thì họ càng hài lòng đối với công việc.

- H4: Người lao động càng hài lòng đối với cấp trên thì họ càng hài lòng đối với công việc.

- H5: Người lao động càng hài lòng với tiền thưởng – phúc lợi thì họ càng hài lòng đối với công việc.

- H6: Người lao động càng hài lòng với tiền lương mà họ nhận được khi làm việc cho tổ chức thì họ càng hài lòng đối với công việc.

- H7: Người lao động càng hài lòng với yếu tố cơ hội đào tạo – thăng tiến thì họ càng hài lòng đối với công việc.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và phần mềm excel để mô tả các biến, dữ liệu trong nghiên cứu. Sử dụng các bảng biểu, đồ thị, các chỉ tiêu thống kê như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 41)