Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 47 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiện, kinh tế-xã hội thành phố hải dương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương; vị trí địa lý nằm ở giữa trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của tỉnh Hải Dương; có vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Có 2 hành lang kinh tế quan trọng là hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần với hành lang

kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Thành phố Hải Dương cách Hà Nội 57 km, Hải Phòng 47km, cách Hạ Long 80km và cách Móng Cái 270km, đây là một thuận lợi lớn của tỉnh Hải Dương nói chung và của thành phố Hải Dương nói riêng xét về mặt trao đổi thương mại với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình và Hưng Yên.

Thành phố Hải Dương là thành phố loại II, hiện nay có diện tích 71,76 km2, gồm 21 đơn vị hành chính:

- 17 phường: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa; Ái Quốc, Thạch Khôi.

- 4 xã: An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thượng Đạt.

Tọa độ địa lý năm trong khoảng từ 106015' đến 1060 23' kinh độ Đông và 20o 53' đến 20o 59' vĩ tuyến Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách, Kim Thành. - Phía Đông giáp huyện Thanh Hà.

- Phía Nam giáp huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ. - Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.

Thành phố Hải Dương điều chỉnh mở rộng diện tích trên cơ sở sát nhập thêm một số xã thuộc các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng vào thành phố Hải Dương. Táchlập 02 phường Tân Bình và Nhị Châu trên cơ sở tách ra từ phường Thanh Bình và Ngọc Châu. Thành lập 02 phường Thạch Khôi và

phường Ái Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Thạch Khôi và Ái Quốc.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Hải Dương

Nguồn: UBND thành phố Hải Dương (2016)

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng, có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ + 2,0m đến + 2,40m thấp dần xuống + l,5m - l,0 m, thậm chí có vùng thấp trũng cao độ + 0,5m đến + 0,8m. Trong thành phố Hải Dương có nhiều hồ ao, kênh mương nối liền với nhau thành một hệ thống liên hoàn thông với các sông (Sông Thái Bình, Sông Sặt), chia cắt thành phố thành các lưu vực nhỏ.

Vùng có cao độ > +2,5m là các khu vực đã xây dựng: nội thị thành phố Hải Dương, khu làng xóm, mồ mả.

Khu vực có l,0m < cao độ < +2,5m là các khu nằm xen kê trong các phường, xã: phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu....

Khu vực có cao độ < +l,0m là các chân trũng ở các xã ngoại thành.

Những khu vực thấp, trũng thường ngập nước vào mùa mưa như phía bắc phường Nhị Châu (giáp sông Thái Bình), phía nam phường Thanh Bình, Tân Bình, Tứ Minh (giáp sông Sặt), …

4.1.1.3. Khí hậu

Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nên thành phố Hải Dương mang khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ấm, mưa nhiều.

* Nhiệt độ, độ ẩm

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,90C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 390C (16/5/2013), thấp nhất tuyệt đối là 5,90C (2/2/2008).

- Độ ẩm trung bình năm là 84%; độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 89% (tháng 4), tháng thấp nhất là 80% (tháng 11, 12).

* Nắng, mưa

Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm là 1.638 giờ; trong đó: Số giờ nắng thấp nhất (rơi vào các tháng mùa đông) là 42,6 giờ, cao nhất (rơi vào các tháng mùa hè) là 201,9 giờ.

Lượng mưa trong năm phân theo 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm là 1516mm; lượng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7-8, mưa to, bão lớn, gây ngập úng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố (chủ yếu các xã, phường giáp sông Sặt và sông Thái Bình như Nhị Châu, Ngọc Châu, Tứ Minh,...).

4.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Hải Dương bị chi phối thủy văn bởi sông Thái Bình và sông Sặt. * Đặc điểm thủy văn sông Thái Bình:

Sông Thái Bình chảy qua khu vực thành phố Hải Dương là một đoạn sông cong, lòng sông rộng và khá sâu. Hai bên có đê cao khống chế. Khi có lũ lớn từ

Phả Lại đổ về lượng lũ qua đây thường rút chậm. Dòng chảy qua đây nằm trong khu vực ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều kể cả mùa lũ. Về mùa cạn trong sông có nước chảy 02 chiều, hàng ngày có 01 lần nước lên cao nhất (đỉnh triều) và 01 lần nước xuống thấp nhất (chân triều). Những ngày triều mãn có 02 đỉnh, 01 chân hoặc 02 chân 01 đỉnh triều. Thủy triều trong những ngày triều cường khá mạnh, khi nước lên có dòng chảy ngược.

Những tháng giữa mùa cạn trong các con triều cường, mỗi ngày thường có từ 8 đến 10 giờ dòng chảy ngược từ biển lên qua mặt cắt ngang sông. Tốc độ lớn nhất của dòng triều tới từ 0.5m/s đến 0.6m/s. Chênh lệch mực nước lớn nhất trong 01 ngày giữa đỉnh triều và chân triều mùa cạn tại trạm thủy văn Phú Lương từ lm50 - lm60. Thời gian trung bình 01 con triều mùa cạn là 25 giờ (tính từ chân triều trước đến chân triều kế tiếp). Thời gian mái triều lên từ 9 đến 10 giờ, thời gian mái triều xuống từ 11 đến 14 giờ.

Mùa lũ: Thường từ trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 10 (có năm lũ bắt đầu sớm hơn). Mùa này nước lên xuống tùy theo lượng lũ từ thượng nguồn đố về nhiều hay ít và vẫn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Biên độ triều trong ngày mùa này nhỏ hơn từ 0 m 80 - l m 20.

Biên độ mực nước trong năm khá lớn, khi có lũ về thường là lũ đơn (lũ xuất hiện từng con riêng biệt). Mỗi con lũ khoảng từ 5 đến 7 ngày và xuống từ 6 đến 8 ngày. Đôi khi có lũ kép, thường xuất hiện vào các tháng giữa mùa lũ.

Độ cao đỉnh lũ: Mùa này trên các sông ở Hải Dương nói chung, trung bình có từ 5 đến 6 con lũ. Trong đó có 1 con lũ có đỉnh cao nhất (đỉnh lũ lớn nhất năm). Sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phú Lương lớn nhất năm thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9, có một vài năm lũ lớn nhất năm rơi vào tháng 6. Những năm này thường là năm nước nhỏ hoặc trung bình.

* Đặc điểm thủy văn của sông Sặt:

Sông Sặt còn gọi là sông Kim Sơn, bắt nguồn từ cửa sông Hồng qua cống Xuân Quan đến Âu Thuyền - Hải Dương với tổng chiều dài khoảng 62km. Sông Sặt nằm trong hệ thống Đại thủy nông Bắc- Hưng - Hải, phục vụ tưới tiêu nước cho 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đoạn cuối của sông Sặt chảy qua thành phố Hải Dương (đoạn qua thành phố Hải Dương khoảng 9,2km) và nối ra sông Thái

Bình. Do quá trình phát triển đô thị của Thành phố Hải Dương, chức năng chính của

đoạn sông Sặt qua Thành phố hiện nay là tuyến sông cảnh quan, điều hòa và tiêu thoát nước..., không còn vai trò phục vụ sản xuất nông nghiệp như trước kia.

- Về mùa mưa: Mực nước sông Sặt thường > 2,0m: Mực nước max là 3,0m; Mực nước trung bình từ 2,4m đến 2,8m.

- Về mùa khô: Mực nước max là 2,0m; Mực nước thường xuyên ở sông Sặt là 1,6 m - l,7m.

Nhận xét: Các mực nước max và trung bình của 2 sông Thái Bình, sông Sặt đoạn qua thành phố Hải Dương đều lớn hơn cao độ nền trung bình của thành phố, vì vậy men theo hai bên sông đều phải có hệ thống đê để bảo vệ chống ngập lụt.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014, với tổng diện tích đất trong địa giới hành chính của thành phố là 7176,03 ha. Đất đai là tài nguyên hết sức hạn chế về mặt số lượng song lại có giá trị vô cùng to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với thành phố. Đất đai được phân bổ thích hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau, có những vị trí, khu vực thích hợp với nhiều mục đích sử dụng và đều cho hiệu quả sử dụng cao như ven quốc lộ 5A, trục đường Nguyễn Lương Bằng, Ngô Quyền....

Về đặc điểm đất đai: Đất đai của thành phố được hình thành do sự bồi lắng của các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình nên đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng đạm, lân thấp.

b. Tài nguyên nước

* Các nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt tại thành phố Hải Dương khá phong phú và đa dạng. Trên địa bàn thành phố có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thái Bình và sông Sặt nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thuỷ văn của 2 con sông này. Ngoài ra, thành phố còn có mạng lưới các ao hồ khá dày đặc, được nối với các sông lớn, nhỏ và các kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cungcấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

* Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm của thành phố có trữ lượng khá so với vùng đồng bằng Băc bộ. Nguồn nước ngầm ở Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl-<200mg/1. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40-120 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Nước ở tầng này

có chất lượng trung bình, tổng độ khoáng cao, hàm lượng các ion; Na+:1,64, Cl-:2.19, nước lợ, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất và sinh hoạt.

Ngoài ra, còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250-350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, thành phố Hải Dương hiện chưa khai thác được nguồn nước có độ sâu lớn.

c. Tài nguyên nhân văn

Năm 1804, thành phố Hải Dương được hình thành với tên gọi Thành Đông, trải qua 205 năm xây dựng và phát triển, từ 1 trấn lị nghèo, lạc hậu, thành phố đã chuyển mình trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và là thủ phủ của tỉnh Hải Dương. Thành phố Hải Dương đã tích cực góp sức người, sức của vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều di tích lịch sử, ghi dấu các sự kiện nổi bật của tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng. Xứng đáng với những thành tựu đã đạt được về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội, vừa qua Thành phố Hải Dương đã được Nhà nước công nhận là “Thành phố đô thị loại II” đúng vào ngày kỷ niệm thành phố 30/10/2009. Tóm lại thành phố Hải Dương là mảnh đất văn hiến, có truyền thống yêu nước và giữ nước, người Hải Dương cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Những năm qua, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được thành phố quan tâm, thực hiện. Nhiều chương trình, dự án bảo vệ môi trường, cũng như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ cho trường dân được thực hiện thường xuyên. Song do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây, cùng với sự phát triến của công nghiệp và các khu đô thị làm cho công tác bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại các khu đô thị, khu công nghiệp.

Tại nhiều nơi, nguồn nước mặt, nước thải đã bị ô nhiễm, nhiều thông số vượt quy chuẩn quy định. Tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để

đổ vào mương thoát nước chung vẫn còn khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.

* Môi trường không khí

Hiện tại, môi trường không khí tại các khu dân cư, khu vực đường giao thông và các khu cụm công nghiệp tập trung, nhìn chung còn tốt, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Duy chỉ có bụi TSP, tiếng ồn tại các khu cụm công nghiệp là vượt quy chuẩn cho phép nhưng ở mức độ thấp. Khả năng đồng hóa của môi trường còn cao. Một số khu vực dân cư như khu dân cư Trại Cá, phường Hải Tân, khu dân cư xã Nam Đồng trong những thời điểm nhất định như thời gian tan tầm, hoạt động giao thông nhiều nên có xuất hiện hiện tượng nồng độ TSP và PM10 vượt quy chuẩn cho phép nhưng ở mức độ thấp. Nồng độ bụi TSP tại cụm Công nghiệp phía tây Ngô Quyền, cụm nghiệp Ba Hàng vượt chỉ tiêu tuy nhiên ở mức độ thấp. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các hoạt dộng giao thông trong khu vực, giờ tan tầm của công nhân các khu, cụm công nghiệp.

* Môi trường nước

Nước mặt: hiện nay, chất lượng nước tại các con sông, kênh, ao, hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Nước trên sông Thái Bình bị ô nhiễm bởi chỉ tiêu TSS nhưng ở mức độ thấp, khả năng đồng hóa còn cao. Nước trên sông Sặt bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu như N02-N, NH4+-N, COD, BOD5, với mức độ và tần suất khá cao ho lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư trong thành phố đổ ra lớn. Nước tại các kênh, mương, ao, hồ… trong thành phố đang có dấu hiệu ô nhiễm nhưng ở mức độ nhẹ và có khả năng xử lý được.

Nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn thành phố tồn tại dưới hai dạng chính là nước lỗ hổng và nước khe nứt. Theo đánh giá, nguồn nước này có nguy cơ ô nhiễm sắt, asen, muối, các hợp chất hữu cơ,... nhưng chưa ở mức độ nặng. Nếu được xử lý tốt nguồn nước ngầm vẫn đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thành phố.

* Môi trường tại các khu đô thị, dân cư

Ngoài những khu đô thị mới được xây dựng, phần lớn các khu dân cư mới sáp nhập do điều chỉnh địa giới hành chính vẫn giữa cấu trúc của làng xóm, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng vệ sinh, môi trường và xử lý chất thải dẫn đến nguy cơ ô nhiễm.

Sự di dân từ nông thôn ra thành thị trong quá trình đô thị hóa cũng đang và tiếp tục làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường cho thành phố.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp còn nằm trong các khu dân cư nhưng chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải đủ tiêu chuẩn dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số khu dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 47 - 54)