Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp bằng qsd đất ở, qsh nhà ở và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 66 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp bằng qsd đất ở, qsh nhà ở và

4.3. Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

4.3.1.Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp bằng qsd đất ở, qsh nhà ở và

tài sản khác gắn liền với đất

Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp, bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố Hải Dương được thể hiện ở bảng 4.6

Qua bảng 4.6 cho thấy: Từ năm 2012 đến năm 2016, thành phố Hải Dương đã thực hiện đăng ký 21.539 hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lượng hồ sơ đăng ký thế chấp tăng dần là do thị trường bất động sản biến động mạnh, giá đất tăng cao, số lượng giao dịch lớn, nhu cầu vay vốn để mua đất, kiếm lời nhiều. Các giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng gia tăng. Do vậy, việc thực hiện đăng ký thế chấp, tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cũng tăng theo.

Cũng từ bảng 4.6 cho thấy: Số lượng hồ sơ thực hiện đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các năm của các khu vực có tốc độ tăng cũng khác nhau giữa nội và ngoại thành;

Trong đó: 06 phường nội thị có hoạt động thương mại phát triển nằm trong quy hoạch phát triển đô: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, có lượng đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các năm tương đối ổn định điều đó cho thấy vì các phường này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cơ bản hoàn thiện từ năm 2010 và các hộ hộ sản xuất kinh doanh, địch vụ đã phát triển ổn định về quy

mô, khả năng tài chính đã có tích lũy, các hộ có ý thức cao về công tác đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp bằng QSD đất ở, QSH nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Hồ sơ STT Phường Tổng số 2012 2013 Năm2014 2015 2016 1 P. Việt Hòa 389 41 64 69 103 112 2 X. Tân Hưng 478 91 89 101 95 102 3 P. Thanh Bình 2859 515 486 552 631 675 4 P. Tân Bình 1714 195 305 315 411 488 5 P. Hải Tân 2616 557 495 493 519 552 6 P. cẩm Thượng 888 179 137 172 181 219 7 P. Quang Trung 1155 212 230 218 239 256 8 P. Trần Phú 802 187 160 149 148 158 9 P. Tư Minh 1575 265 303 270 336 401 10 P. Bình Hàn 1539 278 273 287 335 366 11 P. Trần Hưng Đạo 444 98 85 86 86 89 12 P. Ngọc Châu 1627 237 307 306 337 440 13 P. Nhị Châu 413 46 64 100 104 99 14 Xã An Châu 249 47 55 43 52 52 15 P. Nguyễn Trãi 656 132 144 120 130 130 16 P. Lê Thanh Nghị 937 198 206 185 168 180 17 P. Phạm Ngũ Lão 1173 248 244 191 253 237 18 P. Thạch Khôi 764 92 217 154 177 124 19 Xã Nam Đồng 540 108 113 91 116 112 20 P. Ái Quốc 609 105 113 125 134 132 21 Xã Thượng Đạt 112 19 24 21 28 20 Tổng cộng 21539 3850 4114 4048 4583 4944

Đối với 11 phường ngoại thị có có hoạt động thương mại phát triển và bị ảnh hưởng nhiều của quy hoạch phát triển đô thị: Ngọc Châu, Nhị Châu, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Việt Hòa, Tứ Minh, Hải Tân, Thanh Bình, Tân Bình. Ái Quốc, Thạch Khôi. có lượng đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tăng dần qua các năm như phường Việt Hòa năm 2012 là 41 hồ sơ, đến năm 2016 là 112 hồ sơ, tăng gấp 2,7 lần, phường Nhị Châu có lượng đăng ký thế chấp và xóa thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tăng 2,15 lần, phường Tân Bình tăng 2,5 lần điều đó cho thấy các phường này trong những năm gần đây công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được đẩy nhanh và cơ bản hoàn thiện từ năm 2015 và các hộ hộ sản xuất kinh doanh, địch vụ đang trên đà phát triển về quy mô, khả năng tài chính đã có tích lũy còn ít, nhu cầu vay vố cao, các hộ đã tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng và đã có ý thức về công tác đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các xã mới điều chỉnh địa giới hành chính về thành phố có có hoạt động thương mại kém và it bị ảnh hưởng của quy hoạch phát triển đô thị: An Châu, Nam Đồng, Thượng Đạt, Tân Hưng, có đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các năm tương đối ổn định, lượng hồ sơ còn ít như xã Thượng Đạt, năm 2012 chỉ 19 hồ sơ , năm 2016 là 20 hồ sơ điều đó cho thấy vì các phường này công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa được triển khai, đa số các hộ đã có giấy quyền sử dụng đất ở cấp theo Luật Đất đai năm 1993, các hộ hộ sản xuất kinh doanh, địch vụ chưa phát triển về quy mô.

Qua biểu đồ 4.3 cho thấy, số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng có chiều hướng tăng qua từng năm. Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch đến làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố là 3850 hồ sơ, nhưng đến năm 2016 là 4944 hồ sơ, tăng gấp 1,28 lần so với năm 2012. Điều đó cho thấy, các giao dịch thế chấp ngày càng có chiều hướng gia tăng và việc chấp hành pháp luật đăng ký của người dân ngày càng tăng. Có thể nói rằng, đất đai không chỉ là nơi cư trú mà còn là nguồn vốn để đầu tư sản xuất trong xã hội có nền kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, các Văn bản pháp lý của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền thế chấp của người sử

dụng đất. Các văn bản ngày càng rõ ràng hơn, quy định rõ về trình tự thủ tục thực hiện và thời gian giải quyết hồ sơ giúp người sử dụng đất thuận thuận tiện khi thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước.

Hình 4.3. Biểu đồ về tình hình đăng ký thế chấp bằng QSD đất ở, QSH nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 – 2016

Ngoài ra, người sử dụng đất ngày càng quan tâm và mong muốn được cơ quan nhà nước bảo đảm các quyền của họ thông qua việc đăng ký thế chấp, bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hạn chế các rủi ro pháp lý của các hợp đồng giao dịch. Các bên tham gia giao dịch cũng

mong muốn biết được các thông tin liên quan đến thửa đất họ đang thực hiện

giao dịch. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố chính là nơi cung cấp các thông tin nhà đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Vì vậy, việc thực hiện đăng ký các giao dịch thế chấp, bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố ngày càng nhiều. Hơn nữa, các thủ tục đăng ký thế chấp, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ơ và tài sản gắn liền với đất ngày càng đơn giản, thuận tiện, thời gian giải quyết nhanh hơn (từ 5 ngày giảm xuống còn 1 ngày làm việc). Điều này cho thấy, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắnliền với đất ngày càng rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 66 - 70)