Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 57 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiện, kinh tế-xã hội thành phố hải dương

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

* Thuận lợi

- Với điều kiện vị trí và tài nguyên hiện có, thành phố Hải Dương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ giữa thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Có vị trí là trung tâm, đầu mối giao lưu của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối giữa khu vực nội địa và khu vực ven biển Bắc Bộ, là tiềm năng lợi thế phát triển thành trung tâm giao lưu thương mại, trung chuyển thu - phát, phân phối các luồng hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm và luôn được tiếp thu nền văn minh đô thị. Nhân dân trong thành phố cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn kết là động lực để phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua kinh tế của thành phố liên tục phát triển và đạt tốc độ cao.

Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, thương mại. Công nghiệp - dịch vụ, thương mại là ngành kinh tế chủ yếu của thành phố góp phần tích cực tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của toàn xã hội mà cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục hành chính gọn nhẹ nên đã thu hút được nhiều dự án của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh sản xuất.

* Khó khăn

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, dẫn đến mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực, đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của thành phố. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng cải tạo, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt khi tốc đô thị hóa ngày càng cao...dự báo sẽ có những thay đổi tương đối lớn trong việc sử dụng đất, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của thành phố thể hiện ở một số mặt sau:

- Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương, cần tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Theo dự kiến quỹ đất dành cho mục đích xây dựng, mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các khu dịch vụ có quy mô vừa và nhỏ sẽ có tác động đến quỹ đất của thành phố.

- Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa khi đô thị hóa ngày càng cao thì việc phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi như trường học, y tế,...)

sẽ đòi hỏi một quỹ đất nhất định, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các công trình.

- Việc lấy đất dùng vào xây dựng các khu đô thị, nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cuộc sống của người dân là tất yếu cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân cần dành một diện tích đất thỏa đáng để xây dựng thêm các công trình văn hóa- thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh,... Điều này cũng tác động không nhỏ đối với đất đai của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)