Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 54 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiện, kinh tế-xã hội thành phố hải dương

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Là trung tâm kinh tế của cả tỉnh, thành phố Hải Dương có điều kiện huy động nguồn lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2006- 2010 giá trị sản xuất của thành phố tăng bình quân 30,4%/năm, tuy nhiên trong giai đoạn này, việc sát nhập và mở rộng thành phố (năm 2008) đã tác động đặc biệt đến sự tăng trưởng các ngành lĩnh vực, ngành nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 17,1%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 39,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 18,9%/năm.

Giai đoạn 2011-2015, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung của tỉnh và cả nước, tăng trưởng kinh tế thành phố có sự sụt giảm nhưng vẫn đạt mức khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 9,6%/năm giai đoạn 2011-2015, trong đó nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 8%/năm.

Giá trị tăng thêm trên địa bàn cũng đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, trong đó nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,0%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7%/năm.

Bảng 4.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2015

STT Chỉ tiêu 2010 2015

Tăng trưởng BQ

2011 - 2015

(%/năm)

Giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá

2010) 22.691 29.837 9,6

1 Nông nghiệp, thuỷ sản 464 484 1,4

2 Công nghiệp và xây dựng 15.094 20.366 10,5

3 Dịch vụ 7.132 8.988 8,0

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 39,5%/năm, giai đoạn

2012-2015 (theo giá cố định 2010) đạt 10,5%/năm. Tính đến năm 2015, giá trị sản

xuất ngành công nghiệp và xây dựng (giá thực tế) đạt 24.917 tỷ đồng, là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất của thành phố (tới 66,5%).

+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - Công nghiệp

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song công nghiệp vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 16,3% giai đoạn

2012-2015, trong đó một sô ngành có tốc độ tăng trưởng cao như công nghiệp

khai thác tăng 20,3%/năm; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tăng 22,2%/năm; Đan dệt thêu ren tăng 33,2%/năm; Giấy và sản phẩm từ giấy tăng 28,9%/năm; công nghiệp sản xuất sản phẩm phi kim loại và vật liệu xây dựng tăng 18,4%/năm,...

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) đạt 12.010,5 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2010.

Một số ngành có đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố như công nghiệp chế biến nông sản, thực phấm đóng góp 28,4%; Dệt may, da giầy đóng góp 46%; Cơ khí đóng góp 13%; Vật liệu xây dựng đóng góp 2% và các ngành khác đóng góp 10,6%.

Bảng 4.2. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

TT Sản phẩm Đơn vị tính 2012 2013 2014 2015 2016

1 Bánh kẹo Tấn 16,07 18,04 18,94 21,03 22,01

2 Bia các loại 1000 lít 55,53 47,165 49,278 52,06 52,65

3 Quần áo các loại 1000 cái 41,501 49,7 52,88 57,33 59,03

4 Ô tô các loại Chiếc 5,726 7,57 3,855 5,622 5,851

Các khu công nghiệp:

Khu công nghiệp Đại An: Tổng diện tích quy hoạch 593,3 ha, trong đó đất sản xuất công nghiệp khoảng 420 ha. Hiện có 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCN (trong đó có 34 doanh nghiệp FDI và 06 doanh nghiệp trong nước), tỷ lệ lấp đầy đạt 70%.

Khu công nghiệp Việt Hòa - KENMARK: Tổng diện tích quy hoạch 46,4 ha, đang hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện nay khu công nghiệp này đang tạm dừng hoạt động.

Các cụm công nghiệp: Trên địa bàn thành phố Hải Dương hiện có 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 182,8ha, thu hút được khoảng 1.097,9 tỷ đồng vốn đầu tư và tạo việc làm cho 13.893 lao động.

Cụm công nghiệp Cẩm Thượng: Diện tích 72,3 ha, hiện có 38 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 486 tỷ đồng, thu hút 8.759 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Bảng 4.3. Hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

TT Tên cụm công nghiệp Diện

tích

Tỷ lệ

lấp đầy Số doanh nghiệp Số lao động Vốn đầu tư

1 CCN Cẩm Thượng 72,3 100 38 8.759 486,36

2 CCN phía tây đường

Ngô Quyền 19,3 100 24 2.768 188,69

3 CCN Việt Hoà 44,8 100 14 1.579 305,43

4 CCN Ba Hàng 46,2 67,5 11 787 117,45

Tổng 182,7 91,8 87 13.893 1.097,9

Nguồn: UBND thành phố Hải Dương (2016)

Cụm công nghiệp phía Tây đường Ngô Quyền: Diện tích 19,4 ha, hiện có 24 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 188 tỷ đồng, thu hút 2.768 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Cụm công nghiệp Việt Hòa: diện tích 44,9 ha, hiện có 14 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 305 tỷ đồng, thu hút 1.579 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Cụm công nghiệp Ba Hàng: diện tích 46,2 ha, hiện có 11 doanh nghiệp đang hoạt động vói tổng vốn đầu tư trên 117 tỷ đồng, thu hút 787 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 67,6%.

4.1.2.3. Đặc điểm dân số lao động và việc làm

* Dân số

Năm 2016 thành phố Hải Dương có 214.055 người trong đó dân số khu vực thành thị có 171.439 người, dân số khu vực nông thôn có 42.616 người, mật độ dân số 2.996 người/km2. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở các phường trung tâm như: Trần Phú, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi....

* Lao động và việc làm

Những năm gần đây, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại của thành phố phát triển với tốc độ nhanh. Hiện thành phố có 3 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 900 ha và gần 200 dự án, trong đó có nhiều dự án lớn nên thu hút khá đông lực lượng lao động từ các vùng xung quanh. Với tổng số lao động 83.970 người, trong đó lao động phi nông nghiệp có 72.193 người, lao động nông nghiệp có 11.777 người, lực lượng lao động không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng, số lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm, vì vậy hàng năm số lao động được giải quyết việc làm bình quân là 6.284 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 54 - 57)