Công tác đăng ký biến động về đất đai của thành phố hải dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.3.Công tác đăng ký biến động về đất đai của thành phố hải dương

4.2. Tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng và công tác đăng ký biến động

4.2.3.Công tác đăng ký biến động về đất đai của thành phố hải dương

Khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, đã cho phép người sử dụng đất được thực hiện quyền sử dụng thời cũng tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của đại đa số dân khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất kinh doanh; tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất chủ động đầu tư, năng động hơn trong sử dụng đất, đồng thời cũng tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Sau khi UBND thành phố Hải Dương ban hành Quyết định số: 142/QĐ-

UB ngày 29/01/2007 về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, là đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chức năng dịch vụ hành chính công, giúp phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở như: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, thực hiện nghĩa vụ tài chính…. thì việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện các quyền của người sử dụng đất đã được quản lý.

Tổng hợp số liệu hồ sơ đăng ký biến động trong một số lĩnh vực về đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hải Dương từ năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện trong bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 cho thấy: Từ năm 2012 đến năm 2016, thành phố Hải Dương đã tiếp nhận và xử lý giải quyết 65.133 hồ sơ đăng ký thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trong một số lĩnh vực như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kết, thế chấp, xóa đăng ký thế chấpQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong đó, số lượng hồ sơ giao dịch đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước là cao nhất, đạt 21.539 hồ sơ, chiếm 33,07% tổng số hồ sơ đăng ký biến động. Số lượng hồ sơ giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng có chiều hướng tăng qua từng năm. Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch đến làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố là 3.680 hồ sơ, nhưng đến năm 2016 là 4.869 hồ sơ, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2012. Điều đó cho thấy, các giao dịch thế chấp QSD đất ngày càng có chiều hướng ra tăng và việc chấp hành pháp luật đăng ký thực hiện quyền theo quy định của người dân ngày càng tăng. Có thể nói rằng, đất đai không chỉ là nơi cư trú mà còn là nguồn vốn để đầu tư sản xuất trong xã hội có nền kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, các Văn bản pháp

lý của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh của người sử dụng đất. Các văn bản ngày càng rõ ràng hơn, quy định rõ về trình tự thủ tục thực hiện và thời gian giải quyết hồ sơ giúp người sử dụng đất thuận tiện khi thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước.

Bảng 4.5.Kết quả tiếp nhận và giải quyết một số thủ tụchành chính về đất

đai giai đoạn 2012 – 2016 tại thành phố Hải Dương

STT Tên thủ tục Tổng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1

Đăng ký biến động về chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

19.714 1.822 3.182 7.167 5.371 2.172

2

Đăng ký biến động về tặng cho

QSD đất,QSH nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất

5.185 278 521 1.121 1.200 2.065

3

Đăng ký biến động về thừa kế QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 353 41 60 84 60 108 4 Đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 21.539 3.680 4.178 4.239 4.573 4.869 5 Xóa đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 18.342 3.447 3.440 3.254 3.920 4.281 Tổng 65.133 9.268 11.381 15.865 15.124 13.495

Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ TP. Hải Dương (2016)

Về hồ sơ giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước là 19.714 hồ sơ, chiếm 30,27% tổng số hồ sơ đăng ký biến động. Năm 2013, là năm có số lượng hồ sơ giao dịch chuyển nhượng cao nhất, đạt 7.167 hồ sơ, chiếm 36,35% tổng số hồ sơ chuyển nhượng trong cả giai đoạn từ năm 2012 - 2016; do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại thành phố Hải Dương, nhu cầu nhà ở ngày các tăng cao theo tiến trình phát triển đô thị củathành phố, đặc biệt số lượng giao dịch của một thửa đất diễn ra nhiều lần do đó số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng tăng nhanh trong năm 2014. Cuối năm 2015, 2016 số hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có chiều hướng giảm dần. Năm 2016 số hồ sơ đăng ký chuyển nhượng là 2.172 hồ sơ là do khủng

hoảng nền kinh tế trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các nhà đầu tư, các ngân hàng thắt chặt tài chính, giảm mức cho vay, lãi suất tăng cao. Ngoài ra, sự giảm sút của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến các giao dịch chuyển nhượng tại thành phố Hải Dương năm 2016.

Giai đoạn 2012 – 2016, toàn thành phố Hải Dương đã tiếp nhận và giải quyết 5.185 hồ sơ thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đăng ký biến động theo quy định. Riêng năm 2016, số hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký tại Văn phòng Đăng ký QSD đất là 2.065 hồ sơ, tăng 7,4 lần so với năm 2012 và các năm sau đều tăng hơn năm trước. Nhận thức về quyền sử dụng đất của người dân đã tăng lên, đặc biệt là nhận thức về quyền tặng cho quyền sử dụng đất trong gia đình từ bố mẹ cho các con, anh chị em ruột cho nhau quyền sử dụng đất.

Từ số liệu trên cho thấy: toàn thành phố có 353 hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký theo quy định. Số hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn thấp so với thực tiễn. Song, số lượng hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012 chỉ có là 41 hồ sơ, đến năm 2016 là 108 hồ sơ; qua đây cho thấy, người dân ngày càng am hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.

Số lượng hồ sơ xóa đăng ký thế chấp ngày càng có chiều hướng tăng qua từng năm. Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch đến làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố là 3447 hồ sơ, nhưng đến năm 2016 tăng lênlà 4281 hồ sơ, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng khả năng trả nợ ngân hàng của người sử dụng đất là cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố hải dương (Trang 63 - 65)