Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40)

Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy:

Pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định đối với lĩnh vực đăng ký, quản lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Trình tự, thủ tục để thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh đã được cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người đi vay và người cho vay. Việc thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để vay vốn tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, việc đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn còn một số hạn chế đó là các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định rải rác tại nhiều văn bản dẫn đến việc tra cứu, áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm.

Việc xác định trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với một số loại tài sản còn được quy định ở nhiều luật chuyên ngành như: Luật đất đai, Bộ luật dân sự 2005, hay văn bản hướng dẫn việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với căn hộ chung cư hình thành trong tương lai của Bộ Tư pháp…Vì được quy định ở nhiều văn bản pháp luật nên việc giải thích pháp luật, xác định thẩm quyền, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trong nhiều trường hợp còn chưa

thống nhất, chưa tách bạch và thể hiện rõ thẩm quyền thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các loại tài sản.

Một bất cập khác nữa chính là việc phân chia nhiều cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cũng dẫn đến tình trạng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại nhiều địa phương không thống nhất. Thực tế, cùng một loại tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, mỗi nơi có sự hướng dẫn khác nhau về hồ sơ, giấy tờ thủ tục chưa đúng với quy định. Trong một số trường hợp, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm chưa tuân thủ đúng quy định, một số cơ quan lại quy định một cách cứng nhắc là chỉ nhận hồ sơ vào một số ngày nhất định trong tuần, gây khó khăn cho người đi đăng ký.

Nhà nước đang rất tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính, việc xây dựng, hoàn thiện theo hướng đơn giản thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn hạn chế;

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện thường xuyên;

Đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực hiện Đăng ký giao dịch bảo đảm còn quá mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các hoạt động giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2012-2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (của hộ gia đình, cá nhân) trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Ứng Hòa

- Tình hình quản lý đất ở huyện Ứng Hòa.

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Ứng Hòa.

3.4.3. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa

Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa

Đánh giá chung về công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa.

3.4.4. Đánh giá thực trạng giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các xã nghiên cứu

- Đặc điểm chung các xã, thị trấn nghiên cứu

- Tình hình thực hiện giao dịch thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Tình hình thực hiện các giao dịch cầm cố tài sản là nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Tình hình thực hiện các giao dịch đặt cọc để chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện các giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu

3.4.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tình hình quản lý và sử dụng đất. Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội theo báo cáo của huyện Ứng Hòa và các phòng ban chuyên môn của huyện.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

Số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra các hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa bằng phiếu điều tra in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm các thông tin về mục đích vay; mức tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; các thông tin khác về cầm cố, đặt cọc. Tác giả tiến hành điều tra với tổng số phiếu điều tra 120 tại 3 xã, thị trấn điểm nghiên cứu (số lượng 40 phiếu/xã, thị trấn để đảm bảo số liệu nghiên cứu phản ánh được mục đích nghiên cứu ở các điểm nghiên cứu). Cách tiến hành điều tra dựa trên phiếu hẹn trả kết quả được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa cung cấp tác giả tiến hành phỏng vấn khi người dân đến nhận kết quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục)

- Điều tra ngẫu nhiên 30 cán bộ ngân hàng làm công tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảo tại Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa thay cho người vay tiền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được hỏi làm việc tại 03 ngân hàng có nhiều nhất

số người dân đến vay tiền (mỗi ngân hàng điều tra 10 cán bộ tín dụng). Các tiêu chí điều tra gồm mức tiền ngân hàng cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà); căn cứ cho vay; sự đơn giản, phức tạp của thủ đăng ký thế chấp; và nên hay không nên đăng ký thế chấp tại tại Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa. (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục).

3.5.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 28 xã và 01 thị trấn. Căn cứ vào các đặc điểm về kinh tế - xã hội (tốc độ phát triển kinh tế, mật độ dân số, hiện trạng hệ thống giao thông, công tác giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, …) hiện nay trên địa bàn huyện Ứng Hòa tác giả lựa chọn 3 xã, thị trấn điểm trên trục đường 21B để đánh giá việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, bao gồm:

+ Thị trấn Vân Đình: Là khu vực trung tâm hành chính sự nghiệp, nơi có mật độ dân số đông, vị trí thuận lợi về giao thông với cả đường bộ và đường thủy. Địa phận Thị trấn trải dài trên Quốc lộ 21B, tuyến đường nối Vân Đình với trung tâm Hà Nội và các huyện khác như: Thanh Oai, Mỹ Đức rồi xuống Hà Nam, vào Hòa Bình.

+ Xã Hòa Nam: Giáp với sông Đáy và quốc lộ 21B, Nằm cách trung tâm huyện 6 km về phía nam. Phía bắc giáp xã Hòa Xá và Vạn Thái; phía nam giáp xã Hòa Phú; phía Đông giáp xã Hòa Lâm và phía tây giáp sông Đáy, bên kia bờ là thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức).

+ Xã Trường Thịnh: Là xã có Quốc lộ 21B và Tỉnh lộ 429B chạy qua. Xã lại nằm giữa những điểm giao thông quan trọng là Cầu Lão (ngã 3 đường 21B và đường 429B), Vân Đình (huyện lỵ) và Ba Thá (ngã 3 sông Đáy, sông Bùi).

- Lựa chọn 3 ngân hàng (Ngân hàng AGRIBANK, Ngân hàng chính sách huyện Ứng Hòa, Quý tín dụng nhân dân Hòa Nam) trên địa bàn huyện Ứng Hòa để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

3.5.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu tài liệu

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng trong quá trình thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, ghi chép, thống kê, so sánh và đánh giá kết quả đã đạt được, để làm rõ kết quả trong việc thực hiện giao dịch bảo đảm.

Các số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 3 xã, thị trấn điều tra tiến hành phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện, để xác định mức độ thực hiện giao dịch đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ỨNG HÒA 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên của năm 2016 là 18.818,08 ha, huyện có đường ranh giới giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai; - Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;

- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam); - Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.

Toàn huyện có 28 xã và 01 thị trấn, Ứng Hoà có vị trí thuận lợi là nằm trên đường Quốc lộ 21B, cách quận Hà Đông 30 km về phía Bắc và giáp khu du lịch Chùa Hương về phía Nam. Huyện có đường Tỉnh lộ 428, đường Tỉnh lộ 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Ứng Hòa thuộc vùng Đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ +1,5 mét, cao nhất khoảng +4,0 mét, thấp nhất khoảng +0,6 mét, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình phù hợp trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản và trồng các cây vụ đông.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Ứng Hòa mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Ứng Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa Xuân ấm áp, mùa Hè nóng, mùa Thu mát mẻ và mùa Đông lạnh.

Lượng mưa nhiều nhất trong 8 năm trở lại đây là khoảng 2.138 mm, lượng mưa ít nhất khoảng 1.510,3 mm. Trung bình 8 năm trở lại đây là 1.760,925mm.

Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2006 - 2013) dao động trong khoảng từ 230C đến 24,60C. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 và tháng 2. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6 năm 2010 (30,60C), thấp nhất là vào tháng 1 năm 2011 (12,70C).

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 3 con sông lớn chảy qua là sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đào. Tuy nhiên, nguồn nước từ sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, bắt đầu có tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân ven sông.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Ứng Hoà khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính:

- Đất phù sa được bồi (Pb);

- Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ (P); - Đất phù sa glây (Pg);

- Đất phù sa úng nước (P).

Nhìn chung, thổ nhưỡng Ứng Hòa thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nước mặt: Có 3 con sông chảy qua huyện: Sông Đáy chảy qua phía Tây Nam dài 31 km; Sông Nhuệ chảy qua phía Đông Nam dài 11 km; Sông Đào Vân Đình chảy từ Thanh Oai đến trung tâm huyện dài 6 km. Mặt khác huyện Ứng Hòa thuộc vùng trũng nên có nhiều ao hồ

* Nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu đầy đủ về trữ lượng nước ngầm nhưng theo khảo sát sơ bộ thì nước ngầm có trữ lượng lớn, chỉ cần khoan sâu 15 đến 20 m là có nước dùng cho dân sinh hoạt.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Ứng Hoà mang đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời do vậy trong huyện có tới 131 điểm di tích lịch sử văn hoá công nhận. Một số di tích đáng chú ý là: đình Hoàng Xá - di tích lịch sử thời Lê, bảo tàng chiếc gậy Trường Sơn, bảo tàng khu Cháy - quê hương vùng an toàn khu xứ uỷ Bắc Kỳ… Ngoài ra, còn có một số làng nghề truyền thống: làng dệt vải màn xã Hoà Xá, làng mây tre đan ở xã Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)